Tổng quan về các công trình nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 31)

Lý thuyết kinh tế vĩ mô cũng nhƣ nhiều công trình nghiên cứu kiểm định thực chứng đã cho thấy nợ công và thâm hụt ngân sách có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến các biến số kinh tế vĩ mô theo các cách khác nhau. Mức độ và cách thức tác động lại chịu sự chi phối của tỷ lệ nợ công và thời gian thâm hụt cũng nhƣ phƣơng thức tài trợ cho nợ công và thâm hụt ngân sách. Trong đó, vấn đề thƣờng nhận đƣợc sự đồng thuận chung là nợ công, thâm hụt ngân sách cao và kéo dài sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế, có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển. Hiện nay, để đảm bảo đƣợc sự ổn định về kinh tế vĩ mô nhiều nƣớc đã đƣa ra các giới hạn trần về nợ công, mức độ cho phép của thâm hụt ngân sách và xem đây nhƣ một yêu cầu để dảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp mức độ nợ công và mức độ thâm hụt ngân sách không phải là vấn đề quan trọng mà thay vào đó là hiệu quả của việc phân bổ, sử dụng nguồn lực nợ công chƣa phù hợp; quản lý nợ công chƣa đầy đủ, thống nhất; ý thức chấp hành kỷ luật tài chính chƣa nghiêm; việc thực hiện nghĩa vụ thu, nộp ngân sách và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc còn nhiều hạn chế, yếu kém; chƣa chủ động, tích cực khai thác các nguồn lực; còn bị động, trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ từ ngân sách là những vấn đề cần lƣu tâm nhất.

Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu về nợ công và thâm hụt ngân sách nhƣng đa số phân tích quan hệ giữa nợ công, thâm hụt ngân sách và tăng trƣởng kinh tế, các biến số vĩ mô, chẳng hạn nghiên cứu của Schclarek (2004), Pattillio (2002), Qureshi và Ali (2010), Waheed (2006), Rangarajan và Srivastava (2005), Kannan và Singh (2007).

Đồng thời trên thế giới cũng có một số nghiên cứu về nợ công và thâm hụt ngân sách làm rõ tác động của nợ công đến tình hình thâm hụt ngân sách nhƣ:

Theo Klein (1994) và Ariyo (1993), mức nợ cao là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách ở các nƣớc đang phát triển.Ariyo (1993) đã điều tra tính bền vững tài chính ở Nigeria trong giai đoạn 1970-1990, sử dụng các chỉ số bền

vững.Tác giả thấy rằng chính sách thâm hụt ngân sách không bền vững do các nỗ lực tái thiết sau chiến tranh gây ra sự gia tăng kéo dài trong thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách vẫn kéo dài đến sau chiến tranh. Cũng cần lƣu ý rằng việc chuyển đổi sang hành chính dân chủ chắc chắn có thể thay đổi hành vi tài chính của Chính phủ có ý nghĩa đối với hồ sơ nợ. Quan trọng hơn, rất nhiều sự kiện đã diễn ra sau năm 1990 khi nghiên cứu đƣợc tiến hành nhƣ xóa nợ và tăng doanh thu từ xuất khẩu dầu có thể mang lại lợi ích là làm giảm bớt thâm hụt ngân sách ở Nigeria.

Oshikoya và Tarawalie (2010) nghiên cứu điều tra tính bền vững của chính sách tài khóa ở Nigeria trong giai đoạn 1980-2010 đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách đƣợc tài trợ thông qua các khoản vay nƣớc ngoài sẽ tăng gánh nặng nợ bên ngoài trực tiếp gây nguy hiểm cho tính bền vững của tài khoản hiện tại.Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích sai số, cho thấy chính sách tài khóa có tính bền vững yếu kém trong nền kinh tế Nigeria.Do đó, sự tích lũy lớn của các khoản nợ tự nhiên tạo ra một sự dƣ thừa nợ đó tạo ra mộtkhông gian kinh tế vĩ mô luôn luôn bất ổn định về mặt tài chính đối với một nền kinh tế. Nghiên cứu cũng đề xuất chính phủ nên cải thiện việc tạo thu nhập từ thuế và các nguồn thu khác nhƣng hạn chế chi tiêu cho các dự án tăng trƣởng.

