Kinh nghiệm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 34)

b. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.4 Kinh nghiệm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số nước

số nước

1.4.1 Kinh nghiệm tại Mỹ và các nước thành viên Liên minh Châu Âu

Một trong các nguyên nhân làm ngân hàng do dự khi cho vay đối với các DNNVV là việc họ không thể đánh giá hết các rủi ro bởi thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy. Các thông tin càng đầy đủ thì chi phí tiếp cận vốn càng thấp. Do vậy nhóm công tác liên chính phủ (ISAR- Intergovermental Working Group of Experts on International Standards of Accounting and Reporting) đã xác định ra các đặc thù đối với một hệ thống kế toán của các DNNVV: dễ sử dụng, linh hoạt, biểu mẫu chuẩn chung và nhất quán theo các phương thức kế toán đang được áp dụng rộng rãi.

Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro vì thiếu thông tin về các DNNVV và giảm chi phí cho vay, các ngân hàng trong khối này đã áp dụng các giải pháp sau để phục vụ tốt hơn các DNNVV:

- Sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng; - Sử dụng thông tin do bên ngoài cung cấp; - Đánh giá rủi ro đối với chủ DNNVV;

- Xây dựng hệ thống chi phí và giá trên cơ sở mức độ rủi ro; - Chia sẻ rủi ro với bên thứ ba;

- Thiết lập các bộ phận chuyên hỗ trợ cho các nhóm doanh nghiệp có độ rủi ro cao, đặc biệt là các DNNVV mới thành lập;

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại;

- Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp và đơn giản hóa thủ tục cho vay; - Phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của DNNVV;

- Cải tiến việc cung cấp các dịch vụ cho các DNNVV thông qua đào tạo các nhân viên ngân hàng và phân khúc các nhóm khách hàng;

- Hợp tác với các tổ chức của DNNVV và các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh để giảm rủi ro và chi phí cũng như tích hợp các dịch vụ tài chính và phi tài chính.

1.4.2 Kinh nghiệm tại Đài Loan

Ngân hàng Hợp tác Đài Loan (TCB) trong một thời gian dài đã cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính cho DNNVV Đài Loan, bao gồm cho vay và tư vấn tài chính. Những doanh nghiệp được Ngân hàng Hợp tác Đài Loan hỗ trợ, cùng với nỗ lực của bản thân họ đã có khả năng cạnh tranh vững mạnh ở thị trường trong nước và nước ngoài. Sau khi sáp nhập với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ngày 01/05/2006, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan là ngân hàng thương mại lớn nhất tại Đài Loan, và lớn thứ 8 tại Châu Á.

Với các yếu tố quan trọng như mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, củng cố kênh dịch vụ và tạo qui mô kinh tế, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan không chỉ giúp tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của mình mà còn tăng cường dịch vụ cho DNNVV thông qua các biện pháp sau:

- Cải thiện các báo cáo tài chính của DNNVV và tăng độ minh bạch đối với các thông tin tài chính;

- Bổ sung kiến thức tài chính và khả năng lập kế hoạch tài chính cho chủ DNNVV và nhân viên kế toán;

- Giúp DNNVV hiểu được các qui trình và tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng. Ngoài việc duy trì uy tín về kết quả hoạt động và hồ sơ tín dụng cũng như chuẩn bị các kế hoạch tài chính và kế hoạch trả nợ phù hợp, việc phải làm trong tương lai đối với các DNNVV là tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược một cách năng động và hệ thống chứ không phản ứng một cách thụ động, nhằm tăng cường khả năng lập kế hoạch tài chính để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Nhằm khuyến khích việc thiết lập quan hệ dài hạn giữa các ngân hàng và DNNVV, Đài Loan đã khởi xướng một dự án đặc biệt vào ngày 01/07/2005 với tiêu

ngân hàng trong nước giải ngân số vốn vay 6,24 tỷ USD cho DNNVV từ tháng 06/2005 đến tháng 06/2006. Kết quả hoạt động của từng ngân hàng sẽ được đánh giá làm cơ sở để đưa ra những phần thưởng tương ứng cho các ngân hàng. Dự án này sẽ được triển khai trong 3 năm, trong đó thực tiễn và nội dung hoạt động sẽ được xây dựng và rà soát lại trên cơ sở hàng năm.

