- Điều tra hiện trạng phân bố của 02 loài lan quý hiếm là Lan hài vân bắc (Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Pfitzer), Lan hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl.ex Hook.) Stein, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
- Thử nghiệm nhân giống 02 loài Lan hài.
- Phân tích được các mối đe dọa và đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn 02 loài lan quý hiếm.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin ban đầu về ghi nhận 02 loài. Tiến hành phỏng vấn người dân các thôn bản trong và gần Khu bảo tồn theo hình thức phỏng vấn bán cấu trúc. Phỏng vấn được thực hiện theo nhóm hoặc đơn lẻ từng người tùy thuộc điều kiện cho phép. Sử dụng ảnh màu của 02 loài lan để hỗ trợ người dân khi xác định loài. Các địa điểm phỏng vấn trước đây đã ghi nhận do người dân cung cấp được xác định và đánh dấu trên bản đồ địa hình của Khu bảo tồn. Xem xét kỹ lưỡng tất cả các mẫu vật (nếu có) hiện nuôi trồng tại nhà dân. Các thông tin phỏng vấn được kiểm định qua nhiều người được phỏng vấn khác nhau.
Phỏng vấn được tiến hành từ tháng 6-7/2018 tại 10 thôn bản giáp ranh Khu bảo tồn thuộc 5 xã vùng đệm. Số lượng phỏng vấn từ 05-10 người/01 thôn. (Chi tiết tại Phiếu 01).
2.4.2. Phương pháp điều tra hiện trạng phân bố 02 loài
+ Điều tra theo tuyến: Phương pháp điều tra theo tuyến được thực hiện để quan sát trực tiếp 02 loài Lan. Thiết kế 15 tuyến điều tra đi qua các dạng sinh cảnh rừng của khu vực nghiên cứu, mỗi tuyến khảo sát thường có chiều dài 3-6 km tùy thuộc vào điều kiện địa hình, mỗi tuyến cách nhau 500m (Bảng 2.1). Bản đồ sử dụng được xây dựng theo các dạng sinh cảnh của khu bảo tồn với tỷ lệ 1/25.000, hệ tọa độ: UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS84) [EPSG:
32648] và máy định vị GPS cũng cài đặt hệ tọa độ UTM để xác định toạ độ các khu vực điều tra cũng như các điểm quan sát được.
Bảng 2.1. Tuyến điều tra hiện trạng phân bố
Số Thứ tự
tuyến
Tên tuyến Tọa độ điểm đầu (hệ tọa độ UTM) Tọa độ điểm cuối (hệ tọa độ UTM)
Chiều dài (km) Sinh cảnh rừng TS1 Từ Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - đến Khu vực Huối Cò 0498505 2210775 0496727 2209714 4,83 SC2 TS2 Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - đến đỉnh Pat Sa Voi 0498505 2210775 0499345 2207365 6,09 SC2 TS3
Khu vực Suối Trại keo đến khu vực Phà lánh 0500191 2207110 0499755 2207142 4,15 SC2 TS4 Từ Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - đi Khu vực đỉnh Suối Thác Tiên- đến Lán hạt trần 0498505 2210775 0500033 2208977 5,40 SC2 TS5 Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ Lán ông thường -đến đỉnh Pù nậm mua nhỏ 0502660 2210259 0502070 2208788 2,30 SC1 TS6 Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ Lán Phong Sai đến Lán ông thường 0503502 2211133 0502585 2210076 2,00 SC1 TS7 Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ đỉnh dông Pà phấng- đến dông Thông cói
0505291 2210102 0506889 2209642 2,00 SC1 TS8 Trạm KL Bản Lửa (Làng Khong) đi suối Hón Hích 0509982 2213382 0508815 2205502 5,50 SC3 TS9 Hón mong đến Khu vực đỉnh Pù Cố 0514018 2203137 0514474 2206343 3,50 SC4 TS10 Hón mong đến Khu vực đỉnh Pù khóe 0514018 2203137 0511298 2209279 4,70 SC4
Số Thứ tự
tuyến
Tên tuyến Tọa độ điểm đầu (hệ tọa độ UTM) Tọa độ điểm cuối (hệ tọa độ UTM)
Chiều dài (km) Sinh cảnh rừng TS11 Trạm Kiểm lâm Sông Khao đi Vũng đính - đến Đỉnh Pù gió 0525689 2203044 0518558 2199908 5,44 SC2 TS12 Trạm Kiểm lâm Hón Can - đến Chân đỉnh Pù gió 0525274 2196597 0520224 2198169 4,98 SC2 TS13 Trạm Kiểm lâm Hón Can: Từ Chân đỉnh Pù gió đến Đỉnh Pù gió 0520224 2198169 0518558 2199908 6,86 SC2 TS14 Trạm Kiểm lâm Hón Can: Làng Quặn đến Đỉnh thác mù 0522464 2195640 0520552 2196838 3,50 SC2 TS15 Trạm Kiểm lâm Hón Can - đến Chân thác mù 0524295 2196295 0521529 2196159 3,40 SC3
+ Xác định hiện trạng quần thể: Trong quá trình điều tra trên tuyến, khi phát hiện 02 loài lan trên tuyến điều tra, sẽ tiến hành quan sát ghi chép thông tin. Tiến hành đếm số lượng cá thể ghi nhận. Đồng thời, kết hợp với các hình ảnh minh họa để xác định loài. Ghi chép bổ sung thông tin về: Thời tiết, cấu trúc rừng vào mẫu phiếu 02.
+ Xác định dạng sinh cảnh sống của loài: Từ số liệu về 11 kiểu thảm rừng và các đặc trưng điều kiện địa hình có thể xác định các đặc điểm của 08 kiểu sinh cảnh rừng chính ở Khu bảo tồn [3]. Việc đánh giá sinh cảnh phân bố của 02 loài Hài trong quá trình điều tra trên tuyến, được dựa trên cơ sở phát hiện loài trên hiện trường nghiên cứu, ghi chép thông tin về tọa độ, các tầng thực vật, địa hình…Số liệu sẽ được tổng hợp và phân tích trên bản đồ sinh cảnh của Khu bảo tồn (Bảng 2.2 và hình 2.1).
Bảng 2.2. Các dạng sinh cảnh rừng chính
Kí
hiệu Dạng sinh cảnh & kiểu rừng
Sinh cảnh (ha)
Kiểu rừng (ha)
SC1
Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đá vôi: 767
- Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng kín thường xanh á
nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi 767
SC2
Sinh cảnh rừng thường xanh á nhiệt đới: 2.259
- Kiểu rừng kín thường xanh chủ yếu là cây lá
rộng á nhiệt đới 1.754
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường
xanh á nhiệt đới sau khai thác 505
SC3 Sinh cảnh rừng thường xanh nhiệt đới: 2.801
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 2.801
SC4
Rừng thường xanh nhiệt đới sau khai thác 1.372
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường
xanh nhiệt đới núi thấp sau khai thác 1.372
SC5
Rừng thường xanh nhiệt đới đang phục hồi 5.293
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nương rẫy
5.293
SC6
Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ - giang, nứa: 6.617
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác hỗn giao Giang hoặc Nứa và cây lá rộng phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới
379 - Kiểu phụ thứ sinh nhân tác hỗn giao Giang
hoặc Nứa và cây lá rộng núi thấp phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt
6.238
SC7
Sinh cảnh rừng giang / nứa thuần loại: 3.276
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác Giang hoặc Nứa
thuần loại phục hồi sau nương rẫy 3.276
SC8 Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi: 942
Hình 2.1. Bản đồ các dạng sinh cảnh rừng chính ở KBTTN Xuân Liên
2.4.3. Phương pháp sinh vật học
- Mô tả một số đặc điểm hình thái của loài: Quan sát 10 cây trên tuyến điều tra sau đó mô tả đặc điểm hình thái cụ thể như sau:
+ Thân: Mô tả hình dạng, màu sắc, cách mọc và mức độ phát triển.
+ Lá, hoa, quả: Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc. Lấy mẫu tiêu bản để giám định.
- Mô tả điều kiện sinh cảnh nơi phân bố của 02 loài lan Hài.
