Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi (không bị hiện tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 62)

tƣợng phƣơng sai thay đổi)

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Chi-sq Df Prob.

32.59016 30 0.3406

Với mức ý nghĩa Prob. = 0.3406 > 5% nên kết luận mô hình đang thực hiện không bị hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Bằng việc ƣớc lƣợng mô hình với dữ liệu bảng của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1990-2016, thông qua kiểm định tính dừng ADF cho thấy các biến đều dừng cùng bậc sai phân bậc 1. Đây là điều kiện để đảm bảo mô hình kiểm định hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, xác định độ trễ tối ƣu cho các biến thông qua hồi quy với mô hình VAR và kiểm định tính ổn định của mô hình, thấy đƣợc các biến đều có tính ổn định nằm trong vòng tròn kiểm định mô hình VAR. Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả Granger test cho cặp biến nợ công và thâm hụt ngân sách cho thấy hai biến có tác động với nhau. Và cuối cùng tác giả tiến hành xác định hàm phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai và thực hiện một số kiểm định khuyết tật mô hình.

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nợ công lẫn thâm hụt ngân sách đã trở thành tâm điểm thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của giới học thuật do tính chất quan trọng, mức độ ảnh hƣởng của nợ công, thâm hụt ngân sách trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, khi kiểm định và phân tích mô hình thực nghiệm ở chƣơng 4, mục đích chính của luận văn là kiểm tra mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách nhƣ thế nào tại Việt Nam với số liệu thực tế đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2016.Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp vector tự hồi quy VAR cho dữ liệu bảng, kiểm định nhân quả Granger, phân rã phƣơng sai sai số dự đoán, hàm phản ứng xung tổng quát để nghiên cứu chiều hƣớng tác động và mối liên hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách từ đó phân tích các chính sách ngụ ý. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa nợ công và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Trong đó, nợ công tác độngcùngchiềuđến thâm hụt ngân sách với mức ý nghĩa 10% và chƣa xác định đƣợc tác động ngƣợc lại của thâm hụt ngân sách đến nợ công.Kết quả này phù hợp với một số tác giả đã nghiên cứu trƣớc nhƣ: Klein (1994) và Ariyo (1993), Folorunso (2013), Žaneta Karazijienė (2015).

Đồng thời, thông qua xác định độ trễ tối ƣu của mô hình, cho thấy tác động của nợ công đến thâm hụt ngân sách chịu tác động của độ trễ là 1 năm.

Bên cạnh đó, khi xem xét phản ứng của nợ công đối với cú sốc thâm hụt ngân sách tác giả thấy đƣợckhi có cú sốc trong quá khứ của thâm hụt ngân sách, ngay bản thân thâm hụt ngân sách phản ứng tức thời âm, đến năm thứ 2 thâm hụt ngân sách có xu hƣớng tăng dần và duy trì ổn định từ năm thứ 3 trở đi. Còn khi có cú sốc trong quá khứ của nợ công, thâm hụt ngân sách không có phản ứng ngay, sau một thời gian ngắn có xu hƣớng tăng mạnh, đến năm thứ 2 thâm hụt ngân sách có xu hƣớng tăng dần và duy trì ổn định từ năm thứ 4 trở đi.

Thông qua kết quả thu đƣợc nhƣ trên, bài nghiên cứu đóng góp vào việc tìm ra giải pháp thế nào để khắc phục sự thâm hụt dai dẳng của ngân sách nhà nƣớc tại

Việt Nam. Đó là kiềm chế nợ công bằng các biện pháp giảm gánh nặng nợ, điều chỉnh cơ cấu nợ công một cách hợp lý…

Điểm mới của bài nghiên cứu này là sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu bằng mô hình vector tự hồi quy VAR, kiểm định nhân quả Granger và phƣơng pháp phân rã phƣơng sai, đây là những phƣơng pháp cũng rất phổ biến đƣợc sử dụng nhiều trong các nghiên cứu nợ công, thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Tác giả thông qua bài nghiên cứu này hy vọng các kết quả tìm thấy trong mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam sẽ góp phần bổ sung thêm cho những nghiên cứu nợ công, thâm hụt ngân sách hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nợ công Việt Nam đang tăng cao, thâm hụt ngân sách kéo dài liên tục các năm gần đây. Đặc biệt, tác giả hy vọng chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế bền vững trong thời gian tới, duy trì mức nợ công hợp lý nhằm đảm bảo tác động tích cực từ phía nợ nƣớc ngoài lẫn nợ trong nƣớc lên tăng trƣởng kinh tế nhằm tác động vào thâm hụt ngân sách Việt Nam theo chiều hƣớng tích cực hơn. Thêm vào đó là cần quan tâm, chú trọng đến phát triển yếu tố con ngƣời, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất để phát triển nền kinh tế có chiều sâu, có khả năng đƣơng đầu với những cú sốc kinh tế từ bên ngoài, qua đó dần hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào nợ công tiến tới tự chủ về năng lực tài chính của quốc gia cũng nhƣ kéo theo sự ảnh hƣởng đến thâm hụt ngân sách đƣợc cân bằng hơn.

