- Công tác quản trị nguồn vốn huy động của SCB vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: hạn chế:
Trong những năm qua, tình hình huy động vốn tại SCB luôn có sự tăng trưởng, tuy nhiên công tác quản trị nguồn vốn vẫn còn nhiều bất cập, thường bị động trong những tình huống thị trường có những biến động bất thường. Có những thời điểm SCB phải thực sự đối mặt với áp lực về thanh khoản, phải đánh đổi bằng sự tổn thất về lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản. Ví dụ như, vào năm 2009, khi thị trường tiền tệ có những biến động mạnh (lạm phát tăng cao, NNHH thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt), SCB đã hy sinh lợi nhuận để bảo toàn vốn khả dụng và duy trì thanh khoản bằng cách: trên thị trường 1: thì thực thi chính sách lãi suất dẫn đầu thị trường, đưa ra những sản phẩm huy động kỳ hạn cực ngắn với lãi suất cực cao; trên thị trường 2: tăng cường thu hút vốn bất kể kỳ hạn và lãi suất rất cao; thực hiện vay tái chiết khấu, tái cấp vốn tại NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bức bách. Hoặc vào thời điểm cuối năm 2010, thị trường vốn trở nên căng thẳng khi các ngân hàng chạy đua lãi suất để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng vào
dịp cuối năm, SCB cũng đã tăng cường huy động từ thị trường 2 nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản. Việc tăng trưởng mạnh huy động vốn từ thị trường 2 đã đặt SCB vào áp lực chi phí huy động cao và nguồn vốn huy động không ổn định.
Có thể thấy những giải pháp ứng phó tức thời của SCB mặc dù giải quyết được mục tiêu trước mắt những uy tín của SCB đối với khách hàng, với đối tác ít nhiều bị ảnh hưởng.