Các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 28 - 31)

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là mối quan hệ rõ ràng nhất so với mối quan hệ giữa nợ công, thâm hụt ngân sách và các biến số kinh tế vĩ mô khác. Về bản chất, nợ chính phủ là sự cộng dồn của thâm hụt ngân sách qua các năm (trừ khi có việc phát hành tiền hoặc bán tài sản quốc gia để bù đắp thâm hụt ngân sách).

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về nợ công và thâm hụt ngân sách, đánh giá nguy cơ nợ công và thâm hụt ngân sách, tuỳ đặc điểm riêng của từng nƣớc mà có sự thay đổi tƣơng ứng. Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá rõ ràng về mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách vẫn còn hạn chế về số lƣợng. Có thể tìm thấy trong một số nghiên cứu lý thuyết, trong đó có một số quan điểm chính nhƣ sau:

Quan điểm của trường phái kinh tế tân cổ điển: Các nhà nghiên cứu trƣờng

phái tân cổ điển cho rằng gia tăng chi tiêu chính phủ (thâm hụt tài khóa tăng) làm cho tổng mức tiêu dùng hiện tại tăng lên. Trong điều kiện toàn dụng lao động, gia tăng tiêu dùng làm giảm tiết kiệm. Lãi suất do đó sẽ tăng để đạt đƣợc trạng thái cân

bằng trên thị trƣờng vốn thì lại tác động làm giảm đầu tƣ tƣ nhân (hay còn gọi là hiện tƣợng thoái lui đầu tƣ tƣ nhân – hiệu ứng “Crowding-out”).Trong trƣờng hợp thâm hụt đƣợc tài trợ bằng vay nƣớc ngoài, tác động kéo lùi đầu tƣ có thể đƣợc hạn chế, do chính phủ sử dụng các nguồn lực bổ sung từ bên ngoài thay vì dùng các nguồn lực của khu vực tƣ nhân trong nƣớc. Việc sử dụng một phần vốn vay nƣớc ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm bớt căng thẳng trên thị trƣờng tín dụng trong nƣớc, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế.Tuy nhiên, vay nƣớc ngoài lại có những tác động khác nguy hại đến nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu trên quan điểm của trƣờng phái tân cổ điển chủ yếu cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tiêu cực đối với kinh tế vĩ mô, làm gia tăng các khoản nợ công.

Quan điểm của Keynes (1936) đề xuất rằng sự pha trộn thích hợp của việc tài trợ thâm hụt ngân sách là việc áp dụng các chính sách tài khóa bồi thƣờng để quản lý nền kinh tế trong giai đoạn hoạt động kinh tế thấp.Các nhà nghiên cứu theo quan điểm của trƣờng phái Keynes chủ yếu cho rằng thâm hụt ngân sách tạo ra những tác động tích cực đối với kinh tế vĩ mô và ủng hộ cho chi tiêu công nợ tài trợ hoặc tài trợ thâm hụt.Tuy nhiên hạn chế của mô hình Keyneslà phải dựa trên giả định rằng các nhà đầu tƣ sẽ lạc quan hơn về nền kinh tế khi Chính phủ gia tăng chi tiêu.

Trong khi đó, Lad (1984)cũng phát biểu rằng nguyên nhân chính cho sự tích tụ của nợ của nhiều nƣớc trên thế giới là sự cần thiết của việc tài trợ chi tiêu công tăng cao và thâm hụt ngân sách liên quan. Summer (1986) lập luận rằng sự phân biệt giữa nợ trong nƣớc và bên ngoài là cần thiết khi xem xét các tác động kinh tế vĩ mô của thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, de-Fontenay, Milesi-Ferretti và Pill (1995) phát biểu rằng tài chính bên ngoài có thể gây ra tắc nghẽn tài chính và tiền tệ lớn hơn. Boariu và Bilan (2007) cũng cho rằng nợ công, nhƣ tất cả các khoản vay khác, tốn kém bởi vì Chính phủ chi trả lãi cho các chủ nợ của họ nhƣ là một mức giá cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có tạm thời.

Khi ngân sách của một quốc gia bị suy giảm vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ kinh tế suy thoái, thất thu thuế, đầu tƣ không hiệu quả, thiên tai... trong khi quốc gia đó vẫn cần kinh phí để thực hiện cho việc chi tiêu thƣờng xuyên và đầu tƣ,

trả nợ... thì sẽ dẫn đến áp lực phải tìm nguồn vốn để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời này. Và giải pháp vay nợ bằng các hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu ra thị trƣờng tiền tệ để huy động vốn là công cụ chủ yếu để Nhà nƣớc có thể huy động vốn nhanh nhất.Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ chấp nhận một mức nợ công nhất định.

Bên cạnh đó, tiết kiệm quốc gia bằng tiền tiết kiệm tƣ nhân cộng với tiết kiệm khu vực công.Sự giảm tiết kiệm công làm giảm tiết kiệm quốc gia. Điều này dẫn đến sự mất mát cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tƣ. Kết quả, giảm khả năng tiết kiệm, đề tài trợ đầu tƣ ủng hộ giả thuyết thâm hụt ngân sách, làm tăng nợ chính phủ bên ngoài.Qua đó cho thấy khi tăng nợ nƣớc ngoài sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách.

Xem xét các quan điểm trên, có thể thấy thâm hụt NSNN là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nợ công của một quốc gia. Tuy nhiên về mặt vĩ mô thì nợ công cũng có tác động tới thâm hụt NSNN nhƣ sau:

Thứ nhất, khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lƣng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để đƣợc nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhƣng, “thắt lƣng buộc bụng” lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những ngƣời nghèo, những ngƣời yếu thế trong xã hội là những ngƣời bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Điều này càng làm cho nền kinh tế trở nên khó khăn và ảnh hƣởng tới nguồn thu NSNN.

Thứ hai, khi nợ công tăng cao thì Chính phủ có xu hƣớng gia tăng thuế suất và giảm chi tiêu ngân sách.Điều này làm cho đầu tƣ suy giảm, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trƣởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào “khủng hoảng kép”. Từ đó làm ảnh hƣởng tới nguồn thu ngân sách trong tƣơng lai của nhà nƣớc.

Thứ ba, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của ngƣời dân và giới đầu tƣ bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành

mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Điều này làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của một đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 28 - 31)