Hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam theo basel (Trang 49)

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động đƣợc ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu đồng. Hiệu suất này càng cao, chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, không có tình trạng ứ đọng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn của Vietcombank từ năm 2009 đến 2012 luôn đạt xấp xỉ 80%, chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, không có tình trạng ứ đọng vốn.

Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn của Vietcombank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng, giảm (%)

2009 2010 2011 2012 2010/09 2011/10 2012/11 Doanh số cho vay 141.621 176.814 209.418 241.163 25 18 15 Tổng vốn huy động 169.457 208.320 241.700 303.942 23 16 26 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 83,6 84,9 86,6 79,4 +1,6 +2 -8,3

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2012[16])

Từ bảng 2.5 cho thấy, từ năm 2009 đến 2011, doanh số cho vay và tổng nguồn vốn huy động luôn tăng, hiệu suất sử dụng vốn cũng tăng đều (năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1,6%; năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2%) điều này chứng tỏ công tác sử dụng nguồn vốn tại Vietcombank đƣợc thực hiện rất tốt. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn giảm so với năm 2011 là 8,3% do tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động cao hơn tốc độ phát triển của doanh số cho vay. Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp sản

xuất hạn chế, bị ứ đọng hàng tồn kho; điều đó đã ảnh hƣởng nhiều đến doanh số cho vay cũng nhƣ thu hồi nợ của NH giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank năm 2012 tăng mạnh chủ yếu do nguồn vốn huy động từ dân cƣ tăng đáng kể (tăng hơn 30% so với 2011).

2.2.5. Tình hình nợ qu hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ

Bên cạnh mục tiêu đề ra về tốc độ tăng trƣởng tín dụng hàng năm, Vietcombank rất chú trọng đến chất lƣợng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, đây là một trong các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Vietcombank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng, giảm (%)

2009 2010 2011 2012 2010/09 2011/10 2012/11

Dƣ nợ cho vay 141.621 176.814 209.418 241.163 25 18 15 Nợ quá hạn 11.532 22.273 35.067 36.207 93 57 3

Tỷ lệ nợ quá

hạn/Dư nợ (%) 8 12 17 15 +50 +33 -6

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2012[16])

Tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ đạt mức cao nhất trong năm 2011 và năm 2012 (năm 2011: 17% và năm 2012: 15%) chủ yếu là do nợ nhóm 2 tăng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ năm 2010 là 12%, tăng 50% so với năm 2009; năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 17%, tăng 33% so với năm 2010; năm 2012 tỷ lệ này là 15%, giảm 6% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 giảm so với năm 2011 là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên vẫn ở mức còn khá cao. Vietcombank cần tăng cƣờng biện pháp quản trị tốt hơn đối với nợ nhóm 2 để tránh nguy cơ chuyển sang nhóm nợ xấu. Đồng thời tiếp tục tăng cƣờng kiểm soát nợ quá hạn sao cho tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ cho vay ở mức an toàn.

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại Vietcombank Đơn vị tính: tỷ đồng Nhóm nợ Năm 2009 2010 2011 2012 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 130.089 92 154.541 88 174.351 83 204.956 85 Nợ cần chú ý 8.034 6 17.293 9,8 30.809 15 30.745 13 Nợ dƣới chuẩn 441 0,3 996 0,5 1.258 0,6 2.926 1,2 Nợ nghi ngờ 394 0,2 301 0,2 653 0,3 1.224 0,5 Nợ có khả năng mất vốn 2.663 1,5 3.683 1,5 2.347 1,1 1.312 0,3 Tổng dƣ nợ 141.621 100 176.814 100 209.418 100 241.163 100 Nợ xấu 3.499 4.981 4.258 5.462 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 2,47 2,83 2,03 2,4

( Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank giai đoạn 2009 – 2012[15])

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ tại Vietcombank tăng cao đạt 2,83% là do thay đổi phƣơng pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của Vietcombank

Bên cạnh việc thực hiện chính sách của NHNN về tăng trƣởng tín dụng trong từng thời kỳ, Vietcomabank đã luôn theo sát tình hình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng. Trong những năm 2009-2012, Vietcombank đã xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dƣ nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trƣởng dƣ nợ ngoại tệ cho vay trung, dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định. Vietcombank đã thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu

tƣ tín dụng, quy định các giới hạn phê duyệt cấp tín dụng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, các khoản nợ mới phát sinh cũng đƣợc kiểm soát chặt chẽ về chất lƣợng, hạn chế nợ xấu phát sinh. Do đó tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2012 đạt 2,4% (thấp hơn tỷ lệ nợ xấu 2012 do đại hội cổ đông giao là 2,8%).

