Kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động tín dụng của một số ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam theo basel (Trang 31 - 33)

TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIETCOMBANK

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới hàng trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng Trung Quốc

Từ một số nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại các NH Trung Quốc, các NH Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế đƣợc những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động tín dụng

- Cho vay dựa vào thế chấp, ngƣời bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính; tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng gần đây đã làm cho trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả đƣợc nợ là rất lớn.

- Không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy

đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.

- Hoạt động giám sát sau giải ngân kém, không giám sát các khoản cho vay xây dựng nhƣ kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không nhận biết đƣợc các dấu hiệu cảnh báo nhƣ chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

1.3.1.2. Kinh nghiệm tại ngân hàng Dresdner Cộng hòa Liên bang Đức

Để nâng cao năng lực hoạt động tín dụng cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động này, ngân hàng Dresdner thƣờng xuyên quan tâm đến tổng dƣ nợ cho vay của cả hệ thống cũng nhƣ ở từng chi nhánh. NH thực hiện việc cơ cấu và xử lý các hoạt động

tín dụng phức tạp. Các nhân viên có trình độ đƣợc NH phân công theo dõi trên một quy mô tổng thể các khoản cho vay có chứa đựng rủi ro cao, cũng nhƣ các khoản vay phải gia hạn hoàn trả.

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, NH đã sử dụng một hệ thống đánh giá cho điểm các khách hàng đã đƣợc lƣợng hóa, trên cơ sở đó các rủi ro đƣợc phân loại phù hợp với các tiêu chí đánh giá cho điểm tín dụng. Ngân hàng Dresdner đã thành lập một Ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng, bao gồm các thành viên HĐQT và các Giám đốc điều hành để đƣa ra soạn thảo các biện pháp giải quyết các rủi ro khi xảy ra.

1.3.1.3. Kinh nghiệm tại Citibank

Các chính sách tín dụng tại Citibank đƣợc tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này đƣợc hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra một môi trƣờng hoạt động tín dụng hiệu quả.

Để nâng cao năng lực cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động tín dụng, tại Citibank đã đƣa ra ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt bao gồm hình thành chiến lƣợc và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia đƣợc thể hiện một cách rất cụ thể:

- Ủy ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu

chuẩn danh mục đầu tƣ đối với NH, đặt hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban chính sách tín dụng.

- Ủy ban chính sách tín dụng thực hiện các nhiệm vụ là đặt ra hạn mức tín

dụng cùng với Ủy ban quản lý xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản trị rủi ro.

- Bộ phận quản trị rủi ro thực thi các nhiệm vụ nhƣ lập ra chiến lƣợc kinh doanh; nhận định thị trƣờng mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng

và đánh giá rủi ro, xét duyệt dƣ nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tƣ; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả chính là đảm bảo NH hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro đƣợc giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam theo basel (Trang 31 - 33)