Xuất giải pháp bảo tồn 02 loài Lan Hài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hai loài lan quý hiếm lan hài vân bắc (paphiopedilum callosum (rchb f ) pfitzer), lan hài lông (Trang 63)

4.4.2.1. Giải pháp kỹ thuật

Căn cứ kết quả điều tra, nghiên cứu đã nêu ở trên, để bảo tồn 02 loài Lan Hài, tôi đề xuất các giải pháp kỹ thuật sau đây:

* Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation)

Mở rộng thêm các tuyến, ô điều tra trên diện tích Khu bảo tồn để xác định thêm khu vực có sự phân bố của 02 loài lan Hài và tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt vùng phân bố của 02 loài lan Hài và sinh cảnh sống của 02 loài này tại 03 Tiểu khu 484; Tiểu khu 489; Tiểu khu 516 tổ chức các biện pháp quản lý bảo vệ nghiêm ngặt 02 loài lan Hài hiện có là rất cần thiết. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu đến từng loài lan

Hài có trong khu vực để có những đánh giá chi tiết về vùng phân bố, đặc điểm sinh cảnh sống, khả năng tái sinh và khả năng phát triển của loài.

* Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation)

Tiếp tục thực nghiệm và theo dõi cây ở vườn ươm tại khu Bảo tồn nhằm phục vụ nhân giống 02 loài để bảo tồn, phát triển 02 loài lan Hài bằng phương pháp vô tính, xây dựng quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc 02 loài.

4.4.2.2. Xây dựng Chương trình giám sát

Trong hoạt động bảo tồn loài và sinh cảnh của loài muốn thiết lập một kế hoạch như vậy cần phải có một sự hiểu biết khá đầy đủ về các loài và sinh cảnh có trong khu vực như: Chúng phân bố ở đâu, có bị đe doạ không, bị đe doạ đến mức độ nào và chúng thay đổi thế nào qua các năm. Những thông tin này cho phép chúng ta quyết định loài nào hoặc sinh cảnh nào hoặc những mối đe doạ nào cần phải đặc biệt chú ý, và những giải pháp quản lý nào là cấp thiết nhất cần được tiến hành.

Để công tác bảo tồn thiên nhiên tại Khu BTTN Xuân Liên đạt được hiệu quả cao, hướng tới sự bền vững lâu dài cần phải triển khai thực hiện các Chương trình nghiên cứu, theo dõi sự biến động thay đổi của đối tượng giám sát theo thời gian nhằm đánh giá xu hướng biến đổi thành phần các loài, số lượng quần thể và những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài vào quần thể. Để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm can thiệp, duy trì sự tồn tại của đối tượng giám sát theo mục tiêu đã đề ra. Giám sát có thể cung cấp cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về sự biến động thay đổi về thành phần loài, số lượng quần thể của từng loài cũng như các tác động ảnh hưởng từ bên ngoài đến quần thể từ đó có thể cung cấp cho ta thêm các các thông tin về: Thành quả của một chương trình hoạt động bảo tồn; các vấn đề trong kế hoạch đề ra cần được tăng cường hoặc sửa đổi; các vấn đề tồn tại và biện pháp thay đổi cần

thiết để cải thiện, khắc phục nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động quản lý đối với việc phục hồi, kiểm soát số lượng quần thể, phục hồi sinh cảnh.

4.4.2.3. Giải pháp về kinh tế- xã hội

Thực tiễn đã khẳng định để làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung thì phải gắn với phát triển kinh tế- xã hội vùng đệm, phải được thực hiện triệt để giảm các tác động tiêu cực đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời huy động và thu hút nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, để bảo tồn có hiệu quả các loài lan Hài cần thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế vùng đệm như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức: Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tập trung xây dựng các mô hình trình diễn cây, con năng xuất cao phù hợp với điều kiện, nhận thức của địa phương để chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân, trước mắt tập trung giúp người dân phát triển mô hình nuôi ong mật nhằm khai thác nguồn hoa tự nhiên từ rừng, mô hình nuôi nhím, lợn rừng sinh sản và lấy thịt...

- Xây dựng các làng nghề truyền thống mà địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ: Sản xuất hàng mây tre đan, bột giấy nguyên liệu, làng du lịch...Triển khai các chương trình, dự án đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng... nhằm nâng cao thu nhập, thay thế sản phẩm từ rừng tự nhiên bằng các sản phẩm rừng trồng.