+ Để xác định, mô tả một số đặc điểm sinh cảnh nơi phân bố của 02 loài tại rừng. Luận văn tiến hành phân tích thông tin trên cơ sở ghi nhận loài trên hiện trường, các điểm bắt gặp được lưu tọa độ, độ cao, hướng phơi… Kết hợp kế thừa kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của 08 dạng sinh cảnh rừng ở Khu BTTN Xuân Liên, từ đó phân tích đánh giá đặc điểm sinh cảnh của 02 loài lan Hài.
2.4.4. Phương pháp thử nghiệm nhân giống 02 loài Lan hài.
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ thích hợp để tách chồi, mầm với 02 loài Lan hài.
- Thí nghiệm gồm các công thức: CT1: Vụ hè (tháng 6)
CT2: Vụ thu – đông (tháng 10)
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Số chậu thí nghiệm là 20 chậu/giống, theo dõi đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của 5 chậu/giống.
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng cây sau tách chồi đối với 02 loài Lan hài.
Thí nghiệm gồm các công thức: CT1: Đất + trấu hun (1:1)
CT2: Đất + xơ dừa + trấu hun (1:1:1) CT3: Đất + ngói non (1:1)
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Số chậu thí nghiệm là 20 chậu/giống, theo dõi đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của 5 chậu/giống.
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón thích hợp cho cây sau tách nhánh đối với 02 loài Lan hài.
Thí nghiệm gồm các công thức: CT1: phun NPK (14:14:14) CT2: Grow more (30:10:10) CT3: Hidrophos
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Số chậu thí nghiệm là 32 chậu/giống, theo dõi đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của 8 chậu/giống.
Các chỉ tiêu theo dõi và xử lí số liệu
Chỉ tiêu theo dõi số liệu: Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống Lan khi nhân giống định kỳ theo dõi lấy số liệu 10 ngày/lần. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
+ Số nhánh/chậu: đếm tổng số nhánh (củ giả)/chậu + Chiều dài lá (cm): Đo từ gốc lá đến ngọn lá
+ Chiều rộng lá (cm): Đo tại điểm cắt ngang lá lớn nhất + Số lá (lá): Đếm số lá trên nhánh
+ Màu sắc lá: mô tả màu sắc lá theo cảm quan
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo chương trình EXCEL.
- Tỷ lệ bật chồi (%) = x 100
- Tỷ lệ mẫu chết (%) = x 100
- Số chồi bình quân/cụm =
- Hệ số nhân chồi =
- Chiều cao bình quân chồi (cm) =
- Số lá bình quân/chồi (lá) =
- Tỷ lệ sống (%) = x100
- Số lá bình quân cây (lá) =
- Chiều dài trung bình lá =
Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học, để xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép
với sự hỗ trợ của một số phần mềm thống kê toán học trên máy vi tính: Excel, phân tích phương sai một nhân tố (Anova),…
2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ
Khoanh vẽ, xây dựng bản đồ phân bố của 02 loài Lan hài tại rừng Khu BTTN Xuân Liên: Căn cứ tọa độ (GPS) ghi nhận loài trên thực địa thông qua quá trình điều tra ngoại nghiệp, nhập dữ liệu tọa độ chạy trên phần mềm Mapinfo 10.5 để xây dựng bản đồ phân bố.
2.4.6. Phương pháp xác định mối đe dọa đến bảo tồn
Thu thập dữ liệu từ các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn rừng khu bảo tồn Xuân Liên trong thời gian 5 năm từ 2013-2017 từ hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Liên, làm cơ sở đánh giá các mối đe dọa. Kết hợp thông tin điều tra về thực trạng khai thác buôn bán 02 loài lan từ phỏng vấn người dân, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác bảo tồn và sử dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu 02 loài Lan.
Quan sát trực tiếp trên 15 tuyến điều tra và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người đến sinh cảnh phân bố 02 loài lan Hài.
Đánh giá các mối đe dọa
Việc đánh giá mức độ các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh của 02 loài lan Hài tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của (Margoluis và Salafsky, 2001) [17] trên cơ sở việc xếp hạng và cho điểm từ 1 đến n, sau đó sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của mối đe dọa theo 3 tiêu chí: Diện tích, cường độ và tính cấp thiết của mối đe dọa.
