c) Sơ đồ quy trình cho vay khách hàng cá nhân
3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHN
3.3.1 Kiến nghị với Agribank
Thứ nhất, đề nghị Aribank tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho ban lãnh đạo chi nhánh để có thể chủđộng tốt hơn trong công việc được giao.
Thứ hai, cần ban hành quy định về việc sử dụng các loại biểu mẫu thống nhất và các thủ tục liên quan đơn giản nhưng đảm bảo đầy đủ tính pháp lý tránh gườm gà, trùng lắp nhằm giải tỏa tâm lý đối với khách hàng khi làm thủ tục vay vốn.
Thứ ba, tăng cường trang bị công nghệ hiện đại, hoàn chỉnh chương trình giao dịch thanh toán điện tử IPCAS hiện nay, đảm bảo đường truyền, đường mạng thông suốt đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng.
Thứ tư, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tín dụng đối với lãnh đạo, cán bộ làm công tác tín dụng đối với KHCN.
3.3.2 Kiến nghị với Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
Thứ nhất, các cấp chính quyền địa phương ủy ban nhân dân xã phường cần phối hợp tích cực hơn nữa với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay, đơn giản các thủ
tục hành chính, giải quyết hồ sơ chứng thực của người dân cần nhanh, gọn.
Thứ hai, trong công tác xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ quá hạn, nợ xấu: chính quyền địa phương cần hỗ trợ giúp ngân hàng đôn đốc, xử lý thu hồi nợ thông qua ban chỉđạo xử lý nợ của địa phương.
Thứ ba, chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện và phối hợp ngân hàng trong việc xử lý phát mãi thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 của Chính Phủ đối với những khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ mà có tài sản thế chấp ngân hàng.
3.3.3 Những đề xuất đối với cá nhân vay vốn
-Khách hàng cần cung cấp thông tin trung thực cho ngân hàng trong vấn đề thu thập thông tin phục vụ cho công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng.
-Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh, đề xuất nhu cầu vay vốn hợp lý
đảm bảo phù hợp với phương án và khả năng thanh toán nợ vay, tránh vay mức vốn vượt khả năng trả.
-Lựa chọn phương thức vay vốn phù hợp ngành nghề sản xuất kinh doanh. -Sử dụng vốn vay đúng mục đích để có hiệu quả như phương án đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Các biện pháp nêu trên cơ bản đáp ứng yêu cầu mở rộng cho vay KHCN của Agrbank Chi nhánh Thành phố Bạc Liêu, thế nhưng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp là việc khó khăn, tùy vào nguồn lực tài chính và nhân sự mà chi nhánh tổ chức thực hiện. Đối với các biện pháp không cần đầu tư nguồn tài chính đáng kể thì Chi nhánh cần xem xét và thực hiện ngay. Trên hết, cần thay đổi tư duy từ cấp lãnh đạo
đến toàn bộ CNV Chi nhánh: chuyển khách hàng từ vị trí người đi vay trở thành trung tâm của mọi giải pháp phát triển cho vay của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của toàn hệ
thống, Agribank Thành phố Bạc Liêu đã khẳng định được vai trò của mình nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian vừa qua.
Đồng thời Chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi cho vay, theo dõi giám sát chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế mức độ rủi ro,
đảm bảo an toàn cho các khoản vay đối với khách hàng cá nhân
Qua phân tích thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có thể nhận thấy rằng chính sách tín dụngđối với khách hàng cá nhân rất quan trọng không chỉ đối với hoạt động của Ngân hàng mà quan trọng với cả nền kinh tế. Nhiệm vụ mở rộng cho vay khách hàng cá nhân không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, giải pháp tình thế mà còn là nhiệm vụ lâu dài gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là một vấn đề cấp thiết nhằm đa dạng hóa đối tượng khách hàng, song song đó cần thực hiện tăng cường kiểm soát
được chất lượng tín dụng nhằm tăng hiệu quả cho hoạt động Ngân hàng. Với ý nghĩa đó, luận văn đã có những đóng góp trong việc mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân. Hy vọng qua luận văn này, với các giải pháp đã được đưa ra sẽ tạo
điều kiện cho Agribank chi nhánh thành phố Bạc Liêu mở rộng được hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân một cách có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, những vấn đềđưa ra trong luận văn này còn mang tính khái quát, do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, tác giả có tham khảo một số giáo trình làm tài liệu nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, còn nhiều điều thiếu sót và có khi sai sót trong việc đưa ra các vấn đề có liên quan, tác giả rất mong sự bỏ qua và góp ý sửa chữa của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Agribank chi nhánh Thành phố Bạc Liêu 2015, 2016, 2017, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016, 2017.
