Một số cách tính thâm hụt ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 25 - 28)

Thâm hụt ngân sách có thể đƣợc tiếp cận và định nghĩa dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Việc sử dụng thƣớc đo “thâm hụt” nào để phản ánh đƣợc tình hình

tài khóa của Chính phủ phụ thuộc vào mục têu của việc phân tích và điều hành chính sách tài khóa, ngân sách của mỗi nƣớc trong từng giai đoạn. Thông thƣờng để phản ánh đƣợc chính xác thực trạng bức tranh tài khóa của Chính phủ đòi hỏi cần phải sử dụng đồng thời nhiều thƣớc đo thâm hụt ngân sách khác nhau. Mỗi thƣớc đo sẽ phản ánh một số khía cạnh nhất định về thực trạng bức tranh tài khóa của Chính phủ. Phần giới thiệu sau đây chỉ khái quát một số thƣớc đo (chỉ số) thâm hụt ngân sách đƣợc sử dụng rộng rãi trên thực tế cho mục tiêu phân tích, đánh giá và điều hành chính sách tài khóa. Đó là:

a. Thâm hụt ngân sách tổng thể

Trong các thƣớc đo về thâm hụt, thâm hụt tổng thể (thặng dƣ tổng thể) vẫn là thƣớc đo đƣợc sử dụng nhiều nhất. Đây cũng là thƣớc đo mà IMF khuyến nghị các quốc gia sử dụng để xác định tình trạng mất cân đối tài khóa. Theo chuẩn mực do IMF đƣa ra trong GFS, thâm hụt ngân sách đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa chi ngân sách và thu ngân sách của một thời kỳ nhất định, thông thƣờng là một năm ngân sách. Thâm hụt ngân sách tổng thể xảy ra khi trƣờng hợp thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân sách và trong trƣờng hợp ngƣợc lại là thặng dƣ ngân sách.

Theo định nghĩa về thu ngân sách của GFS, thu ngân sách bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không phát sinh, không tạo ra và không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp, vì thế thu từ nguồn vay nợ không đƣợc xếp là một nguồn thu ngân sách. Cũng theo GFS chi ngân sách không bao gồm khoản chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồm khoản lãi vay phải trả từ số tiền mà Chính phủ vay. Chi trả lãi tiền vay đƣợc xếp vào chi ngân sách nhà nƣớc vì đây là hệ quả của việc điều hành chính sách ngân sách có thâm hụt. Việc không đƣa khoản vay nằm trong thu ngân sách và chi trả nợ gốc nằm trong chi ngân sách phản ánh đúng bản chất của thu, chi ngân sách của nhà nƣớc.

Các thức tính thâm hụt ngân sách mà Việt Nam áp dụng hiện nay có thể đƣợc xem là một hình thái của “thâm hụt ngân sách tổng thể”. Tuy nhiên, có điểm khác biệt là Việt Nam đang tính chi trả nợ gốc vào chi ngân sách, nhƣng lại có một số khoản chi lại đƣợc để ngoài không đƣa vào cân đối ngân sách chung (ví dụ: chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản vay về cho vay lại).

b. Thâm hụt ngân sách thƣờng xuyên (Current deficit)

Thâm hụt ngân sách thƣờng xuyên là chênh lệch giữa thu thƣờng xuyên và chi thƣờng xuyên của NSNN và xảy ra khi chi thƣờng xuyên lớn hơn thu thƣờng xuyên. Trƣờng hợp thu thƣờng xuyên lớn hơn chi thƣờng xuyên thì sẽ có thặng dƣ ngân sách thƣờng xuyên và ngƣợc lại. “Cán cân thƣờng xuyên” là thƣớc đo phản ánh sự tích lũy của Chính phủ do nhu cầu đầu tƣ phát triển đất nƣớc.Nếu một quốc gia có thặng dƣ ngân sách thƣờng xuyên thì có nghĩa là quốc gia đó đang có tiết kiệm để sử dụng cho đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, trong xác định cán cân ngân sách thƣờng xuyên thì vấn đề quan trọng nhất là xác định đƣợc khoản thu nào đƣợc hiểu và nên đƣợc xem là thu “thƣờng xuyên”. Theo thông lệ quốc tế, thu thƣờng xuyên là các khoản thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí không mang tính chất “một lần” và “không tái tạo”. Theo đó, các khoản thu nhƣ từ bán tài sản sẽ không đƣợc tính vào các khoản thu thƣờng xuyên. Một số quốc gia còn xem các khoản thu từ bán tài nguyên cũng là các khoản thu không thƣờng xuyên. Chi thƣờng xuyên thƣờng bao gồm tất cả các khoản chi của NSNN (bao gồm cả chi trả lãi tiền vay) trừ chi đầu tƣ phát triển và chi viện trợ.Việc sử dụng khái niệm thâm hụt (thặng dƣ) ngân sách thƣờng xuyên sẽ rất có ý nghĩa trong việc phân tích tính bền vững của tình hình tài khóa.Một quốc gia có thâm hụt ngân sách thƣờng xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn về tài khóa.Việc cắt giảm các khoản chi thƣờng xuyên để giảm thâm hụt ngân sách bao giờ cũng là vấn đề rất nhạy cảm và dễ gây ra những phản ứng tiêu cực từ ngƣời dân. Thông thƣờng khi đối mặt với thâm hụt ngân sách kéo dài, giải phát giảm chi thƣờng xuyên thƣờng là giải pháp đƣợc chính phủ sử dụng sau cùng khi không gian sử dụng các giải pháp không còn (ví dự nhƣ không thể tăng thuế lên mức cao hơn …).

c. Thâm hụt ngân sách cơ sở (Primary fiscal deficit)

Thâm hụt ngân sách cơ sở đƣợc xác định bởi thâm hụt ngân sách tổng thể trừ đi phần chi trả lãi tiền vay. Việc sử dụng thƣớc đo này sẽ cung cấp đƣợc các thông tin sát hơn về tác động của việc điều hành chính sách trong năm của Chính phủ. Việc trả lãi tiền vay là việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho các quyết định vay nợ đƣợc thực hiện trong năm tài khóa (trừ khi thực hiện đối với các khoản vay trong

năm). Đối với những quốc gia có tỷ trọng chi trả lãi tiền vay lớn (thƣờng là những quốc gia có mức dƣ nợ chính phủ cao) thì việc phân định giữa thâm hụt ngân sách tổng thể và thâm hụt ngân sách cơ sở là rất quan trọng, tách bạch đƣợc những biến động bất thƣờng trong việc tăng nghĩa vụ trả nợ (do biến động tỷ giá đối với vay nợ nƣớc ngoài hoặc lãi suất đối với trƣờng hợp theo lãi suất thả nỗi). Cùng với các khái niệm về thâm hụt ngân sách nói trên, việc sử dụng khái niệm ngân sách cơ sở sẽ cho các nhà hoạch định chính xác bức trang đầy đủ hơn về tác động của chính sách tài khóa trong năm. Thực tế có thể có trƣờng hợp khi mà cán cân ngân sách tổng thể thâm hụt cao song cũng không đồng nghĩa với việc Chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nếu nhƣ trong năm xuất hiện sự gia tăng đáng kể về nghĩa vụ trả lãi tiền vay xuất phát từ các biến động kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng đến nghĩa vụ nợ (ví dụ do tỷ giá tăng, lãi suất vay nợ tăng).

Trong ba tiêu thức xác định cán cân tài khóa nói trên thì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ sử dụng thƣớc đo thâm hụt ngân sách tổng thể trong cách đo lƣờng tình hình thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 25 - 28)