Tổng quan vấn đề đạo đức của Vinamilk

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố về đạo đức xã hội của công ty cổ phần sữa vinamilk (Trang 25 - 27)

3.1.2.a.Những vấn đề đã được giải quyết

Vinamilk là một trong những công ty đi đầu về việc chú trọng thực hiện xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là đạo đức trong kinh doanh. Những điều này được thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử đã được công bố của doanh nghiệp. Vinamilk luôn tâm niệm nếu xây dựng niềm tin đã khó, giữ vững niềm tin còn là một hành trình khó khăn hơn. Vì vậy, công ty luôn đặt đạo đức kinh doanh, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Song song đó, Vinamilk áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới để vận hành công ty phát triển một cách bền vững, khẳng định vị thế là thương hiệu quốc gia để xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng.

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam: Được thành lập năm 2008, đồng hành cùng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam với mục tiêu để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam là chương trình đầy tâm huyết của Vinamilk suốt 14 năm qua, mang hơn 38,7 triệu ly sữa (tương đương 175,5 tỷ đồng) đến cho 479.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trên cả nước.

Chương trình Sữa học đường được Vinamilk tiên phong thực hiện từ năm học 2006-2007, đến nay đã có hơn 3,3 triệu học sinh mầm non, tiểu học được hưởng lợi. Ngoài hiệu quả trực tiếp giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của học sinh độ tuổi học đường thông qua việc uống sữa

tại trường, chương trình Sữa học đường còn thúc đẩy các thói quen dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em, cung cấp các kiến thức dinh dưỡng cho giáo viên và phụ huynh.

Năm 2021, Vinamilk đã thực sự để lại các dấu ấn đẹp hướng về cộng đồng tại cột mốc 45 năm hình thành và phát triển. Không chỉ khẳng định sự phát triển công ty ở tầm thế giới, Vinamilk ngày càng cho thấy những dấu ấn tích cực của mình trong việc đến các giá trị cho cộng đồng, cho một cuộc sống tốt đẹp và bền vững hơn. Giải thưởng CSR Toàn cầu 2021 lần thứ 13 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 16/11 đã vinh danh các doanh nghiệp có những hoạt động mang đến giá trị cho cộng đồng trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu. Từ hơn 350 bài dự thi của 100 doanh nghiệp trên thế giới, trải qua nhiều vòng đánh giá, Ban tổ chức đã trao 50 giải thưởng trong 16 hạng mục chính.

Trong đó, Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam nổi bật đã được vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng lớn gồm: Doanh nghiệp có chương trình cộng đồng tốt nhất (Best Community Programme Award) và Doanh nghiệp có sản phẩm vì cộng đồng xuất sắc nhất (Product Excellence Award) với thứ hạng cao nhất - Bạch Kim (Platinum). Các chương trình cộng đồng hướng đến trẻ em của Vinamilk đã được đánh giá cao bởi các giải thưởng quốc tế bởi luôn được đặt trong trọng tâm của chiến lược phát triển bền vững, kết nối chặt chẽ các nguồn lực xã hội và tạo ra tác động thực sự đến sự phát triển của trẻ em - thế hệ tương lai.

