Xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật về thị trường dịch vụ Ngân hàng theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Đảm bảo khung pháp lý về hoạt động dịch vụ Ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn và tạo điều kiện cho hoạt động NH phát triển.
Hiện nay Luật các TCTD, Luật NHNN đã được sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn đối với những Luật trên. Vì vậy Nhà nước nên có những văn bản dưới Luật hướng dẫn cụ thể chi tiết hai Luật trên để việc áp dụng Luật được thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Căn cứ vào những cơ sở lý luận được trình bày trong Chương 1 và những cơ sở khoa học thực tiễn đã nghiên cứu ở Chương 2, Chương 3 đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Phân tích những định hướng chung và định hướng cụ thể của SCB trong công tác huy động vốn.
- Đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại SCB gồm: + Nhóm giải pháp về tái cấu trúc nguồn vốn huy động.
+ Nhóm giải pháp về dịch vụ hỗ trợ huy động vốn. + Nhóm giải pháp về công nghệ ngân hàng.
+ Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực.
+ Nhóm giải pháp về marketing, chăm sóc khách hàng.
+ Nhóm giải pháp về thủ tục hành chính và quản trị điều hành. + Nhóm giải pháp về kênh phân phối, phát triển mạng lưới.
- Đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn tại SCB.
KẾT LUẬN CHUNG
Đối với các NHTM nói chung, Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng, bên cạnh nỗ lực tăng cường vốn tự có, chú trọng đến sự phát triển vững chắc của nguồn vốn huy động có ý nghĩa và vai trò rất lớn đến mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản lành mạnh.
Thông qua đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn” và các nội dung được triển khai trong luận văn, Tác giả đã tổng hợp, xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động huy động vốn trên các phương diện: xem xét cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại và khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của một số ngân hàng, Tác giả cũng đã rút ra được mốt số bài học bổ ích có thể vận dụng trong điều kiện hệ thống NHTM Việt Nam
Trong Chương 2, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTM Sài Gòn trong khung thời gian từ 2009 đến 2012.
Dựa trên các minh chứng số liệu cụ thể, luận văn đã ghi nhận các kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại về hiệu quả huy động vốn và các nguyên nhân cụ thể.
Xuất phát từ những bất cập, kém hiệu quả trong hoạt động huy động vốn, trong Chương 3 luận văn đã đưa ra mục tiêu định hướng phát triển nguồn vốn nói chung, nguồn vốn huy động nói riêng của NHTM Sài Gòn trong tầm nhìn đến năm 2020. Tiếp đó đề xuất hệ thống giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng. Các giải pháp đề xuất bám sát yêu cầu thực tế đang đặt ra và trong khuôn khổ khả năng thực hiện của ngân hàng. Bên cạnh đó, các kiến nghị đến các cấp hữu quan được xem là cần thiết nhằm kiến tạo môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng lành mạnh và hiệu quả, khai thông và thúc
đẩy sự phát triển thị trường vốn và tiền tệ trong nước. Trong đó, có hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, được sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại SCB, song do luận văn còn những hạn chế nhất định, rất mong sự góp ý của Hội đồng và những ai quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.