Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2009 đến 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam theo basel (Trang 37)

2012

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VCB giai đoạn 2009-2012

Chỉ tiêu Đ n vị tính Năm 2009 2010 2011 2012 Chỉ tiêu hoạt động Tổng tài sản tỷ đồng 255.496 307.621 366.722 414.475 Tốc độ tăng trƣởng % 15,1 20,4 19,2 13 Vốn chủ sở hữu tỷ đồng 16.710 20.737 28.639 41.553 Tốc độ tăng trƣởng % 19,8 24 38,1 45,1 Vốn huy động tỷ đồng 169.457 208.320 241.700 303.942 Tốc độ tăng trƣởng % 5,9 22,9 16 25,8 Dƣ nợ tín dụng tỷ đồng 141.621 176.814 209.418 241.163 Tốc độ tăng trƣởng % 25,6 24,9 18,4 15,2 Doanh số thanh toán XNK tỷ USD 25,61 31 38,8 39 Tốc độ tăng/ giảm % -21,2 21 25,2 0,08 Thị phần thanh toán XNK % 20,4 20 19,2 17 Thu nhập hoạt động kinh

doanh tỷ đồng 9.287 11.531 14.871 15.109 Chi phí hoạt động tỷ đồng 3.494 4.578 5.700 6.016 Chi dự phòng rủi ro tín dụng tỷ đồng 789 1.384 3.474 3.329 Lợi nhuận trƣớc thuế tỷ đồng 5.004 5.569 5.697 5.764 Tốc độ tăng/ giảm % 39,3 11,3 2,3 1,2 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 3.945 4.303 4.217 4.427 Tốc độ tăng/ giảm % 44,6 9,1 -2 5 Số lƣợng chi nhánh chi nhánh 70 72 77 79 Tổng số nhân viên ngƣời 10.401 11.415 12.565 13.637

Chỉ tiêu an toàn và hiệu quả

ROAE % 25,58 22,55 17,08 12,61 ROAA % 1,64 1,50 1,25 1,13

Tỷ lệ nợ xấu % 2,47 2,83 2,03 2,4 Hệ số an toán vốn (CAR) % 8,11 9,00 11,14 14,63

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009- 2012[16])

Trong môi trƣờng kinh doanh đầy biến động, Vietcombank luôn giữ vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho chính sách tiền tệ của NHNN, đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nƣớc đồng thời đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đã đề ra. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2012 tƣơng đối tốt, đã đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣ sau:

- Tổng tài sản của Vietcombank năm 2009 đạt 255.496 tỷ đồng; năm 2010 đạt

307.621 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009; năm 2011 tăng 19,2% đạt 366.722 tỷ đồng; năm 2012 đạt 414.475 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011. Trong giai đoạn 2009 – 2012, Agribank vẫn giữ vị trí số 1 về tổng tài sản trong hệ thống NH. Tốc độ tăng tổng tài sản của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2012 trung bình là 18% (đứng sau Vietinbank với tốc độ tăng trung bình là 29%/năm). Sáu tháng đầu năm 2013, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí thứ tƣ về tổng tài sản nhƣng quy mô vẫn còn một khoảng cách so với ba NH dẫn đầu (Agribank, Vietinbank, BIDV). Vietcombank đang đứng trƣớc thủ thách lớn từ khó khăn của nền kinh tế, chính sách và môi trƣờng cạnh tranh để duy trì vị thế về tổng tài sản.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của Vietcombank đều tăng qua các năm từ 2009 – 2012. Tính đến cuối năm 2012 vốn chủ sở hữu của Vietcombank đứng thứ hai toàn hệ thống, đạt 41.553 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm 2011. Vietcombank là ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu cao, trung bình 40%/năm. Sáu tháng đầu năm 2013, Vietcombank giữ vị trí thứ ba về vốn chủ sở hữu trong hệ thống NH sau Agribank và Vietinbank. Vốn chủ sở hữu của Vietinbank nhảy vọt từ vị trí thứ ba trong năm 2012 lên vị trí thứ nhất nhờ bán cổ phần cho đối tác chiến lƣợc Nhật Bản.