3.1.2.b.Bê bối ngành sữa ảnh hưởng đến Vinamilk trong vấn đề đạo đức

Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong ngành thực phẩm. Năm 2008 đã xảy ra một vụ bê bối gây chấn động cả thế giới, đó là vụ bê bối sữa nhiễm độc ở Trung Quốc, trong đó sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine. Vụ bê bối này đã ảnh hưởng đến nhiều nước khác bởi các sản phẩm chứa sữa nhiễm bẩn nhập từ Trung Quốc. Đến ngày 22 tháng 9, người ta đã thống kê được gần 53.000 trẻ em đã bị bệnh, hơn 12.800 trẻ phải nằm viện, và 4 trẻ bị chết, với nguyên nhân là sỏi thận và suy thận. Chất hóa học đã được trộn vào sữa để làm cho sữa có vẻ có độ đạm cao hơn. Cũng chất hóa học này đã có liên quan đến chuỗi các vụ thu hồi thức ăn cho thú cảnh vào năm 2007. Trong một vụ khác, sữa chất lượng kém đã gây ra cái chết do suy dinh dưỡng của 13 trẻ sơ sinh tại Trung Quốc năm 2004. Vụ việc sữa nhiễm độc melamine này đã khiến người tiêu dùng trên toàn thế giới mất niềm tin vào sự đảm bảo chất lượng của các sản phẩm sữa, trên thị trường Việt Nam nói riêng, người tiêu dùng cũng đặt ra dấu hỏi về mức độ tin cậy của các sản phẩm sữa trên thị trường. Đây thực sự là một cú sốc lớn trong ngành sản xuất sữa, đặt ra một bài học lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa trong đó có Vinamilk về đạo đức kinh doanh : phải đem tới cho người tiêu dùng sản phẩm sữa có chất lượng tốt, gắn lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp. Vụ bê bối này đã thực sự tác động tiêu cực tới sức mua của người tiêu dùng với các sản phẩm sữa, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước.

Trong 2008, Vinamilk đã gặp phải rủi ro về chất lượng sản phẩm ( rủi ro chất lượng sản phẩm là một rủi ro thường trực ) và gặp phải những thông tin không tích cực về các sản phẩm sữa như vụ bê bối nói trên.Tuy nhiên Vinamilk đã khẳng định: việc sữa nhiễm khuẩn không thuộc khâu sản xuất mà là do lỗi của khâu bảo quản và vận chuyển phân phối, bao bì bị hở mí ghép

và vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào. Vinamilk còn đưa ra khuyến cáo:”Sản phẩm sữa đòi hỏi cả người tiêu dùng và người bán phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng, mát tránh để chuột gián côn trùng cắn rách bao vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sữa.”

Đứng trước khó khăn khi người tiêu dùng mất niềm tin vào chất lượng của sản phẩm sữa, Vinamilk vẫn vững vàng, kiên định với mục tiêu đem lại sản phẩm sữa chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

3.1.2.c.Khó khăn của Vinamilk

Năm 2008, vụ bê bối lớn trong ngành sữa đã gây chấn động thị trường này. Sự tin tưởng của khách hàng sụt giảm trầm trọng. trong hoàn cảnh đó, Vinamilk vẫn vững vàng, kiên định với mục tiêu đem lại sản phẩm sữa chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng . nhờ đó, khách hàng vẫn trung thành tin dùng các sản phẩm chất lượng của công ty.

Năm 2009, khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các loại hình kinh doanh trên thị trường trong đó có ngành sữa. Nguồn cung ứng sữa cho sản xuất từ nông dân giảm khiến Vinamilk gặp khó khăn trong sản xuất. để cải thiện tình hình, Vinamilk đã cam kết giá hỗ trợ cho nông dân từ đó nguồn cung ứng sữa được đảm bảo liên tục, hoạt động sản xuất của công ty không bị ngưng trệ. Trong năm này, Vinamilk nằm trong số ít các doanh nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng. từ sự việc này cho thấy, đạo đức kinh doanh của Vinamilk đã giúp cho Vinamilk tạo ra lợi nhuận không nhỏ. Những hộ nông dân cung cấp sữa nguyên chất là những đối tác cực kỳ quan trọng của Vinamilk. Họ quyết định đến sản lượng sữa thành phẩm mà Vinamilk sẽ cung ứng ra thị trường. nếu không có đạo đức kinh doanh, họ sẽ sẵn sàng quay mặt mà không cung cấp sữa nguyên liệu cho công ty. Vì vậy, làm hài lòng và lấy được sự trung thành từ họ là điều rất rất quan trọng. họ sẽ vui vẻ cung cấp sữa nguyên liệu lâu dài cho một công ty có đạo đức kinh doanh chứ không hợp tác với những công ty vì lợi nhuận mà chèn ép họ giá nguyên liệu đầu vào. Vinamilk muốn phát triển thì phải đầu tư để nông dân phát triển trước. Vinamilk đã thành công trong việc vận dụng triệt để đạo đức trong kinh doanh để biến khó khăn thành sức mạnh, để từ đó tạo sự phát triển vững mạnh của công ty, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố về đạo đức xã hội của công ty cổ phần sữa vinamilk (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)