Trong năm 2012 khu vực Bắc Trung Bộ có tỷ lệ nợ xấu cao nhất (6,4%) do chuyển nợ xấu của một số khách hàng thuộc nhóm xây dựng tại Vietcombank Vinh và Vietcombank Quảng Bình, nhóm khách hàng khách sạn tại Vietcombank Huế. Tuy nhiên khu vực tăng nợ xấu nhiều nhất so với năm 2011 là Tây Nam Bộ với tỷ lệ tăng 1,3%. Một số ngành có tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao so với đầu năm: vận tải đƣợng biển (từ 11,4% lên 25,1%), sản xuất sợi, vải dệt (từ 0% lên 5,9%), dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí (từ 0,7% lên 5,5%)…Đáng lƣu ý nợ xấu phát sinh ở cả các lĩnh vực đã đƣợc đánh giá có chất lƣợng tốt và ƣu tiên tăng trƣởng nhƣ thủy sản, lƣơng thực.

2.3. ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK

2.3.1. Một số văn bản ph p lý của NHNN về quản trị hoạt động tín dụng theo Basel

Để điều hành hoạt động NH hƣớng đến các chuẩn mực của Hiệp ƣớc Basel, năm 2005 NHNN đã ban hành một số văn bản nhƣ:

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại

nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD. Theo đó, nợ của TCTD đƣợc chia làm 5 loại: nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Tƣơng ứng với từng nhóm nợ có các mức trích lập dự phòng khác nhau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50%

và Nhóm 5: 100%. Các quy định tại quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh

giá mang các yếu tố định tính và dự phòng đƣợc chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hƣớng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel II. Để phù hợp

hơn với chuẩn mực quốc tế, NHNN đã ban hành quyết định số 18/2007/QĐ_NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và hiện nay NHNN đã ban hành Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thay thế Quyết định 493.

- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ

bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó quy định về: (i) Cách xác định Vốn tự có = vốn cấp I + vốn cấp II; (ii) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro.

Các quy định tại Quyết định 457 và 493 tuy đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến các điều khoản trong hiệp định Basel nhƣng vẫn còn ở mức hạn chế. Chính vì vậy, vào tháng 5/2010, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (thay thế quyết định 457 và các sửa đổi có liên quan). Trong đó ngoài việc quy định lại về việc xác định Vốn tự có = vốn cấp I + vốn cấp II, NHNN đã hƣớng dẫn cách xác định tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng lên 9%. Đây là bƣớc tiến quan trọng trong việc từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

2.3.2. Ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản trị hoạt động tín dụng tại Vietcombank

2.3.2.1. Một số quyết định nội bộ của VCB về quản trị hoạt động tín dụng theo Basel:

Trƣớc xu thế hội nhập và mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính NH với nhiều loại hình dịch vụ NH mới, việc áp dụng Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cƣờng hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM. Để cụ thể hóa

hơn các quy định của Basel, NHNN đã ban hành các quyết định để hƣớng dẫn cũng nhƣ yêu cầu các TCTD thực hiện. Để hoạt động tín dụng tăng trƣởng an toàn, hiệu quả, bền vững, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực của quốc tế, Vietcombank đã và đang từng bƣớc xây dựng, áp dụng các quyết định nội bộ dựa trên quyết định của NHNN nhằm hƣớng dẫn cụ thể hơn các chi nhánh trong toàn hệ thống Vietcombank

- Quyết định số 571/QĐ-VCB.HĐQT ngày 8/10/2012 của HĐQT

Vietcombank về “ban hành chính sách quản lý rủi ro của Vietcombank”.

- Quyết định số 118/QĐ-VCB.CSTD ngày 18/3/2010 của Tổng Giám đốc

Vietcombank về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng”.

- Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/3/2010 của Tổng Giám đốc

Vietcombank về “hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”.

2.3.2.2. Ứng dụng một số các nguyên tắc và chuẩn mực theo khuyến cáo của Ủy ban Basel

- Một là, thành lập bộ máy quản trị và điều hành hệ thống quản trị rủi ro:

Theo nguyên tắc số 1 trong 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống NH hiệu quả của Ủy ban Basel thì một hệ thống giám sát nghiệp vụ NH có hiệu quả phải là một hệ thống phân định trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng đối với từng cơ quan tham gia trong quá trình giám sát các NH. Áp dụng nguyên tắc trên, Vietcombank đã thành lập bộ máy quản trị và điều hành hệ thống quản trị rủi ro trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo sự phân cấp rõ ràng, tránh sự chồng chéo hay đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận.