5.2. Hàm ý chính sách:

Từ nghiên cứu định tính và định lƣợng ở Việt Nam cho thấy nợ công có tác động qua lại vớithâm hụt ngân sách.Do đó, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao kéo dài sẽ đe dọa đến sự ổn địnhvĩ mô, gây ra nhiều biến chứng kinh tế.Đây là một trong những lý do nhiều quốc gia từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã xem xét việc cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng nhƣ nợ công để khôi phục sự ổn định tài khóa, và là một trong các nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu hiện nay trong điều hành chính sách vĩ mô.

Những thách thức tài khóa và nợ công cho thấy đã đến lúc Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đƣa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng, bảo đảm tính bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu

dài cho nền kinh tế. Dù ngƣỡng an toàn nợ công nói chung và nợ nƣớc ngoài nói riêng là bao nhiêu đi chăng nữa thì với thâm hụt ngân sách kéo dài nhƣ hiện nay, Việt Nam sẽ nhanh chóng chạm các ngƣỡng đó. Do vậy, việc sớm chuẩn bị cho một kế hoạch tài khóa bền vững dài hơi sẽ là rất cần thiết giúp cho nền kinh tế tránh đƣợc những cú sốc tài khóa tiêu cực trong tƣơng lai.

Qua đó, tác giả xin đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau về nâng cao quản lý thâm hụt ngân sách và nợ công ở Việt Nam hiện nay.

5.2.1. Đề xuất nâng cao quản lý nợ công ở Việt Nam

Thứ nhất,cần phải thay đổi lại cách tính nợ công sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của quốc gia, ví dụ có thể tính nợ công theo khái niệm của IMF, tức cần phải tính cả nợ của DNNN đƣợc bảo lãnh trong cơ cấu nợ công. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ công hiện tại là bao nhiêu, có ở ngƣỡng rủi ro cao hay không. Từ đó các nhà quản lý mới có đƣợc cái nhìn tổng quát và rõ ràng nhất về tình hình nợ công hiện nay mới có thể đƣa ra mục tiêu và phƣơng thức quản lý hiệu quả và phù hợp đối với nợ công.

Thứ hai, cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hƣớng tăng tỷ trọng nợ trong nƣớc nhiều hơn nợ nƣớc ngoài, nó sẽ giúp chúng ta tránh đƣợc rủi ro tỷ giá, đồng thời việc thanh toán bằng tiền đồng sẽ giúp chúng ta giảm đƣợc nguy cơ vỡ nợ, có thể thấy điều này qua việc Nhật Bản với mức nợ/GDP ở mức rất cao nhƣng khoản nợ của họ vẫn đƣợc đánh giá là an toàn một phần là do nợ trong nƣớc chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nợ công của Nhật Bản.

Thứ ba,cần có biện pháp để đảm bảo tài khóa bền vững; tối ƣu hóa chi phí và kỳ hạn nợ công; tăng cƣờng nguồn thu và hành thu trên cơ sở ổn định và tăng dần tỷ lệ thu trên GDP; nâng cao hiệu suất chi tiêu trên cơ sở hạn chế và từng bƣớc giảm tỷ lệ chi trên GDP.

Thứtư, cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả.Yêu cầu tách bạch quy định về quản lý vốn vay của Chính phủ theo từng nguồn vốn huy động; các quy định về cho vay lại vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ cũng tồn tại nhiều rủi ro. Chế độ kiểm toán rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện tại, việc giám sát chi tiêu của Chính phủ

cũng cần phải đƣợc thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vƣợt quá mức cho phép. Luật Quản lý nợ công cũng cần phải đƣợc rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả, chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trƣởng kinh tế, lƣợng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, nợ công trong nƣớc hay nợ công nƣớc ngoài đang gặp mối nguy hiểm gì, do vậy nguy cơ vỡ nợ là điều không thể lƣờng trƣớc.

Thứnăm,ngoài những giải pháp trên, để giảm áp lực và bảo đảm an toàn nợ

công trong 5 năm tới đây, cần phải có kế hoạch vay trả nợ công 2016-2020 với nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, nợ công không thể giảm ngay mà cần phải có lộ trình. Bộ Tài chính xác định phải giám sát, kiểm soát kỹ các khoản vay mới. Có thể thấy áp lực vay nợ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, vì vậy, để giảm áp lực này trƣớc hết phải xây dựng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn trong khả năng cân đối và bảo đảm tính bền vững của chính sách tài khóa; kiểm soát chặt chẽ danh mục đầu tƣ công và chỉ tập trung đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực then chốt. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chƣơng trình, dự án sử dụng nợ công phải tuân thủ đúng dự toán đƣợc giao; tránh hiện tƣợng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ, nhất là tăng từ nguồn vốn vay do triển khai chậm trễ, không đúng tiến độ dẫn đến khối lƣợng tăng lên. Chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tƣ công, sử dụng nợ công.

