Xuất nâng cao kiểm soát thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 67 - 69)

Để nâng cao kiểm soát thâm hụt ngân sách, tạo cân đối ngân sách bền vững cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh những đề xuất nâng cao quản lý nợ công ở trên đề cập thì tác giả cũng đề xuất thêm một vài ý

nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thông qua kiểm soát tình hình nợ công hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, cần phải phát triển công cụ quản lý rủi ro phù hợp với nghiệp vụ quản lý nợ chuyên nghiệp trên thế giới; tăng cƣờng phân tích, đánh giá về nguồn vay, cơ cấu nợ đặc biệt là nợ công và kịch bản huy động vốn vay, tránh nợ quá hạn cũng nhƣ tránh bị động trong điều hành chính sách nợ.Cần phải kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo lộ trình đã đƣợc xác định, tiếp tục giảm bảo lãnh Chính phủ, ƣu tiên bố trí nguồn NSNN để trả nợ; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trƣờng vốn trong nƣớc nhằm tăng nguồn vay trung và dài hạn cho đầu tƣ phát triển. Trong hoạt động thƣờng niên, cần cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế, sự thay đổi thị trƣờng trong và ngoài nƣớc… để chủ động xây dựng phƣơng án điều chỉnh tổng mức vay và hạn mức nợ tƣơng ứng để bảo đảm an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Thứ hai, các quốc gia nên tập trung vào thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng cách đƣa ra các chính sách ƣu đãi hợp lí về thuế (ƣu đãi thuế, thời gian miễn giảm thuế, ƣu đãi tín dụng,...), cải thiện tình trạng cơ sở hạ tầng nhƣ xây dựng các khu chế xuất, khu công nghệ cao và thực hiện chính sách đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn tốt, đạo đức nghề nghiệp cao, tinh thần làm việc,… cũng là một trong các biện pháp có thể giúp thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để giảm áp lực lên nợ công đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nƣớc chi cho việc trả nợ công sau này.

Thứ ba, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc đặt trên cơ sở thu nhập và khả năng trả nợ của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nợ công đang tiệm cận mức trần mà quốc hội quy định, thì chúng ta cần phải nghiêm túc rà soát lại các kế hoạch đầu tƣ công trong trung hạn và dài hạn một cách cẩn trọng trƣớc khi huy động vốn cho dự án. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh hợp tác công - tƣ theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, thu hút các nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ xu hƣớng giảm của đầu tƣ công do thu ngân sách giảm, đồng thời chia sẻ gánh nặng về vốn và rủi

ro giữa khu vực công và khu vực tƣ, nâng cao tính hiệu quả và chất lƣợng của các dự án đầu tƣ, góp phần tăng tính an toán và bền vững cho nợ công.

Cuối cùng, chính phủ cần phải loại bỏ hoàn toàn những khoản chi tốn kém

nhƣng chỉ có một “tác dụng” duy nhất là làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách của nƣớc ta càng thêm trầm trọng, điển hình nhƣ việc chặt cây ở Hà Nội trồng cây mới, xây tƣợng bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Ngãi, và gần đây nhất là việc chi hàng trăm tỷ đồng để xây văn miếu thờ Khổng Tử ở Vĩnh Phúc gây búc xúc lớn trong dƣ luận…

Vì thế, để có thể cùng lúc cân bằng giữa việc đảm bảo ngân sách nhà nƣớc, giảm thâm hụt và đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhƣ mục tiêu đƣợc Chính phủ đề ra, thì giải pháp duy nhất có thể là giảm các khoản chi có hiệu quả thấp từ ngân sách. Trong đó có thể kể đến việc giảm các khoản chi trả nợ công ngắn hạn vốn chiếm một phần lớn trong chi ngân sách thƣờng xuyên, bằng cách siết chặt lại các khoản vay nợ không thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 67 - 69)