Trong khi Ogunmuyiwa (2011) nhận thấy không có mối quan hệ ảnh hƣởng chặt chẽ thực sự tồn tại giữa các biến nợ và tăng trƣởng kinh tế. Ogunmuyiwa (2011) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1970-2007 để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: nợ nƣớc ngoài có thực sự thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc của Nigeria. Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật kinh tế lƣợng nhƣ kiểm định Augrmented Dickey Fuller (ADF), kiểm định quan hệ nhân quả Granger, kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM). Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa các khoản nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác, quan hệ nhân quả giữa nợ và tăng trƣởng rất yếu kém và hầu nhƣ không ảnh hƣởng qua lại với nhau ở Nigeria.

Folorunso (2013), đã kiểm tra mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công tại Nigeria.Trong đó tác giã đã chia nợ công thành những khoản nợ trong và

ngoài nƣớc nhằm phân tích các mối quan hệ nhân quả và hiệu lực tƣơng đối của cả hai loại nợ về thâm hụt ngân sách.Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật kinh tế lƣợng nhƣ kiểm định Augrmented Dickey Fuller (ADF), kiểm định quan hệ nhân quả Granger, kiểm tra Philip-Perron (PP), kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM). Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa cán cân tài chính và nợ công cũng nhƣ thành phần trong nƣớc của nó trong khi quan hệ nhân quả chỉ chạy từ nợ nƣớc ngoài để cân bằng tài chính trong nƣớc. Cả hai loại nợ: nợ trong nƣớc và nợ nƣớc ngoài cảnh báo trƣớc tác động tích cực về thâm hụt ngân sách ở Nigeria. Tác giả cho rằng nợ trong nƣớc có tác động lớn hơn về thâm hụt ngân sách so với nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng thu nhập là các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thâm hụt ngân sách ở Nigeria cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tỷ lệ lạm phát cũng đã đƣợc tìm thấy để có tác động ảnh hƣởng tiêu cực đến thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn trong khi ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái là hỗn hợp.

Boariu và Bilan (2007) cũng cho rằng nợ công, nhƣ tất cả các khoản vay khác, tốn kém bởi vì chính phủ chi trả lãi cho các chủ nợ của họ nhƣ là một mức giá cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có tạm thời. Nhƣ một kết quả của các đặc điểm của nó, nợ công có thể liên quan đến một số hiệu ứng không mong muốn. Bài viết cho thấy nợ tài chính dẫn đến sự tích tụ của nợ công và sự gia tăng trong thanh toán lãi suất, trong đó xác định sự gia tăng chi phí ngân sách mà các quốc gia phải tự trang trải, tuy nhiên phát hiện ra rằng nợ công không dẫn đến sự gia tăng không hợp lý của số tiền có dấu hiệu tài chính đó đƣợc lƣu hành và nó thƣờng không có một nhân vật lạm phát. Kết quả là, nó thƣờng đƣợc chấp nhận nhƣ là một nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong xã hội đƣơng đại.

Soludo (2003) phát biểu rằng các quốc gia vay vì hai lý do chính: lý do kinh tế vĩ mô (đầu tƣ cao hơn, tiêu thụ cao hơn, giáo dục và y tế) hoặc để tài trợ cho sự cân bằng tạm thời thâm hụt thanh toán (để danh nghĩa thấp hơn lãi suất ở nƣớc ngoài, thiếu tín dụng dài hạn trong nƣớc, hoặc để phá vỡ các ràng buộc ngân sách cứng). Điều này ngụ ý rằng nền kinh tế thỏa mãn trong nợ để thúc đẩy tăng trƣởng từ đó dễ dẫn đến thâm hụt ngân sách.

Còn Žaneta Karazijienė (2015) lại cho rằng nợ công là nguồn quan trọng sau thuế và các công cụ tài chính dùng để trang trải cho thâm hụt ngân sách và xác định nợ công nhƣ là một phần có liên quan đến việc mất cân bằng ngân sách dẫn đến thâm hụt ngân sách ngày nay. Tác giả cũng tìm ra lý do phổ biến nhất của nợ công và sự gia tăng của nó là chính sách hiện tại không đảm bảo sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu Nhà nƣớc đồng nghĩa với tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc.