- Từ năm 2009 – 2010, Vietcombank luôn đứng đầu hệ thống NH về quy mô lợi nhuận. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2009 đạt 5.004 tỷ đồng, năm 2010 tăng 11,3% so với năm 2009 đạt 5.569 tỷ đồng. Tuy thị phần lợi nhuận không sụt giảm đi nhƣng từ năm 2011 – 2012, thứ tự xếp hạng về lợi nhuận của Vietcombank đã tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ hai, đứng sau Vietinbank. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 tăng 2,3% so với năm 2010 đạt 5.697 tỷ đồng; năm 2012 đạt 5.764 tỷ đồng tăng 1,2% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, mặc dù bối cảnh thị trƣờng rất khó khăn, Vietcombank vẫn là một trong ba NH dẫn đầu thị trƣờng về lợi nhuận trƣớc thuế. Tuy nhiên mức lợi nhuận trƣớc thuế công bố tại thời điểm này chƣa thực sự phản ánh vị thế của các NH do mỗi NH trích lập dự phòng một mức khác nhau, có thể một số NH chƣa trích hết số dự phòng phải trích.

- Năm 2009 Vietcombank giữ vị trí thứ ba trong huy động vốn, đạt 169.457 tỷ

đồng. Tuy nguồn vốn huy động của Vietcombank năm 2010 đạt tốc độ tăng khá cao là 22,9% so với năm 2009 đạt 208.320 tỷ đồng nhƣng đã để Vietinbank vƣợt lên và chiếm vị trí thứ ba (chủ yếu nhờ vào việc Vietinbank phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế). Năm 2011 huy động vốn đạt 241.700 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2010; năm 2012 tăng với tỷ lệ khá cao so với năm 2011 là 25,8% so với năm 2011 và đạt 303.942 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, Vietcombank giữ vị trí thứ tƣ về huy động vốn và chiếm khoảng 8,5% thị phần.

- Dƣ nợ tín dụng năm 2010 đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 24,9% so với năm 2009.

Năm 2011 tăng 18,4% so với năm 2010; tốc độ tăng trƣởng năm 2012 so với năm 2011 là 15,2%, đạt đƣợc 241.163 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí thứ tƣ về dƣ nợ tín dụng và chiếm 7,35% thị phần. Thị phần tín dụng có chiều hƣớng giảm nhẹ so với năm 2012. Việc suy giảm tín dụng của Vietcombank cũng nằm trong xu hƣớng chung của thị trƣờng khi mà tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, hàng tồn kho ứ đọng làm giảm nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Để mở rộng thị phần và đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng tín dụng 12% trong năm 2013, Vietcombank cần phải đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở

đảm bảo chất lƣợng tín dụng, đƣa ra chính sách giá cạnh tranh, tập trung vào khách hàng, ngành hàng tốt.

- Tỷ lệ nợ xấu qua các năm từ 2009 – 2012 đều khống chế dƣới mức kế hoạch

đề ra, cụ thể năm 2009 là 2,47%; năm 2010 là 2,83%; năm 2011 đạt 2,03%; năm 2012 là 2,4%.

- Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) năm 2009 giảm 21,2% so với năm 2008 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu. Năm 2010, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại theo hƣớng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thƣơng mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán nhƣ trƣớc đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại đƣợc nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán XNK trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số thanh toán XNK đạt 38,8 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trƣớc là do Vietcombank đã triển khai các chƣơng trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cƣờng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh toán tới khách hàng thông qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thƣơng mại. Doanh số thanh toán XNK năm 2012 chỉ tăng nhẹ 0,08% so với năm 2011, nguyên nhân là do: (i) Thứ nhất, cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nƣớc ngoài mạnh về tiềm lực ngoại tệ, chính sách linh hoạt mềm dẻo, lãi suất và phí thấp (ii) thứ hai, xuất nhập khẩu tăng mạnh năm 2012 chủ yếu ở khu vực FDI – đây không phải là nhóm khách hàng chủ lực của Vietcombank (iii) Thứ ba, hầu hết các khách hàng đều có xu hƣớng quan hệ tín dụng với nhiều NH khác nhau, kéo theo việc khách hàng chia sẻ hoạt động cùng lúc tại nhiều NH.