- Diện tích vùng bị ảnh hưởng của mối đe dọa: Là tỉ lệ diện tích bị ảnh
hưởng bởi mối đe dọa tại khu vực nghiên cứu - ảnh hưởng đến toàn sinh cảnh hay chỉ ảnh hưởng giới hạn tới một vùng nhỏ. Cho điểm n với những mối đe dọa có vùng ảnh hưởng rộng nhất, và giảm dần cho tới điểm 1 – tương ứng diện tích vùng bị ảnh hưởng bởi đe dọa là nhỏ nhất.
- Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy hay tính chất khốc liệt của mối đe dọa tới sinh cảnh. Cường độ mạnh, yếu của mối đe dọa sẽ tương ứng với sự phá huỷ hoàn toàn sinh cảnh hay chỉ là ảnh hưởng cục bộ tới một phần nhỏ nào đó. Tương ứng với đó, tiến hành cho điểm từ cao xuống thấp tùy thuộc cường độ tác động.
- Tính hiện trạng – tính cấp thiết của mối đe dọa: Được hiểu là tầm ảnh hưởng của mối đe dọa theo thời gian, liệu mối đe dọa này chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại hay cả trong tương lai. Tương tự như trên, ta cũng cho điểm từ cao xuống thấp tương ứng với tính cấp thiết của từng mối đe dọa.
Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa
TT Các mối đe dọa
Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 N Tổng
Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe doạ mạnh nhất thì cho điểm cao nhất…
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được lưu giữ toàn bộ bản gốc và sẽ xử lý thông qua các phần mềm thông dụng như Word để xây dựng Luận văn; Excel để thống kê hệ tọa độ trong quá trình điều tra trên tuyến, Mapinfo để thiết kế bản đồ tuyến điều tra, sinh cảnh và phân bố; Photoshop online dùng để chỉnh sửa ảnh.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KBTTN XUÂN LIÊN
3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu BTTN Xuân Liên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên nằm cách thành phố Thanh Hoá 65km về phía Tây Nam, phía Tây tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) và Khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Xam (Nước CHDCND Lào) đã tạo ra một tam giác khu hệ động thực vật phong phú, đa dạng.
Toạ độ địa lý: 19051’52’’-19059’00’’ vĩ độ Bắc; 104057’00’’-105019’20’’ kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp được giới hạn bởi sông Khao;
+ Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An giới hạn bởi ngọn Bù ta leo; + Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và Phần còn lại của xã Bát Mọt;
+ Phía Đông được giới hạn bởi ngọn Bù Khang và đập Thuỷ điện Cửa Đạt. Khu BTTN Xuân Liên được thành lập theo Quyết định số 1476/2000/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá.
Quy mô diện tích quy hoạch Khu bảo tồn có tổng diện tích 23.815,5 ha (Trong đó Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.455,5 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 11.960,2 ha; Phân khu hành chính dịch vụ 1.399,8 ha) theo Quyết định số 2405/QĐ-UBND, ngày 12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020 (Khu BTTN Xuân Liên, 2013 [5]).
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của khu vực này đặc trưng bởi các dãy núi từ 800-1.600 m và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu và hẹp, các sườn dốc từ Tây sang Đông. Địa hình phía Đông đặc trưng là vùng chân núi có độ dốc vừa phải, nhiều trong số hàng loạt các sông suối trong vùng này chảy tương đối phẳng lặng mang
phù sa cho các nhánh của nó. Sông Chu là con sông hình thành từ Lào, chảy qua Nghệ An trước khi chảy qua Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên (Le Trong Trai et al. 1999) [19].
Do bị chia cắt bởi sông Khao, sông Chu, sông Đạt, sông Đằn nên địa hình được chia thành 2 tiểu vùng khác nhau bao gồm:
- Vùng núi cao gồm các xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, độ cao trung bình từ 500 – 700m, độ dốc từ 250 – 320.
- Vùng núi thấp gồm các xã: Lương Sơn, Xuân Cẩm độ cao trung bình