Theo Quyết định số 571/2012/QĐ-VCB.HĐQT ngày 8/10/2012 của HĐQT Vietcombank về ban hành chính sách quản lý rủi ro của Vietcombank, bộ máy tổ chức và nhân sự quản lý rủi ro (QLRR) bao gồm:

+ Hội đồng quản trị (HĐQT): chịu trách nhiệm ban hành chiến lƣợc và các chính sách QLRR cơ bản phù hợp với điều kiện kinh doanh và khả năng nguồn lực

của Vietcombank trong từng thời kỳ; phê duyệt các giới hạn chịu đựng rủi ro cơ bản trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc; phê duyệt các giao dịch kinh doanh đầu tƣ có giá trị lớn, phức tạp theo quy định của pháp luật và nội bộ của Vietcombank trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc.

+ Ủy ban QLRR:tham mƣu cho HĐQT trong việc quản lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh và đầu tƣ của Vietcombank; ban hành chiến lƣợc, quy trình, chính sách liên quan đến QLRR phù hợp trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Vietcombank; phân tích đƣa ra những cảnh báo về mức độ an toàn trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro; xem xét, đánh giá tình hình phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro, đƣa ra khuyến nghị đề xuất với HĐQT về những yêu cầu cần thay đổi.

+ Hội đồng xử lý rủi ro: xem xét, phê duyệt kết quả phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank, ra quyết định mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; ra quyết định xử lý các khoản tín dụng xấu từ quỹ dự phòng rủi ro; phê duyệt kế hoạch, biện pháp thu hồi nợ xấu.

+ Ủy ban quản lý tài sản Nợ Có (ALCO): giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản Có và tài sản Nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Vietcombank nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro chấp nhận đƣợc

+ Hội đồng tín dụng doanh nghiệp và hội đồng tín dụng định chế tài chính:

 Hội đồng tín dụng doanh nghiệp xem xét phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp

tín dụng đối với các khách hàng không phải là định chế tài chính theo thẩm quyền phân cấp của HĐQT.

 Hội đồng tín dụng định chế tài chính xem xét phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng đối với các khách hàng là các định chế tài chính theo thẩm quyền phân cấp của HĐQT.

+ Tổng giám đốc: xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ nhằm QLRR, đề xuất HĐQT phê duyệt các giới hạn chịu đựng rủi ro theo quy định nội bộ của Vietcombank; phê duyệt các phƣơng pháp nhận dạng, đo lƣờng và quản lý

rủi ro, phê duyệt các kế hoạch/biện pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của Vietcombank, đảm bảo mọi loại rủi ro đều đƣợc kiểm soát ở mức độ thích hợp.

+ Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro: chỉ đạo, điều hành trực tiếp toàn bộ các hoạt động liên quan đến QLRR, tham mƣu cho Tổng giám đốc triển khai kịp thời và có hiệu quả các chiến lƣợc, chính sách và Nghị quyết liên quan đến hoạt động QLRR do HĐQT ban hành.

+ Các phòng ban QLRR tại Hội sở chính: sọan thảo các Quy trình nghiệp vụ, các hƣớng dẫn chỉ đạo thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thị trƣờng trong từng thời kỳ, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn hệ thống Vietcombank và nói riêng với từng chi nhánh; đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình.

- Hai là, thiết lập giới hạn mức cho vay:

Theo nguyên tắc 10 và 11, NH cần phải xây dựng các giới hạn cho vay nhằm hạn chế tập trung cho vay một khách hàng hoặc nhóm các khách hàng có liên quan. Áp dụng nguyên tắc trên, trong quyết định 571/2012/QĐ-VCB.HĐQT ngày 8/10/2012, Vietcombank đã thiết lập hệ thống giới hạn kiểm soát rủi ro với từng loại hoạt động kinh doanh, từng bộ phận kinh doanh và từng cá nhân tham gia vào các giao dịch có khả năng phát sinh rủi ro.

+ Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng (không đƣợc vƣợt quá

15% vốn tự có của Vietcombank).

+ Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan

(không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của Vietcombank).

+ Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, hoặc một công ty liên kết của Vietcombank hoặc một doanh nghiệp mà Vietcombank nắm quyền kiểm soát (không đƣợc vƣợt quá 10% vốn tự có của Vietcombank).

+ Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết

của Vietcombank hoặc doanh nghiệp mà Vietcombank nắm quyền kiểm soát (không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của Vietcombank).

+ Tổng mức dƣ nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất (không đƣợc vƣợt quá 30% tổng dƣ nợ cho vay của Vietcombank).

+ Tổng mức dƣ nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực (không đƣợc vƣợt quá 30%

tổng dƣ nợ cho vay của Vietcombank).

+ Tỷ lệ nợ xấu tối đa trong khoảng 3% tổng dƣ nợ.

+ Tỷ lệ dƣ nợ cấp tín dụng xấu không vƣợt quá 5% tổng dƣ nợ.

+ Tỷ lệ dƣ nợ có tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 60% so với tổng dƣ nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam theo basel (Trang 49)