Mặc dù doanh số thanh toán XNK của Vietcombank tăng trƣởng khá đều từ năm 2009 đến 2012 nhƣng do môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng đã làm cho thị phần thanh toán XNK của Vietcombank bị sụt giảm. Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank đã giảm từ 20,4% (năm 2009) xuống 20% (năm 2010) xuống 19,2% (năm 2011) và 17% vào cuối năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013 Vietcombank vẫn tiếp tục đẫn đầu thị trƣờng trong hoạt động thanh

toán XNK; tuy nhiên thị phần chỉ còn 15,5% thu hẹp 1,96% so với cùng kì năm ngoái.

- Các chỉ số về kinh doanh thẻ đều tăng trƣởng tốt và vƣợt mức kế hoạch do

Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị đề ra. Năm 2009 tổng số lƣợng thẻ do Vietcombank phát hành đƣợc 966.243 thẻ, tăng 11,7% so với năm 2008. Năm 2010, Vietcombank đã phát hành đƣợc hơn 1 triệu thẻ các loại, đồng thời dẫn đầu thị phần phát hành thẻ các loại: 30% thẻ ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế và 18% thẻ ATM. Vietcombank đã phát triển một số sản phẩm dịch vụ thẻ nhƣ: Đề án thanh toán thẻ trên taxi và phát hành thẻ taxi đồng thƣơng hiệu; Đề án chuyển đổi BIN cho thẻ ghi nợ nội địa; Đề án chuyển đổi thẻ liên kết VCB-MTV thành thẻ ghi nợ quốc tế VCB MasterCard; đề án phát triển thẻ Pre-paid…Năm 2011 Vietcombank đã phát hành đƣợc hơn 1 triệu thẻ các loại và là ngân hàng có mạng lƣới POS lớn nhất nƣớc với số máy đạt gần 22.000 máy, chiếm thị phần hơn 28%; có mạng lƣới ATM lớn nhất cả nƣớc với tổng số máy đạt 1.700. Năm 2012, hầu hết các chỉ tiêu thẻ đều tăng trƣởng tốt và vƣợt mức kế hoạch, số lƣợng thẻ tín dụng và thẻ nội địa phát hành đều lần lƣợt tăng 16% và 6%. Số lƣợng phát hành thẻ tín dụng trong năm tăng trƣởng cao do có chiến dịch trọng tâm phát triển thẻ AMEX và sự ra đời của 3 sản phẩm mới là JCB, AMEX platinum và Visa platinum dành cho đối tƣợng là khách hàng cao cấp.

Hiện nay, Vietcombank là NH duy nhất chấp nhận thanh toán cả bảy loại thẻ quốc tế phổ biến: Visa, Mastercard, JCB, CUP, Dinners Club, American Express (Vietcombank là đại lý độc quyền thanh toán) và Discover card; là NH phát hành thẻ tín dụng Visa, Amex, Master, JCB… và là NH nội địa đi tiên phong trong việc phát hành hai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp – Amex Platinum và Visa Platinum. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24 của Vietcombank đã đƣợc bình chọn “Thƣơng hiệu quốc gia” và đƣợc trao tặng Giải thƣởng “Sao Vàng đất Việt”.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK

Trong giai đoạn từ 2009 – 2012, Vietcombank vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng tín dụng khá ổn định với mức tăng trƣởng bình quân đạt trên 20%/năm, đồng thời kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín dụng ở mức khá tốt.

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động tín dụng của VCB giai đoạn 2009-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009- 2012[16])

Năm 2009, dƣ nợ tín dụng là 141.621 tỷ đồng, tăng 25,6% so với 2008. Trong năm 2009, Vietcombank đã theo đuổi chính sách tăng trƣởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lƣợng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tƣ, củng cố quan hệ khách hàng, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tƣ, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, quản trị rủi ro. Kết quả là chất lƣợng tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu là 2,47%.

Đến 31/12/2010, dƣ nợ tín dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009. Trong đó dƣ nợ ngắn hạn tăng 28,5%, dƣ nợ trung dài hạn tăng 20,9%, Vietcombank đã kiểm soát đƣợc tốc độ tăng trƣởng trung dài hạn theo đúng hƣớng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay

trung dài hạn”. Thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/QĐ-NHNN, chất lƣợng tín dụng của Vietcombank đƣợc cải thiện. Tỉ lệ nợ xấu ở mức 2,83% cao hơn 2009 chủ yếu là do thay đổi phƣơng pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của Vietcombank.

