Phương pháp điều tra xác định thành phần loài mối vàđặc điểm gâyhại vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng (acacia mangium willd) tại tân lạc, hòa bình​ (Trang 30 - 32)

* Khảo sát, điều tra, thu mẫu và định loại mối

Phương pháp thu mẫu

Thu mẫu theo tuyến điều tra (phương pháp của Nguyễn Đức Khảm,1976) [7]. Chọn tuyến điều tra đi qua các hệ sinh cảnh rừng trồng Keo tai tượng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3.

Tìm và khai mở các dấu hiệu có mối trên tuyến khảo sát như: lỗ vũ hoá, đường mui trên thân cây, các cành cây, gốc cây, gỗ mục, rễ cây…Thu tất cả các đẳng cấp mối (nếu có) gồm mối thợ, mối lính, mối cánh, mối non, mối vua và mối chúa. Mẫu thu để trong lọ đựng mẫu, ghi nhãn và được bảo quản trong cồn 700.

Dụng cụ thu mẫu và hoá chất bảo quản mẫu

Dụng cụ thu mẫu gồm có: cuốc; cuốc chim; xẻng; tuốc nơ vít; kẹp mềm chuyên dụng; chổi quét; bay khoét; dao; ống đựng mẫu bằng nhựa có nút đậy hoặc thuỷ tinh (Ø = 1cm); nhãn ghi; hộp nhựa đựng lọ mẫu; bút chì và nhật ký điều tra, thu mẫu. Hóa chất bảo quản mẫu: cồn ethylic 700.

Phân tích, đinh loại mối

Các mẫu mối được phân tích, đinh loại dựa theo tài liệu “Động vật chí Việt Nam”- Bộ cánh đều - Isoptera (2007) [9]; các khóa định loại của Ahmad (1965) [24] và Thapa (1981) [46].

* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm gây hại của mối

- Điều tra về tỷ lệ và mức độ mối gây hại keo tai tượng ở rừng trồng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3. Bố trí các ô tiêu chuẩn theo phương pháp ô điển hình. Kích thước ô 10 x 20m. Số lượng ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào diện tích rừng trồng, đảm bảo diện tích cần điều tra chiếm 1% diện tích rừng trồng. Tính tỷ lệ cây bị mối gây hại và mức độ gây hại cho từng cây và cho khu vực điều tra. + Tính tỷ lệ số cây bị mối gây hại: tính tỷ lệ phần trăm số cây bị hại trên tổng số cây điều tra được xác định theo công thức:

100 (%)  N n P Trong đó: P (%) là Tỷ lệ bị hại nsố cây bị hại

+ Xác định mức độ gây hại của mối (phân cấp bị hại): mức độ hại cho từng cây được chia thành 4 cấp, được đánh số từ 0 đến 3:

Cấp 0: cây không bị hại, cây khỏe mạnh, phát triển tốt

Cấp 1: cây bị mối đắp đường mui, ăn nhẹ phần biểu bì, cây vẫn sống Cấp 2: cây bị mối ăn vào lớp gỗ hoặc đục thành hang ở cây, cây vẫn sống

Cấp 3: cây bị mối tấn công gây vàng lá hoặc héo, chết.

Mức độ bị hại trung bình(chỉ số hại) được tính theo công thức:

100 . . (%) 4 0 x V N vi ni R i   

Trong đó : R là mức độ bị hại trung bình ni : là số mẫu bị hại ở mỗi cấp hại i vi : là trị số của cấp hại thứ i

N : là tổng số cây điều tra V : là số cấp cao nhất.

2.6.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một số các loài mối chính hại Keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng (acacia mangium willd) tại tân lạc, hòa bình​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)