Rangarajan và Srivastava (2005) trong nghiên cứu về tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài ở Ấn Độ giai đoạn 2000-2004 mà nguyên nhân chủ yếu là do nợ công. Rangarajan và Srivastava tranh luận rằng thâm hụt tài khóa kéo dài do nợ công tăng cao kết hợp tỷ lệ thanh toán nợ so với GDP cao có tác động tiêu cực đối với tăng trƣởng kinh tế Ấn Độ.

Tƣơng tự Kananan và Singh (2007) chỉ ra nợ công và thâm hụt nhiều trong tài khóa có tác động ngƣợc chiều lên lãi suất, sản lƣợng đầu ra, lạm phát và cán cân thƣơng mại trong dài hạn của nền kinh tế Ấn Độ.

Một nghiên cứu khác của Waheed (2006) cho thấy thâm hụt ngân sách có thể đƣợc tài trợ bằng nợ nội địa. Do vậy để giảm nợ công Chính phủ nên hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách bằng cách tập trung vào cắt giảm chi phí phát triển hơn là gia tăng thuế thu nhập trong nƣớc.

Bên cạnh đó, khi chính sách thuế vẫn ổn định, sự gia tăng trong chi tiêu công gây ra thâm hụt ngân sách, nhập khẩu tăng.Alkswani (2000) và Beetsma et al (2008) tìm thấy một quan hệ tiêu cực giữa thâm hụt ngân sách và chi tiêu công. Trong Liên minh Châu Âu, sự gia tăng trong chi tiêu công của 1% GDP sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong cán cân thƣơng mại là 0,5% GDP và giảm ngân sách Nhà nƣớc là 0,7% GDP.

Một số nghiên cứu thực nghiệm giải thích tác động của thâm hụt NSNN tới nợ công nhƣ: Dornbusch (1984)nghiên cứu trƣờng hợp của Brazil, thâm hụt ngân sách là nguyên nhân của nợ nƣớc ngoài tăng nhanh; Sachs và Larrain (1993)giải thích ảnh hƣởng của thâm hụt ngân sách tới nợ trong nƣớc và chỉ ra rằng: “Nợ trong nƣớc là một trong những cách ngắn hạn để tài trợ thâm hụt tài khóa. Phƣơng pháp này giúp Chính phủ bù đắp đƣợc thâm hụt mà không ảnh hƣởng đến dự trữ và cung

tiền, nhƣng cũng khiến tăng thâm hụt ngân sách theo thời gian do gia tăng nghĩa vụ nợ”; Alfaidi (2002), nợ nƣớc ngoài của Ai Cập gia tăng một cách đáng kể do tăng nhanh thâm hụt ngân sách; Gartner (2003), tỷ lệ thâm hụt NSNN và tỷ lệ nợ công có mối quan hệ cùng chiều.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay có một số nghiên cứu về vấn đề nợ công, quản lý nợ công, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam nhƣng có tƣơng đối ít các nghiên cứu thực nghiệm nào mối quan hệ nợ công và thâm hụt ngân sách nhƣ:

Dƣơng Thị Bình Minh (2006), nghiên cứu về quản lý nợ công của Việt Nam. Nghiên cứu đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về nợ công và quản lý nợ công, phân tích thực trạng nợ công và quản lý nợ công giai đoạn 2000-2005, xác định lợi ích và chi phí quản lý nợ công của Việt Nam, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức quản lý nợ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đề xuất mô hình quản lý nợ công tối ƣu và xây dựng chiến lƣợc quản lý nợ công của Việt Nam.

Trần Văn Giao (2010) đã trình bày tác động của nợ Chính phủ đến điều hành kinh tế vĩ mô, đánh giá về nợ của Chính phủ và những vấn đề đặt ra khi hoạch định chính sách vay nợ và quản lý nợ Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Thị Nhƣ Nguyệt (2011), phân tích về thực trạng nợ công và kiến nghị một số giải pháp để duy trì tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Sử Đình Thành (2012) nghiên cứu ngƣỡng nợ công ở Việt Nam.Nghiên cứu này đƣa ra minh chứng bằng thực nghiệm về ngƣỡng nợ công của Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 1990-2010, mô hình ngƣỡng của Hansen (1996, 2000) và phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS để kiểm định hiệu ứng ngƣỡng và ƣớc lƣợng giá trị ngƣỡng nợ công của Việt Nam. Phát hiện ngƣỡng nợ công giúp cho Chính phủ tập trung kiểm soát tính bền vững của nợ công tốt hơn.

Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013) nghiên cứu về tƣơng lai nợ công của Việt Nam, xu hƣớng và thử thách. Tác giả phân tích thâm hụt ngân sách là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng gánh nặng nợ công ở Việt Nam và đƣa ra dự báo trong những năm tới nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ còn tăng lên nhƣng sẽ giảm xuống trong

trung hạn. Đồng thời xem xét ngƣỡng an toàn nợ công thông qua các chỉ tiêu mức lãi suất thực hiệu dụng, vay nợ mới, in thêm tiền.

Vƣơng Nguyệt Minh (2013) nhận xét Việt Nam là nƣớc có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần, gây áp lực lớn khiến nợ công tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Theo Vƣơng Nguyệt Minh, nợ công tăng nhanh là do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm kinh tế Việt Nam tăng trƣởng chậm lại, thu ngân sách bị ảnh hƣởng lớn trong khi nhu cầu chi tăng nhanh. Thu ngân sách nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn nhƣng vẫn phải giảm thu để hổ trợ doanh nghiệp; đầu tƣ phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng; thực hiện các chính sách xã hội và tiền lƣơng. Vì vậy, giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã phát hành 335 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006-2010 (giai đoạn 2011-2014 đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng, năm 2015 theo kế hoạch phát hành thêm 85 nghìn tỷ đồng), đồng thời đã đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vay ƣu đãi và bão lãnh vay để đầu tƣ các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, năng lƣợng, y tế, giáo dục, xây dựng nông thôn mới…theo nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Nguyễn Tuấn Tú (2012) trong nghiên cứu về thực trạng nợ công Việt Nam nhận thấy nếu so sánh với một số quốc gia đang gặp khủng hoảng nợ công ở Châu Âu nhƣ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hoặc Mỹ thì tình hình nợ công Việt Nam hiện này vẫn đƣợc đánh giá là khá an toàn. Vào thời điểm công bố khủng hoảng cuối năm 2009, nợ công Hy Lạp ở mức 115% GDP, còn ở các nƣớc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều khoảng 100% GDP, thâm hụt ngân sách của các nƣớc này đều gấp 3-4 lần cho phép. Đối với Việt Nam, các tổ chức xếp hạng quốc tế mặc dù duy trì mức tín nhiệm nợ công là B+ nhƣng họ đều cho rằng nợ công Việt Nam năm 2011 là 58,4% GDP (theo đánh giá của IMF) và mức nợ công này đã cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 37% đối với hạng B. Trong khu vực Châu Á, Việt Nam là nƣớc có tỷ lệ nợ công cao hơn nhiều so với Trung Quốc, Indonesia, Camphuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippine. Nợ công Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong chi tiêu công.Tình hình chi tiêu công ở Việt Nam không đạt hiệu

quả cao, vấn đề chi tiêu không đúng chế độ, sử dụng tài chính không đúng mục tiêu, không đúng nguồn, tình trạng bội chi, lãng phí và thất thoát diễn ra khá phổ biến.

Kết quả thực nghiệm cho thấy tác động của nợ công đến thâm hụt ngân sách còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt không gian, thời gian và các yếu tố vĩ mô khác. Ở Việt Nam hiện nay còn rất ít các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách.Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách; tác động của nợ công và thâm hụt ngân sách có chịu tác động của độ trễ hay không và độ trễ là bao nhiêu; phản ứng của nợ công đối với cú sốc của thâm hụt ngân sách và ngƣợc lại bằng các phƣơng pháp ƣớc lƣợng dữ liệu bảng đáng tin cậy và các biến kiểm soát vĩ mô tại Việt Nam.Nhằm đóng góp cho nghiên cứu Việt Nam những điều mới mẻ hơn về vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, tác giả trình bày tổng quan về lý thuyết nợ công và thâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)