4.4.2.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

Thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn

2011-2020; Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 38/2016/QĐ-TTG ngày 14 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty Nông, Lâm nghiệp và các nguồn vốn đầu tư từ Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Nông thôn miền núi và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Phát triển du lịch sinh thái, kêu gọi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái theo Quyết định số 4168/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020.

4.4.2.5. Tăng cường công tác thực thi pháp luật

Nâng cao năng lực thừa hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ Kiểm lâm Khu bảo tồn, đảm bảo đủ trình độ, năng lực, sức khoẻ thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của các cơ quan cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã và người dân vùng dự án. Trong đó, đặc biệt tranh thủ tối đa lực lượng bảo vệ rừng nơi thôn bản và phối hợp tham gia hỗ trợ của các ban ngành liên quan cấp huyện, đặc biệt là các ngành trong khối nội chính trong công tác phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm tra rừng, xử lý các vụ việc vi phạm Luật BV&PTR.

+ Ngăn chặn, nghiêm cấm mọi hành động làm thay đổi thành phần loài và cấu trúc rừng. Cấm mọi hoạt động tác động của con người và thả vật nuôi vào rừng. Bảo vệ nguyên vẹn những cảnh quan thiên nhiên của rừng.

+ Trên các tuyến đường mòn và đường tuần tra trong rừng xây các trạm dừng chân và dựng các biển chỉ dẫn phục vụ cho du lịch sinh thái.

+ Bố trí một cách có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng cấp rừng, làm đường, bậc leo núi…hạn chế mức thấp nhất việc bê tông hóa các công trình xây dựng, đường bảo vệ, du lịch…

Tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng kết hợp nghiên cứu để ngăn chặn các hành vi xâm hại tới tài nguyên rừng, xây dựng các phương án bảo vệ và sử dụng rừng bền vững. Xây dựng lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ đến từng thôn bản mà lực lượng Kiểm lâm là nòng cốt. Quản lý chặt chẽ hệ thống mốc giới, bảng tuyên truyền, xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ rừng cho từng Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm viên tiểu khu. Tăng cường phối hợp với các ban ngành, chính quyền xã, Ban quản lý thôn vùng đệm và các cơ quan, ngành chức năng, chính quyền địa phương vùng giáp ranh tỉnh Nghệ An nâng cao chất lượng tuần tra, kiểm tra an ninh rừng

4.4.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường

Áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất cây giống, con giống phục vụ nhu cầu trồng rừng; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, trồng rừng bằng các loài cây bản địa. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, theo dõi, đánh giá diễn thế các loài thực vật, động vật, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của khu bảo tồn.

Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan của khu bảo tồn đặc biệt là 02 loài lan Hài nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực.

Lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với các kỹ năng tiếp cận xã hội nhằm cùng với chính quyền lôi kéo người dân địa phương tham gia công tác bảo tồn 02 loài lan Hài cũng như củng cố và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong vùng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ.

4.4.2.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế

Huy động các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện môi trường nước ngoài để đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững 02 loài lan Hài. Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bảo tồn và phát triển 02 loài lan Hài, cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

4.4.2.8. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, nguy cấp nói riêng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm Khu bảo tồn tập chung chủ yếu vào kỹ năng điều tra giám sát đa dạng sinh học, kỹ năng phối hợp với chính quyền và cộng đồng địa phương để quản lý bảo tồn và phát triển 02 loài lan Hài.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Tại Khu BTTN Xuân Liên, kết quả nghiên cứu trên hiện trường đã xác có 05 loài lan quý hiếm, trong đó có sự phân bố của 02 loài lan Hài (Lan Hài vân bắc-(Paphiopedilum callosum); Lan Hài lông-(Paphiopedilum hirsutissimum). Độ cao phân bố 02 loài lan hài chỉ phân bố ở đai cao từ 700 m trở lên. Cụ thể đối với loài Lan Hài lông từ 840-1175m, Hài vân bắc từ 750-1210 m, các địa điểm phát hiện loài phân bố đều tại các bờ vách đá hiểm trở.

2. Kích thước, số lượng cá thể của 02 loài lan ngoài tự nhiên Khu BTTN Xuân Liên là không lớn. Đối với lan Hài lông phân bố chủ yếu trên thảm mục dày từ 15-20 cm, trên các điểm trũng của vách đá khá thoáng mát, được che bóng bởi các cây gỗ trong rừng tự nhiên. Loài lan Hài lông thường phát triển theo bụi, cá thể con sinh trưởng và phát triển trên cùng một bụi; loài lan Hài Vân bắc phân bố chủ yếu trên lớp thảm mục dày từ 15-20 cm, trên các khe, điểm trũng của vách đá khá thoáng mát, được che bóng bởi các cây gỗ trong rừng tự nhiên. Loài lan vân bắc phát triển từng cá thể và riêng biệt không mọc theo bụi. Ghi nhận và đánh giá sinh cảnh phân bố của 02 loài lan hài tại 03/08 dạng sinh cảnh rừng (SC1-Rừng thường xanh trên núi đá vôi; SC2-Rừng thường xanh á nhiệt đới; SC3-Rừng thường xanh nhiệt đới) với diện tích 5.827 ha, chiếm 22,2% tổng diện tích rừng đặc dụng của Khu bảo tồn.