2. Phan Thị Cúc 2008, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
3. Hạ Thị Thiều Dao 2016, Phương pháp nghiên cứu khoa học, bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2016.
4. Frederic S.Mishkin 2001, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
5. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung 2011, Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông TP. Hồ Chí Minh.
6. Lê Ngọc Hồng Nhung 2013, Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khối khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
7. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010,Luật các tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
8. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
9. Bùi Quang Tín 2016, Quản trị kinh doanh ngân hàng, bài giảng môn Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, ngày 27/05/2016.
10. Nguyễn Thị Tuyết 2014, Mở rộng tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.
11. Hương Dịu 2018, Tăng trưởng tín dụng: Lượng phải đi đôi chất ngày 12 tháng 01 năm 2018, truy cập tại <https://baomoi.com/tang-truong-tin-dung-luong- phai-di-doi-voi-chat/c/24601742.epi, [truy cập ngày 25/02/2018].
12. Minh Đức 2017, Hóa giải băn khoăn lãi suất cho vay, truy cập tại <http://vneconomy.vn/tai-chinh/hoa-giai-ban-khoan-lai-suat-cho-vay-
20170208110010875.htm, [truy cập ngày 23/3/2018].
13. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015, Bộ luật dân sự,
Số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2016, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,truy cập tại <http://vbpl.vn/nganhangnhanuoc/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=118230, [truy cập ngày 10/5/2017].
15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2014, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tin số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
15. Các văn bản chỉđạo điều hành hoạt động kinh doanh của hệ thống Agribank và Agribank chi nhánh Thành phố Bạc Liêu.
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
Parasuraman, V.A.Zeithaml and L.L.Berry, 1991, Refinement and Reassessment of the Servqual Scale, Journal of Retailing, vol. 67, no.2, p. 420-450.
PHỤ LỤC 1
Cơ sở pháp lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Bạc Liêu
Cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Thành Phố Bạc Liêu tuân thủ theo quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước và quy định của Agribank. Trong đó bao gồm các nội dung về lãi suất, mức cho vay, thời hạn vay, cơ chế bảo đảm tiền vay, phương thức cho vay, xử lý tài sản bảo đảm…..Các quy định này bao gồm:
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
*Hệ thống các văn bản dưới luật về quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay gồm có: - Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tin số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.
-Nghịđịnh 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ vềđăng ký giao dịch bảo đảm và các văn bản sửa đổi bổ sung.
-Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Chính Phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
-Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
-Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản
-Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghịđịnh 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bồ sung một số Điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
*Các văn bản quy định riêng của Agribank về quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay đối với KHCN bao gồm:
- Quy chế 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Hội đồng thành viên Agribank ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank và Quyết định 527/QĐ-HĐTV-TD ngày 22/5/2018 của Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Hội đồng thành viên Agribank ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.
- Quy trình số 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25/05/2017 của Tổng giám đốc Agribank về việc ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank.
- Văn bản 438/QĐ-HĐTV-TD ngày 08/05/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank.
-Quyết định số 220/QĐ-NHNo-HSX ngày 03/03/2016 của Agribank về việc ban hành quy định cho vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
-Quyết định số 1794/QĐ-NHNo-HSX ngày 16/8/2018 của Agribank về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 220/QĐ-NHNo-HSX ngày 03/03/2016.
PHỤ LỤC 2
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tin số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Theo Điều 10, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (5) nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chu>n) bao gồm:
(i)Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii)Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; (iii)Nợđược phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này;
b) Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; (ii) Nợđiều chỉnh kỳ hạn lần đầu;
(iii)Nợđược phân vào nhóm 2 theo quy định khoản 2 và khoản 3 điều này;
c) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chu>n) bao gồm:
(i)Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii)Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii)Nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv)Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
-Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,3,4,5,6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
-Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,3,4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
-Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;
(v)Nợ trong hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;
(vi)Nợđược phân vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.
d) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i)Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu;
(iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv)Khoản nợ quy định tại điểm 2 (iv) khoản 1 điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(v)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi)Nợđược phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 thông tư này.
e) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i)Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu;
(iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v)Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;