1.2 Chất lượng hoạt động đối với chovay khách hàng cá nhân của ngân hàng
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Đây là chỉ tiêu tổng quan phản ánh lượng vốn cho vay mà ngân hàng đã cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể. Hiểu một cách khác, dư nợ cho vay chính là khoản tiền mà khách hàng còn phải trả cho ngân hàng. Tăng trưởng dư nợ cho vay là một tín hiệu tốt nếu dòng vốn chảy vào đúng các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư bởi nó cho thấy kênh cho vay cho doanh nghiệp và người dân được khai thông.
Tổng dư nợ phân chia theo thời gian bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn. Thông thường, tổng dư nợ càng cao thể hiện quy mô ngân hàng càng lớn, mới có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động cho vay. Cho nên đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay vì nếu chỉ tiêu này thấp nghĩa là quy mô vốn ngân hàng nhỏ, phòng kinh doanh và marketing hoạt động không hiệu quả do đó
8
chất lượng cho vay khơng cao. Tuy nhiên, hiện nay cũng có ý kiến dù tổng dư nợ là một trong số các hệ thống chỉ tiêu nhưng chưa thể đánh giá chất lượng cho vay cao hay thấp chỉ dựa vào chỉ tiêu này mà phải xem xét mức độ an tồn và tính lành mạnh của nó.
- Nợ xấu
Quyết định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm:
Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh tốn.
Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.
Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Các chỉ tiêu nợ quá hạn là: Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Nợ quá hạn khó địi/ Tổng dư nợ
Nợ q hạn khó địi/ Tổng dư nợ q hạn
Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỉ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Chỉ số này thấp chứng minh được chất lượng cho vay cao và ngược lại. Thơng thường thì tỷ lệ nợ q hạn tốt nhất là ở mức ≤ 5%. Theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải thực hiện đầy đủ quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ không vượt quá 3%. Đồng
9
vay. Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện khả năng rủi ro cho vay của ngân hàng đến đâu, mặc dù có thể khơng đương đầu với rủi ro mất vốn do có tài sản đả bảo nhưng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng vì khơng khách hàng nào muốn vay vốn hoặc gửi tiền tại một ngân hàng liên tục phát mại tài sản thế chấp.
- Tổng vốn huy động/Tổng dư nợ cho vay
Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng cho vay, phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nói lên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng chưa thực hiện tốt việc cho vay, khả năng cho vay của ngân hàng chưa tốt, chưa sử dụng tốt toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì khả năng huy động của ngân hàng chưa tốt.
- Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro
Tỷ lệ trích lập dự phịng có thể được hiểu là phần nợ quá hạn đến nợ xấu được xử lý bằng cách hạch tốn vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Do trong quá trình kinh doanh của mình, khách hàng vay tiền của ngân hàng để sản xuất kinh doanh, tuy nhiên khách hàng gặp rủi ro dẫn đến khơng có khả năng trả lãi hoặc trả gốc và lãi từ đó dẫn đến việc ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phần rủi ro tín dụng sẽ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 22 tháng 4 năm 2005.
Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro theo quyết định trên có nêu rõ: a) Nhóm 1: 0%
b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50% đ) Nhóm 5: 100%
Số tiền dự phịng cụ thể phải trích được tính theo cơng thức sau:
10
Trong đó:
R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Đây là chỉ tiêu phản ảnh đúng thực trạng chất lượng cho vay tại chi nhánh. Nếu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và số tiền trích lập dự phịng càng lớn so với tổng dư nợ, đó là dấu hiệu chất lượng cho vay kém, vì phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu nhiều. Ngược lại, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro và số tiền trích lập dự phịng càng nhỏ, điều đó thể hiện chi nhánh hoạt động có hiệu quả, cho vay khách hàng tốt, công tác thẩm định cũng được thực hiện nghiêm túc.
Kết luận chương 1
Qua chương 1 của khoá luận, ta đã tổng hợp được cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay, cụ thể qua các khái niệm về cho vay và về chất lượng cho vay. Bên cạnh đó cũng chỉ rõ các chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm mục đích phân tích và đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chính Minh – chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Bên cạnh đó, việc tổng hợp cơ sở lý thuyết cũng giúp khái quát hoá, giúp người đọc hiểu được tính cấp thiết của chất lượng cho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt đối với thị trường mà ngành ngân hàng định hướng bán lẻ và phát triển mạnh ở mảng khách hàng cá nhân như tại Việt Nam.
11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK – CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA