Xuất nâng cao quản lý nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 66 - 67)

Thứ nhất,cần phải thay đổi lại cách tính nợ công sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của quốc gia, ví dụ có thể tính nợ công theo khái niệm của IMF, tức cần phải tính cả nợ của DNNN đƣợc bảo lãnh trong cơ cấu nợ công. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ công hiện tại là bao nhiêu, có ở ngƣỡng rủi ro cao hay không. Từ đó các nhà quản lý mới có đƣợc cái nhìn tổng quát và rõ ràng nhất về tình hình nợ công hiện nay mới có thể đƣa ra mục tiêu và phƣơng thức quản lý hiệu quả và phù hợp đối với nợ công.

Thứ hai, cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hƣớng tăng tỷ trọng nợ trong nƣớc nhiều hơn nợ nƣớc ngoài, nó sẽ giúp chúng ta tránh đƣợc rủi ro tỷ giá, đồng thời việc thanh toán bằng tiền đồng sẽ giúp chúng ta giảm đƣợc nguy cơ vỡ nợ, có thể thấy điều này qua việc Nhật Bản với mức nợ/GDP ở mức rất cao nhƣng khoản nợ của họ vẫn đƣợc đánh giá là an toàn một phần là do nợ trong nƣớc chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nợ công của Nhật Bản.

Thứ ba,cần có biện pháp để đảm bảo tài khóa bền vững; tối ƣu hóa chi phí và kỳ hạn nợ công; tăng cƣờng nguồn thu và hành thu trên cơ sở ổn định và tăng dần tỷ lệ thu trên GDP; nâng cao hiệu suất chi tiêu trên cơ sở hạn chế và từng bƣớc giảm tỷ lệ chi trên GDP.

Thứtư, cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả.Yêu cầu tách bạch quy định về quản lý vốn vay của Chính phủ theo từng nguồn vốn huy động; các quy định về cho vay lại vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ cũng tồn tại nhiều rủi ro. Chế độ kiểm toán rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện tại, việc giám sát chi tiêu của Chính phủ

cũng cần phải đƣợc thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vƣợt quá mức cho phép. Luật Quản lý nợ công cũng cần phải đƣợc rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả, chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trƣởng kinh tế, lƣợng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, nợ công trong nƣớc hay nợ công nƣớc ngoài đang gặp mối nguy hiểm gì, do vậy nguy cơ vỡ nợ là điều không thể lƣờng trƣớc.

Thứnăm,ngoài những giải pháp trên, để giảm áp lực và bảo đảm an toàn nợ

công trong 5 năm tới đây, cần phải có kế hoạch vay trả nợ công 2016-2020 với nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, nợ công không thể giảm ngay mà cần phải có lộ trình. Bộ Tài chính xác định phải giám sát, kiểm soát kỹ các khoản vay mới. Có thể thấy áp lực vay nợ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, vì vậy, để giảm áp lực này trƣớc hết phải xây dựng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn trong khả năng cân đối và bảo đảm tính bền vững của chính sách tài khóa; kiểm soát chặt chẽ danh mục đầu tƣ công và chỉ tập trung đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực then chốt. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chƣơng trình, dự án sử dụng nợ công phải tuân thủ đúng dự toán đƣợc giao; tránh hiện tƣợng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ, nhất là tăng từ nguồn vốn vay do triển khai chậm trễ, không đúng tiến độ dẫn đến khối lƣợng tăng lên. Chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tƣ công, sử dụng nợ công.

Cuối cùng, để nợ công thực sự hiệu quả, là công cụ tài chính để phát triển kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải tăng cƣờng hiệu quả của việc sử dụng nợ công, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Đi cùng với đó là hoàn thiện chính sách quản lý nợ, đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê nợ công phù hợp với thông lệ quốc tế, phát triển bộ công cụ quản lý rủi ro chuyên nghiệp để tăng tính chủ động, linh hoạt trong quản lý nợ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 66 - 67)