Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 86)

a. Định hướng của Vietinbank

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách thông suốt, nhanh chóng, chính xác hơn nữa đảm bảo hiệu quả thông tin tín dụng và chất lượng nguồn dữ liệu, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao. Thông tin tín dụng đưa ra cần phong phú hơn theo hướng: cung cấp đánh giá xếp loại doanh nghiệp theo nhiều tiêu chí khác nhau: Quy mô, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ..; Ngoài ra, NHNN cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. NHNN cần nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát các Ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng trong đó có cả hoạt động cho vay DNNVV, để tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cần xử lý nghiêm các sai phạm được phát hiện, đồng thời chủ động phối hợp đồng bộ với các cơ quan, ban ngành có liên quan để có sự hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao chất lượng cho vay vốn lưu động ngắn hạn DNNVV, thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan

Tiếp tục đổi mới các thủ tục hành chính khác: Theo hướng đơn giản, nhanh gọn, không gây phiền hà phức tạp cho doanh nghiệp bao gồm: Các thủ tục về công chứng, thủ tục về giao dịch bảo đảm, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và sở hữu xây dựng, nhà xưởng cho các doanh nghiệp. Đồng thời,

có những cơ chế thoáng hơn, đơn giản hơn, có nhiều ưu đãi về phí, thuế có liên quan để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động thực hiện, từ đó doanh nghiệp có những giấy tờ cần thiết thế chấp vay vốn. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan, ban ngành để giải quyết tranh chấp phát mại tài sản thế chấp nhanh gọn, đảm bảo đúng quy định để hỗ trợ Ngân hàng giải quyết các khoản nợ tồn đọng.

Tạo ổn định vĩ mô nền kinh tế để tạo môi trường ổn định cho các DNNVV hoạt động kinh doanh và phát triển. Chính phủ cần hoạch định và hoàn thiện cơ chế, chính sách và nền tảng pháp lý và môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp trong tương lai.

Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ lãi suất phù hợp, để tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện công nghệ, kỹ thuật tăng sức cạnh tranh nội địa và trên thị trường quốc tế.

Các Ban ngành tỉnh cần công khai, minh bạch thị trường quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch, phát triển vùng, khu vực, ngành nghề cụ thể. Đồng thời, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các DNNVV kịp thời nắm bắt để có định hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần tháo gỡ khó khăn trong thủ tục cấp đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng… để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động cho vay vốn lưu động ngắn hạn đối với DNNVV tại Vietinbank Gia Lai trong thời gian qua, Chương 3 đã nêu được định hướng phát triển của nhà nước, định hướng kinh tế - xã hội Tỉnh Gia Lai, định hướng phát triển của Vietinbank nói chung và Vietinbank Gia Lai nói riêng, trong đó có định hướng chỉ đạo đối với hoạt động cho vay vốn lưu động ngắn hạn khách hàng DNNVV. Trên cơ sở những hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn lưu động ngắn hạn DNNVV tại Vietinbank Gia Lai, chương 3 đưa ra một số giải pháp cụ thể về quy trình thủ tục cho vay, về công tác marketing,chính sách cho vay, công tác thẩm định và

trình độ của cán bộ…Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh cho DNNVV trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh DNNVV phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, chương ba cũng đề xuất các kiến nghị đối với NHNN,và các cơ quan ban ngành có liên quan để cùng Vietinbank Gia Lai để tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng và hỗ trợ Vietinbank Gia Lai mở rộng hoạt động cho vay vốn lưu động đối với DNNVV một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Cho vay DNNVV đã và đang trở thành đối tượng khách hàng mục tiêu, mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Việc mở rộng cho vay vốn lưu động ngắn hạn đối với DNNVV có vai trò quan trọng đó không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các NHTM, mà còn hỗ trợ DNNVV phát triển và thực hiện vai trò điều tiết, phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ. Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực DNVVN trong nền kinh tế đồng thời đánh giá những tác động của những diễn biến phức tạp của thị trường kinh tế trong nước và thế giới, Vietinbank Gia Lai ý thức được ý nghĩa của việc phát triển và nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN và nỗ lực thực hiện những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN trong đó có cho vay vốn lưu động ngắn hạn.

Trong thời gian qua, Vietinbank Gia Lai đã nỗ lực cải thiện chất lượng cho vay vốn lưu động ngắn hạn đối với DNVVN và đã đạt được những kết quả nhất định, như kiểm soát mức nợ xấu, tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay DNVVN. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điểm hạn chế được hoàn thiện.

Để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay vốn lưu động ngắn hạn DNVVN cần sự phối hợp đồng bộ từ bản thân Vietinbank Gia Lai, của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại, NHNN và các cấp, ban ngành Nhà nước, địa phương liên quan, nhằm xây dựng một môi trường cho vay DNVVN lành mạnh hiệu quả, tạo lực đẩy cho phát triển các DNVVN và cho toàn bộ nền kinh tế. Hướng tới xây dựng thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Bằng những nỗ lực của cả hệ thống đó chắc chắn chất lượng cho vay vốn lưu động ngắn hạn DNVVN nói riêng và nghiệp vụ tín dụng DNVVN nói chung của Vietinbank Gia Lai sẽ ngày càng được nâng cao.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả mong nhận được ý kiến của những người đọc quan tâm để có thể hoàn thiện luận văn ở mức cao hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương 2011, Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh.

2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của Đảng Công sản Việt Nam ban hành ngày 16/02/2011

3. Cục thống kê, UBND tỉnh Gia Lai, 2010, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020.

4. Đỗ Thị Thanh Huyền, 2015, phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương, luận văn

thạc sĩ tài chính ngân hàng, Trường đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 5. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013-2017.

8. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

9. Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 về việc triển khai thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

10.Nguyễn Đăng Dờn 2014, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM.

11.Nguyễn Văn Tiến 2009, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại Học Kinh tế.

13.Quyết định 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế.

14.Quyết định 234/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 03/03/2016 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

15.Quyết định 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế.

16.Quyết định 234/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 03/03/2016 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

17.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai 2015, Báo cáo phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

18.Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai 2017, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2013 – 2017.

19.Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

20.Trịnh Quốc Trung 2008, Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 21.Trương Quang Thông 2010, sách chuyên khảo tài trợ Tài trợ tín dụng ngân

hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài chính, Hà Nội.

22.UBND tỉnh Gia Lai 2010,Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020.

23.Võ Đức Toàn 2013, Tín dụng đối với DNNVV của các NHTM cổ phần trên

địa bàn TP HCM, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)