Dƣ nợ tín dụng năm 2011 đạt 209.418 tỷ đồng, tăng 18,4%. Vietcombank đã kiểm soát đƣợc tốc độ tăng trƣởng tín dụng ngoại tệ, tốc độ tăng trƣởng tín dụng

trung dài hạn nhằm đảm bảo thanh khoản và các tỷ lệ an toàn,tỷ lệ nợ xấu kiềm chế

ở mức 2,03%.

Năm 2012 dƣ nợ tín dụng đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cuối năm 2011. Tín dụng ngắn hạn đạt 149.537 tỷ đồng, tăng 21,3%, hoàn thàn mức kế hoạch điều chỉnh và cao hơn mức tăng trƣởng toàn ngành ( đạt khoảng 7%), tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,4%. Tăng trƣởng tín dụng của Vietcombank năm 2012 chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 03 tháng đầu năm: dƣ nợ cho vay tăng trƣởng thấp. Tính đến hết

quý 1/2012, dƣ nợ tín dụng giảm 0,6% so với cuối năm 2011. Nguyên nhân do: i) chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất đầu năm còn ở mức cao; ii) môi trƣờng kinh doanh khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu/ đầu tƣ dự án mới giảm.

- Giai đoạn 09 tháng cuối năm: dƣ nợ tăng nhanh, tập trung chủ yếu vào dƣ nợ

ngắn hạn VNĐ, chủ yếu là nhở việc triển khai liên tiếp các gói chƣơng trình cho vay ngắn hạn lãi suất ƣu đãi cho các khách hàng có chất lƣợng tín dụng tốt. Dƣ nợ tăng trƣởng nhanh nhất vào quý 4/2012.

2.2.1. C cấu dư nợ theo thời gian đ o hạn

Bảng 2.2 Dư nợ theo thời gian đ o hạn

Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 73.707 52 94.715 54 123.312 59 149.537 62 Trung hạn 18.174 13 21.278 11 22.325 11 25.762 11 Dài hạn 49.740 35 60.821 35 63.781 30 65.864 27 Tổng dư nợ 141.621 100 176.814 100 209.418 100 241.163 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank giai đoạn 2009-2012[15])

Từ năm 2010 đến năm 2012, Vietcombank giảm dần tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, phù hợp với định hƣớng kiểm soát tăng trƣởng dƣ nợ trung dài hạn của Vietcombank. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm hơn 50% tổng dƣ nợ. Nhìn chung, việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt là cho vay hạn mức và từng lần ngắn hạn ít bị rủi ro kéo theo trong suốt quá trình cấp tín dụng so với cho vay trung, dài hạn; bên cạnh đó còn giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc dòng tiền của doanh nghiệp, thuận lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro và rút vốn khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dƣ nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp theo mùa vụ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hƣởng đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng của ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.

2.2.2. C cấu dư nợ theo đối tượng kh ch hàng và loại hình doanh nghiệp Bảng 2.3 C cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính : tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank giai đoạn 2009-2012[15])

Vietcombank với đặc trƣng là một ngân hàng chuyên bán buôn, đối tƣợng phục vụ chính của Vietcombank là khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN). Tỷ trọng cho vay DNNN năm 2009 ở mức rất cao, chiếm 40% tổng dƣ nợ. Từ năm 2010 đến 2012, tỷ trọng cho vay DNNN giảm mạnh nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm hơn 20% tổng dƣ nợ cho vay trong năm). Những năm gần đây chính sách của Vietcombank đã có sự thay đổi nhằm mở rộng khai thác thị trƣờng bán lẻ đầy tiềm năng phát triển, tăng cƣờng mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho các công ty trách nhiệm hữu hạn, khách hàng cá nhân. Cụ thể tỷ trọng cho vay chiếm hơn 20% tổng dƣ nợ, cho vay khách hàng cá nhân và

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp Nhà nƣớc 56.229 40 35.064 20 55.775 27 58.558 24 Công ty TNHH 21.994 16 39.814 23 38.453 18 48.661 20 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam theo basel (Trang 37)