Nâng cao tỷ trọng tiền gửi VND trong cơ cấu huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 64 - 65)

- Định hƣớng phát triển trong ngắn hạn:

3.2.1.4. Nâng cao tỷ trọng tiền gửi VND trong cơ cấu huy động vốn

Để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho VND ngày càng khan hiếm, việc tăng trưởng tiền gửi VND đang trở thành bài toán khó cho các NHTM quy mô nhỏ.

Trong cơ cấu tiền gửi của SCB, VND tuy có sự tăng trưởng về quy mô nhưng vẫn chưa tương xứng với cơ cấu sử dụng nguồn vốn. Vì vậy SCB phải có chiến lược tăng cường huy động tiền đồng nhằm cải thiện cơ cấu nguồn - sử dụng nguồn đang có sự chênh lệch như hiện nay.

Các giải pháp nhằm tăng cường tỷ trọng tiền gửi VND gồm:

vàng như hiện nay, SCB nên triển khai các chương trình ưu đãi về giá cho khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ và vàng để gửi VND tại SCB. Chính sách này một mặt giúp khách hàng gia tăng niềm tin đối với SCB thông qua việc SCB xây dựng giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng hàng, một mặt giúp SCB gia tăng nguồn tiền gửi VND, góp phần cải thiện tỷ trọng tiền gửi VND trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB hiện nay.

- Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng nhận kiều hối: bên cạnh giải pháp ưu đãi về giá đổi với khách hàng gửi tiền tiết kiệm, SCB cũng cần có chính sách ưu đãi (như tặng quà, tổ chức bốc thăm trúng thưởng...) đối với khách hàng nhận kiều hối tại SCB nhằm gia tăng lượng khách hàng nhận kiều hối tại SCB. Song song đó, SCB cũng cần xây dựng chính sách ưu đãi về giá khi khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ từ nguồn này để gửi tiết kiệm VND tại SCB. Giải pháp này vừa giúp SCB gia tăng thu nhập phí dịch vụ hoa hồng đại lý, vừa giúp SCB nâng cao lượng tiền gửi VND trong cơ cấu nguồn vốn huy động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)