3. Nhân giống vô tính 02 loài lan hài đã sử xác định các biện pháp nghiên cứu về mùa vụ nhân giống, giá thể và phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả thử nghiệm nhân giống 02 loài.

4. Đã xác định, phân tích 03 mối đe dọa chính có ảnh hưởng đến 02 loài lan Hài và sinh cảnh sống của chúng gồm: Khai thác lâm sản ngoài gỗ, khai thác gỗ, chăn thả gia súc tự do. Đề xuất 08 nhóm giải pháp bảo vệ các nội dung để thực hiện hoạt động như: Giải pháp kỹ thuật; Xây dựng chương trình

giám sát; Giải pháp về kinh tế- xã hội; Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư; Tăng cường công tác thực thi pháp luật; Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường; Giải pháp về hợp tác quốc tế; Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

5.2. Tồn tại

Do địa hình hiểm trở nên khó khăn cho việc quan sát, nghiên cứu chưa thể lập ô tiêu chuẩn để đánh giá sinh cảnh sống của 02 loài. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thực địa, kết hợp các kết quả nghiên cứu về sinh cảnh sống, nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của 02 loài.

5.3. Khuyến nghị

Cần tiếp tục điều tra nghiên cứu xác định hiện trạng quần thể 02 loài lan Hài tại Khu BTTN Xuân Liên trong thời gian tới.

Cần khuyến khích các hoạt động nghiên cứu về điều tra, giám sát và hợp tác quốc tế để tăng cường sự giúp đỡ tài chính về bảo tồn 02 loài lan Hài ở Khu BTTN Xuân Liên. Các nghiên cứu sẽ bổ sung các thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch quản lý và bảo tồn phù hợp 02 loài lan Hài quan trọng này đối với điều kiện cụ thể ở Khu BTTN Xuân Liên.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn; thành lập các tổ, nhóm giám sát và bảo vệ cộng đồng tham gia cùng với Kiểm lâm và cán bộ Khu bảo tồn trong các hoạt động điều tra, giám sát, thông qua đó người dân cũng hiểu rõ hơn về giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

[1]. Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2004),

Lan Hài Việt Nam, 308 trang, NXB: Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.

[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb. Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội. [3]. Mai Văn Chuyên (2011), "Nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

[4]. Khu BTTN Xuân Liên (2013), Báo cáo kết quả Dự án: Điều tra lập danh lục khu hệ động, thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo kỹ thuật, Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hoá. [5]. Khu BTTN Xuân Liên (2013), Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển

bền vững rừng đặc dụng khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đến năm 2020.

Báo cáo kỹ thuật, Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hoá.

[6]. Nguyễn Ngọc Thảo (2012), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa

học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Đức Thắng, Vũ Quang Nam (2015), Các loài lan quý hiếm tại Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa, Tạp chí khoa học và công nghiệp Lâm nghiệp số 3-2015 cộng sự, 2010, trang 3-10.

[8]. UBND huyện Thường Xuân (2016), Niên gián thống kê huyện Thường Xuân năm 2016.

Tài liệu Tiếng Anh

[9]. Leonid V. Averyanov & Anna L. Averyanova, 2003, Updated checklits of the orchids of Viet Nam, Viet Nam Nationnal University Publising House, Ha Noi. [10]. Barman D. và Devadas R. (2013), Climate change on orchid population and

conservation stratees: A review D. BARMAN AND R. DEVADAS, National Research Centre for Orchids (ICAR) Pakyong -737106, Sikkim, Journal of Crop and Weegid, 9(2):1-12 (2013)

[11]. Rasmussen Dahlgren và cộng sự (1985), Paphiopedilum emersonii Koopowitz et Cribb in Orch. Advocate 12 (3): 86. fig. 1. 1986. 1870673255. 221 pp.

[12]. Dressler RL. (1981), The orchids: natural history and classification.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hai loài lan quý hiếm lan hài vân bắc (paphiopedilum callosum (rchb f ) pfitzer), lan hài lông (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)