Ngoài việc củng cố hoạt động kinh doanh thông qua các khoản cho vay doanh nghiệp lớn và bảo hiểm, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan còn nhận nhiệm vụ dành riêng một phần vốn của mình để thúc đẩy DNNVV phát triển, thông qua các quỹ như Quỹ phát triển DNNVV…

Đối với những DNNVV có tiềm năng nhưng thiếu tài sản đảm bảo Ngân hàng Hợp tác Đài Loan giúp họ có thể được bảo lãnh từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV để giúp họ có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.

Nhằm hỗ trợ DNNVV phản ứng với môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan đã giới thiệu một sản phẩm tài chính mới – Những

khoản cho vay có giá trị nhỏ cho DNNVV- theo đó đơn xin vay và qui trình đánh giá

được đơn giản hóa. Sản phẩm mới này được thiết kế nhằm giúp DNNVV dễ tiếp cận vốn vay nhờ đó có thể mở rộng diện khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Về thủ tục và qui trình cho vay:

- Đơn xin vay và qui trình đánh giá được đơn giản hóa.Các món vay có thể được giải ngân trong vòng 3 ngày kể từ khi nộp tất cả các giấy tờ được yêu cầu.

- Sử dụng hệ thống tính điểm để đánh giá uy tín của khách hàng bằng việc xem xét các nhân tố bao gồm khoảng thời gian kể từ khi thành lập, hồ sơ tín dụng, năng lực của đơn vị bảo lãnh, và hồ sơ giới thiệu về doanh nghiệp để xác định giá trị của khoản vay có thể cấp cho khách hàng với cách thức tương tự như sản phẩm ngân hàng tiêu dùng.

- Phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV để một mặt giải quyết tình trạng thiếu tài sản đảm bảo của người xin vay vốn, và mặt khác là phân tán rủi ro tín dụng.

Trong trường hợp quá hạn, chủ DNNVV có khả năng trả nợ dưới hình thức trả góp.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Gia Lai

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm đúc kết cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai như sau: Thứ nhất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. Thực tế quy trình thủ tục cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai còn khá phức tạp gây tâm lý e ngại cho khách hàng khi tiếp cận vay vốn. Do đó, đơn giản hóa thủ tục vay vốn là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Hiện nay, các quy trình tinh gọn nghiệp vụ cho vay đang được áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai, sự đổi mới này được hi vọng sẽ đem lại kết quả tích cực đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro. Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng và nền kinh tế, do đó, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập và có ngành nghề hoạt động đặc thù là hết sức cần thiết. Việc thành lập một bộ phận hỗ trợ chuyên tư vấn và thực hiện cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp hạn chế đến mức tối đa nguy cơ xảy ra rủi ro trong quá trình cho vay bởi những nguyên nhân chủ quan như sự thiếu hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp hay do trình độ còn yếu kém của đội ngũ cán bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Để tạo cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo của bài luận văn, do đó nội dung của Chương 1 đã trình bày tổng quan về DNNVV, những đóng góp của các DNNVV đối với nền kinh tế Việt Nam và nêu lên được những điểm yếu của DNNVV làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã

nêu lên một số lý luận chung về cho vay, cho vay ngắn hạn đối với DNNVV và cho vay vốn lưu động ngắn hạn đối với DNNVV, đưa ra bộ chỉ tiêu đánh giá về qui mô và chất lượng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn lưu động ngắn hạn đối với DNNVV, kinh nghiệm của các ngân hàng tại một số quốc gia khác làm cơ sở tham khảo cho Việt Nam trong việc mở rộng cho vay vốn lưu động ngắn hạn ngân hàng đối với DNNVV.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai và tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn tỉnh Gia Lai

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai (VietinBank Gia Lai) là chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 12/02/1999 do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ký, chi nhánh hoạt động kinh doanh tổng hợp trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tại địa bàn tỉnh Gia Lai.

