nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Khu BTTN Xuân Liên có 05 loài Lan quý hiếm, có giá trị, trong đó có 04 loài được xếp hạng trong Sách đỏ Việt Nam, 02 loài ở cấp EN, 02 loài cấp VU; 02 loài được xếp hạng trong danh lục đỏ IUCN; 03 loài thuộc nhóm IA, nghị định 32/2006/NĐ-CP (bảng 4.1).
Hình 4.2. Lan hài vân bắc – theo dõi sinh trưởng tại vườn giống gốc Khu BTTN Xuân Liên
Bảng 4.1. Hiện trạng các loài Lan quý hiếm tại khu BTTN Xuân Liên TT Loài Hiện trạng Bảo Tồn SĐVN, 2007 [1] IUCN, 2018 [12] Nghị định 32/2006/NĐ-CP
1 Kim tuyến trung bộ - Anoectochilus
annamensis Aver. IA 2 Lan Hài vân bắc - Paphiopedilum callosum
(Rchb.f.) Pfitzer
EN
A2acd IA
3 Lan Hài lông - Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein.
VU
A1c,d+A2d VU B2ab IA 4 Thủy tiên hường (Kiều tím) - Dendrobium
amabile O’Brien.
EN B1+2e+3d 5 Ngọc vạn vàng (Phi điệp vàng) -
Dendrobium chrysanthum Lindl.
EN B1+2e+3d 6 Kim điệp (Hoàng thảo long nhãn) -
Dendrobium fimbriatum Hook.
VU B1+2e+3d
Chú thích: Nguy cấp: EN;Sẽ nguy cấp VU; Rất nguy cấp: CR
IA: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Tại bảng 4.1, ta thấy loài lan Hài vân bắc (Paphiopedilum callosum
(Rchb.f.) Pfitzer) được phân hạng trong danh lục đỏ IUCN 2018, là nguy cấp (EN A2acd) và xếp vào nhóm thực vật rừng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (nhóm IA) trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.
Loài lan Hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein.) được phân hạng trong sách đỏ Việt Nam 2007 sẽ nguy cấp (VU A1c,d+A2d), danh lục đỏ IUCN 2018 sẽ nguy cấp (VU B2ab) và xếp vào nhóm thực vật rừng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (nhóm IA) trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.