Trong 15 tuyến điều tra thì 06 tuyến phát hiện ra loài Lan hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum) và 08 tuyến điều tra đều phát hiện loài Lan Hài vân bắc (Paphiopedilum callosum). Trong 15 tuyến điều tra có 03 tuyến
xuất hiện cả 02 loài, trong đó loài Lan Hài vân bắc là loài mới được phát hiện so với các đợt điều tra trước đây. (bảng 4.2; hình 4.3; hình 4.4).
Bảng 4.2. Phân bố của 02 loài Lan quý hiếm trên các tuyến điều tra tại Khu BTTN Xuân Liên
TT
tuyến Tên tuyến
Chiều dài (km)
Sinh
cảnh Tên phổ thông Tên khoa học
Tiểu khu Độ cao (m) TS1 Từ Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - đến Khu vực Huối Cò 4,83 SC2
Lan hài lông P. hirsutissimum 484 915 Lan Hài vân bắc P. callosum 484 1018 TS2
Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - đến đỉnh Pat Sa Voi
6,09 SC2 Lan hài lông P. hirsutissimum 484 1140
TS3 Khu vực Suối Trại keo
đến khu vực Phà lánh 4,15 SC2 Lan hài lông P. hirsutissimum 484 840
TS4
Từ Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - đi Khu vực đỉnh Suối Thác Tiên- đến Lán hạt trần
5,40 SC2 Lan Hài vân bắc P. callosum 484 975
TS5
Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ Lán ông thường -đến đỉnh Pù nậm mua nhỏ
2,30 SC1 Lan hài lông P. hirsutissimum 489 1175
TS6
Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ Lán Phong
Sai đến Lán ông thường 2,00 SC1
Lan hài lông P. hirsutissimum 489 840 Lan Hài vân bắc P. callosum 489 1210
TS7
Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ đỉnh dông Pà phấng- đến dông Thông cói
2,00 SC1 Lan Hài vân bắc P. callosum 489 985
TS8
Trạm KL Bản Lửa (Làng Khong) đi suối Hón Hích 5,50 SC3 TS9 Hón mong đến Khu vực đỉnh Pù Cố 3,50 SC4 TS10 Hón mong đến Khu vực đỉnh Pù khóe 4,70 SC4 TS11
Trạm Kiểm lâm Sông Khao đi Vũng đính - đến Đỉnh Pù gió
TT
tuyến Tên tuyến
Chiều dài (km)
Sinh
cảnh Tên phổ thông Tên khoa học
Tiểu khu Độ cao (m) TS12 Trạm Kiểm lâm Hón Can - đến Chân đỉnh Pù gió
4,98 SC2 Lan Hài vân bắc P. callosum 516 770
TS13
Trạm Kiểm lâm Hón Can: Từ Chân đỉnh Pù gió đến Đỉnh Pù gió
6,86 SC2
Lan Hài vân bắc P. callosum 516 920 Lan hài lông P. hirsutissimum 516 840
TS14
Trạm Kiểm lâm Hón Can: Làng Quặn đến
Đỉnh thác mù 3,50 SC2
Lan Hài vân bắc P. callosum 516 750
TS15
Trạm Kiểm lâm Hón Can - đến Chân thác mù
3,40 SC3
Hình 4.3. Bản đồ phân bố Lan hài lông tại Khu BTTN Xuân Liên (điểm tròn, màu đỏ)
Hình 4.4. Bản đồ phân bố Lan hài vân bắc tại Khu BTTN Xuân Liên (điểm tròn, màu vàng)
Kết quả tổng hợp tại hình 4.5, hình 4.6, quá trình điều tra ghi nhận, nghiên cứu chỉ xác định 02 loài lan hài chỉ phân bố ở đai cao từ 700 m trở lên. Cụ thể đối với loài Lan Hài lông từ 840-1175m, Hài vân bắc từ 750-1210 m, các địa điểm phát hiện loài phân bố đều tại các bờ vách đá hiểm trở.
Hình 4.5. Đai cao phân bố của Lan hài lông (Paphiopedilum
hirsutissimum)
Hình 4.6. Đai cao phân bố của Lan Hài vân bắc (Paphiopedilum
Kết quả thu thập cũng phù hợp với thông tin điều tra từ công trình nghiên cứu về lan Hài Việt Nam của (Leonid et al, 2003 [9])
Sinh thái lan Hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein) rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, thường xanh cây lá rộng, rừng hỗn giao và rừng cây lá kim trên núi đá vôi kết tinh bị bào mòn mạnh ở độ cao (350) 500- 1100 (1250) m.
Sinh thái lan Hài vân bắc (Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Pfitzer), rừng nguyên sinh rậm, thường xanh, mưa mùa cây lá rộng, trên đá granít và đá cát ở độ cao 300-1300m.
4.2.2. Kích thước quần thể của 02 loài Lan hài tại rừng
Số cá thể Lan hài lông tại 06 điểm ghi nhận, đã ước lượng 340-485 cây. Các điểm ghi nhận lan Hài lông đều mọc trên lớp thảm mục dày từ 15-20 cm, trên các điểm trũng của vách đá khá thoáng mát, được che bóng bởi các cây gỗ trong rừng tự nhiên. Loài lan hài lông thường phát triển theo bụi, cá thể con sinh trưởng và phát triển trên cùng một bụi.
Số cá thể Lan hài vân bắc tại 08 điểm ghi nhận, đã ước lượng 96 cây. Các điểm ghi nhận lan Hài vân bắc đều mọc trên lớp thảm mục dày từ 15-20 cm, trên các khe, điểm trũng của vách đá khá thoáng mát, được che bóng bởi các cây gỗ trong rừng tự nhiên. Loài lan vân bắc phát triển từng cá thể và riêng biệt không mọc theo bụi, (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Số lượng cá thể và quần thể 02 loài lan Hài trong tự nhiên
Đơn vị hành chính
Tên phổ
thông Tên khoa học Tiểu khu Độ cao phân bố (m) Số lƣợng cá thể (cây)
Xã Bát Mọt và xã Vạn Xuân Lan hài lông P. hirsutissimum 484, 489, 516 840-1175 340-485 Xã Bát Mọt và xã Vạn Xuân Lan Hài vân bắc P. callosum 484, 489, 516 750-1210 96 cây
Hình 4.7. Sinh cảnh rừng nơi ghi nhận 02 loài lan hài phân bố
Ngoài ra, kết quả điều tra từ người dân địa phương không phân biệt được 02 loài: Lan hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein.), Lan Hài vân bắc (Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Pfitzer)). Tuy nhiên, cũng có người phân biệt rõ trong quá trình đi rừng vào tháng 4-5.