Cuối cùng, để nợ công thực sự hiệu quả, là công cụ tài chính để phát triển kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải tăng cƣờng hiệu quả của việc sử dụng nợ công, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Đi cùng với đó là hoàn thiện chính sách quản lý nợ, đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê nợ công phù hợp với thông lệ quốc tế, phát triển bộ công cụ quản lý rủi ro chuyên nghiệp để tăng tính chủ động, linh hoạt trong quản lý nợ công.

5.2.2. Đề xuất nâng cao kiểm soát thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Để nâng cao kiểm soát thâm hụt ngân sách, tạo cân đối ngân sách bền vững cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh những đề xuất nâng cao quản lý nợ công ở trên đề cập thì tác giả cũng đề xuất thêm một vài ý

nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thông qua kiểm soát tình hình nợ công hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, cần phải phát triển công cụ quản lý rủi ro phù hợp với nghiệp vụ quản lý nợ chuyên nghiệp trên thế giới; tăng cƣờng phân tích, đánh giá về nguồn vay, cơ cấu nợ đặc biệt là nợ công và kịch bản huy động vốn vay, tránh nợ quá hạn cũng nhƣ tránh bị động trong điều hành chính sách nợ.Cần phải kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo lộ trình đã đƣợc xác định, tiếp tục giảm bảo lãnh Chính phủ, ƣu tiên bố trí nguồn NSNN để trả nợ; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trƣờng vốn trong nƣớc nhằm tăng nguồn vay trung và dài hạn cho đầu tƣ phát triển. Trong hoạt động thƣờng niên, cần cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế, sự thay đổi thị trƣờng trong và ngoài nƣớc… để chủ động xây dựng phƣơng án điều chỉnh tổng mức vay và hạn mức nợ tƣơng ứng để bảo đảm an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Thứ hai, các quốc gia nên tập trung vào thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng cách đƣa ra các chính sách ƣu đãi hợp lí về thuế (ƣu đãi thuế, thời gian miễn giảm thuế, ƣu đãi tín dụng,...), cải thiện tình trạng cơ sở hạ tầng nhƣ xây dựng các khu chế xuất, khu công nghệ cao và thực hiện chính sách đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn tốt, đạo đức nghề nghiệp cao, tinh thần làm việc,… cũng là một trong các biện pháp có thể giúp thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để giảm áp lực lên nợ công đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nƣớc chi cho việc trả nợ công sau này.

Thứ ba, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc đặt trên cơ sở thu nhập và khả năng trả nợ của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nợ công đang tiệm cận mức trần mà quốc hội quy định, thì chúng ta cần phải nghiêm túc rà soát lại các kế hoạch đầu tƣ công trong trung hạn và dài hạn một cách cẩn trọng trƣớc khi huy động vốn cho dự án. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh hợp tác công - tƣ theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, thu hút các nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ xu hƣớng giảm của đầu tƣ công do thu ngân sách giảm, đồng thời chia sẻ gánh nặng về vốn và rủi

ro giữa khu vực công và khu vực tƣ, nâng cao tính hiệu quả và chất lƣợng của các dự án đầu tƣ, góp phần tăng tính an toán và bền vững cho nợ công.

Cuối cùng, chính phủ cần phải loại bỏ hoàn toàn những khoản chi tốn kém

nhƣng chỉ có một “tác dụng” duy nhất là làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách của nƣớc ta càng thêm trầm trọng, điển hình nhƣ việc chặt cây ở Hà Nội trồng cây mới, xây tƣợng bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Ngãi, và gần đây nhất là việc chi hàng trăm tỷ đồng để xây văn miếu thờ Khổng Tử ở Vĩnh Phúc gây búc xúc lớn trong dƣ luận…

Vì thế, để có thể cùng lúc cân bằng giữa việc đảm bảo ngân sách nhà nƣớc, giảm thâm hụt và đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhƣ mục tiêu đƣợc Chính phủ đề ra, thì giải pháp duy nhất có thể là giảm các khoản chi có hiệu quả thấp từ ngân sách. Trong đó có thể kể đến việc giảm các khoản chi trả nợ công ngắn hạn vốn chiếm một phần lớn trong chi ngân sách thƣờng xuyên, bằng cách siết chặt lại các khoản vay nợ không thực sự hiệu quả.

5.3. Các hạn chế của bài nghiên cứu:

Bài nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam gặp phải một số hạn chế có thể ảnh hƣởng đến kết quả kiểm định. Cụ thể nhƣ sau:

 Về mặt số liệu thống kê, ƣớc lƣợng mô hình: chỉ tiêu nợ công là một chỉ tiêu khó tổng hợp đƣợc đầy đủ và chính xác nên kết quả ƣớc lƣợng có đƣợc trong bài nghiên cứu có thể sẽ chƣa chính xác.

 Do thống kê tài chính trong nƣớc còn phân tán, thiếu đối chiếu, theo dõi, thốngkê, tổng hợp chƣa kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định nên nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo từ các tổ chức tài chính quốc tế nên có thể sẽ có một số điểm khác biệt với các số liệu báo cáo trong nƣớc, điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 62)