Sau hơn 15 năm hoạt động kinh doanh, Chi nhánh không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động. Hiện nay, VietinBank Gia Lai đã phát triển được 11 phòng giao dịch loại 1, gồm: Phòng giao dịch An Khê, Phòng giao dịch Pleiku, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Đăk Đoa, Phòng giao dịch Chư Sê, Phòng giao dịch Phù Đổng, Phòng giao dịch Biển Hồ, Phòng giao dịch Đức Cơ, Phòng giao dịch Ia Grai, Phòng giao dịch Chưpưh và Phòng giao dịch Chư Prông với 184 cán bộ công nhân viên, đa số đều đã có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học, có kinh nghiệm trong công tác. Các Phòng giao dịch đều được đặt ở những khu vực trung tâm của thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư với cơ sở vật chất khang trang thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng.

Hiện nay, VietinBank Gia Lai đang từng bước hoàn thiện và phát triển với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong cơ chế thị trường, sự ra đời của các đơn vị kinh tế ngày càng nhiều, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ của các đơn vị này ngày càng tăng. Dựa trên định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược

của VietinBank Gia Lai không ngừng tăng cao nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Song song với đó, mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả đươc đặt lên hàng đầu, mục tiêu cuối cùng là để mang lại lợi nhuận cao nhất, đảm bảo thu hồi được vốn vay, tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng nên đòi hỏi Chi nhánh luôn phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay để dần đứng vững và phát triển trong môi trường hoạt động phức tạp cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác.

Cơ cấu tổ chức:

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức VietinBank Gia Lai

Nguồn: Phòng Tổng hợpVietinBank Gia Lai

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017

Một số kết quả kinh doanh đạt được của Chi nhánh 2013 – 2017 như sau:

* Công tác nguồn vốn: GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KHO QUỸ PHÒNG KHDN LỚN PHÒNG KHDN VVN PHÒNG BÁN LẺ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH CHÍNH 11 PGD LOẠI 1 PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Bảng 2. Số liệu huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tiền gửi KHDNL 1,130,000 520,000 309,000 182,000 258,000 Tiền gửi KHDNVVN 355,000 294,000 326,000 315,000 305,000 Tiền gửi KHCN 955,000 1,297,000 1,431,000 1,545,000 2,025,000 Tiền gửi ATM 45,500 57,000 68,000 71,000 75,000 Tiền gửi khác 327,230 278,000 1,048,000 821,400 541,400

Tổng 2,812,730 2,446,000 3,182,000 2,934,400 3,204,400

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai các năm 2013- 2017

Sự thành lập của nhiều ngân hàng cũng như mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng ít nhiều đã có tác động đến tình hình hoạt động của VietinBank Gia Lai. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường huy động vốn VietinBank Gia Lai cũng phải chạy đua để giữ chân khách hàng bằng các biện pháp hữu hiệu như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi… VietinBank Gia Lai đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tốt. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng trưởng qua các năm, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2017 đạt: 3,204,000 triệu đồng, tăng 270,000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 9.2% so với năm 2016. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 – 2017 mảng khách hàng cá nhân có mức tăng trưởng ổn định và tăng đều qua các năm. VietinBank Gia Lai đã có định hướng đúng đắn khi tăng tiếp cận và tiếp thị ở thị trường cá nhân trên địa bàn vì số dư huy động vốn cá nhân có tính chất ổn định cao và dễ tiếp cận hơn so với thị trường huy động vốn doanh nghiệp.

Đạt được tốc độ tăng trưởng trên là sự nỗ lực rất lớn của tập thể ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ chi nhánh trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như sản phẩm tiết kiệm tích lũy, cải tiến sản phẩm tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiết kiệm đa năng, tiền gửi đầu tư linh hoạt, chứng chỉ tiền gửi… cũng như Chi nhánh đã triển khai các biện pháp tích lũy trong việc tiếp thị, chăm sóc khách hàng, thu hút nhiều khoản tiền gửi thanh toán đối với các đơn vị có nguồn thu lớn như các đơn vị bộ đội, các công ty cao su, các đơn vị sự nghiệp có thu như Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Kho bạc Nhà nước …

* Hoạt động tín dụng:

Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn hoạt động tín dụng tại VietinBank Gia Lai đã được mở rộng và không ngừng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Cơ cấu cho vay đã chuyển dần theo hướng cho vay khách hàng cá nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. Đây là cơ cấu vốn hợp lý mà các NHTM đang hướng tới.

Bảng 3: Dư nợ của Chi nhánh theo cơ cấu thời gian vay

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai các năm 2013- 2017

bảo đảm bằng tài sản ở mức thấp. Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)