Phương pháp xác định mối đe dọa đến bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hai loài lan quý hiếm lan hài vân bắc (paphiopedilum callosum (rchb f ) pfitzer), lan hài lông (Trang 33 - 34)

Thu thập dữ liệu từ các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn rừng khu bảo tồn Xuân Liên trong thời gian 5 năm từ 2013-2017 từ hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Liên, làm cơ sở đánh giá các mối đe dọa. Kết hợp thông tin điều tra về thực trạng khai thác buôn bán 02 loài lan từ phỏng vấn người dân, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác bảo tồn và sử dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu 02 loài Lan.

Quan sát trực tiếp trên 15 tuyến điều tra và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người đến sinh cảnh phân bố 02 loài lan Hài.

Đánh giá các mối đe dọa

Việc đánh giá mức độ các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh của 02 loài lan Hài tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của (Margoluis và Salafsky, 2001) [17] trên cơ sở việc xếp hạng và cho điểm từ 1 đến n, sau đó sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của mối đe dọa theo 3 tiêu chí: Diện tích, cường độ và tính cấp thiết của mối đe dọa.

- Diện tích vùng bị ảnh hưởng của mối đe dọa: Là tỉ lệ diện tích bị ảnh

hưởng bởi mối đe dọa tại khu vực nghiên cứu - ảnh hưởng đến toàn sinh cảnh hay chỉ ảnh hưởng giới hạn tới một vùng nhỏ. Cho điểm n với những mối đe dọa có vùng ảnh hưởng rộng nhất, và giảm dần cho tới điểm 1 – tương ứng diện tích vùng bị ảnh hưởng bởi đe dọa là nhỏ nhất.

- Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy hay tính chất khốc liệt của mối đe dọa tới sinh cảnh. Cường độ mạnh, yếu của mối đe dọa sẽ tương ứng với sự phá huỷ hoàn toàn sinh cảnh hay chỉ là ảnh hưởng cục bộ tới một phần nhỏ nào đó. Tương ứng với đó, tiến hành cho điểm từ cao xuống thấp tùy thuộc cường độ tác động.

- Tính hiện trạng – tính cấp thiết của mối đe dọa: Được hiểu là tầm ảnh hưởng của mối đe dọa theo thời gian, liệu mối đe dọa này chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại hay cả trong tương lai. Tương tự như trên, ta cũng cho điểm từ cao xuống thấp tương ứng với tính cấp thiết của từng mối đe dọa.

Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được nêu trong bảng sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa

TT Các mối đe dọa

Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 N Tổng

Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe doạ mạnh nhất thì cho điểm cao nhất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hai loài lan quý hiếm lan hài vân bắc (paphiopedilum callosum (rchb f ) pfitzer), lan hài lông (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)