- Với Lan hài vân bắc: Thời gian ra chồi mới sau trồng ở thời vụ tách nhánh tháng 6 (vụ hè) sớm hơn vụ thu, tuy nhiên về màu sắc chồi ở 2 vụ không có nhiều sự khác biệt.
- Với Lan hài lông: Thời gian phát sinh chồi sớm, tuy nhiên ở 2 thời vụ thì vụ hè chồi mọc sớm hơn vụ thu, số chồi mới sau tách chồi vụ hè là 2,36 chồi (sau 4 tháng) và 4,84 chồi (sau 8 tháng) cao hơn vụ thu. Màu sắc chồi khác nhau rõ rệt ở vụ thu chồi cây sau 4 tháng hơi hanh vàng sau đó mới trở nên xanh.
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng cây sau tách chồi đối với 02 loài Lan hài. loài Lan hài.
Giá thể là môi trường sống của các loài Lan, giá thể là nơi bộ rễ phát triển, đồng thời giữ độ ẩm và dinh dưỡng cho cây. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và hệ số nhân chồi của các loài Lan được tổng hợp tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và hệ số nhân chồi của 02 loài Lan hài
Loài Công thức
Lan hài vân bắc Lan hài lông
Tỷ lệ sống (%) Hệ số nhân Tỷ lệ sống (%) Hệ số nhân
CT1: Đất + trấu
hun (1:1) 80 0,58 90 0,74
CT2: Đất + xơ dừa + trấu hun (1:1:1)
90 0,8 100 0,78
CT3: Đất + ngói
non (1:1) 90 0,64 100 0,72
Qua kết quả tại bảng 4.6, cho thấy giá thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và hệ số nhân chồi của 02 loài. Lan hài vân bắc và Lan hài lông đều có tỷ lệ sống cao nhất và hệ số nhân chồi cao ở giá thể đất + xơ dừa + trấu hun (1:1:1) CT2.
Lan Hài Lông Lan Hài vân bắc
(Paphiopedilum hirsutissimum) (Paphiopedilum callosum)
Hình 4.12. Ảnh hưởng giá thể đến tỷ lệ sống và sự nảy chồi của 02 loài lan hài Bảng 4.7. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của 02 loài
Lan sau tách chồi Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ sống (%) Số lá/ cây (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Màu sắc lá 4 tháng 8 tháng 4 tháng 8 tháng 4 tháng 8 tháng 4 tháng 8 tháng 4 tháng 8 tháng
Lan Hài vân bắc
Giá thể 1 100 96 2,1 2,4 7,34 9,02 2,97 3,09 NĐ NĐ
Giá thể 2 100 96 2,2 2,7 7,68 9,11 3,17 3,33 NĐ NĐ
Giá thể 3 96 92 2,0 2,6 7,41 8,90 2,90 3,12 NĐ NĐ
Lan hài Lông
Giá thể 1 100 96 3,3 4,4 28,34 34,37 2,01 2,21 HV XĐ
Giá thể 2 96 92 3,4 4,5 30,3 35,59 2,11 2,35 X XĐ
Giá thể 3 96 92 3,1 4,1 27,78 34,62 2,06 2,21 HV XĐ
Ghi chú: X:xanh; XĐ: xanh đậm; HV: hanh vàng; NĐ: nâu đỏ
Mỗi loài lan có đặc tình sinh học khác nhau nên sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ sống của các loài sau 8 tháng
tách chồi khá cao từ 92% đến 96%. Sinh trưởng và động thái ra lá của mỗi loài ở các thí nghiệm giá thể khác nhau cũng có sự khác nhau rõ rệt, qua kết quả có thể kết luận được giá thể phù hợp với các loài như sau:
- Lan hài vân bắc có tỷ lệ sống cao, giá thể cây sinh trưởng tốt nhất là giá thể số 2 (đất + xơ dừa + trấu hun (tỷ lệ 1:1:1)) sau 8 tháng trung bình có 2,7 lá. chiều dài lá là 9,11 cm, chiều rộng lá 3,33 cm.
- Đối với Lan hài lông trong môi trường tự nhiên thường là những nơi có độ ẩm cao, tầng mùn, thảm mục dày. Trong 3 loại giá thể sử dụng thì sinh trưởng tốt nhất ở giá thể số 2 (đất + xơ dừa + trấu hun (1:1:1), sau 8 tháng trung bình có 4,5 lá, chiều dài lá là 35,59 cm, chiều rộng lá 2,35 cm.