Đối với thuốc hóa học, chúng tôi sử dụng 03 loại thuốc: Lenfos 50EC, Agenda 25EC và Mapsedan 48EC, ở 3 cấp nồng độ dung dịch thuốc 0.1%, 0.2% và 0.3%, tưới trực tiếp dung dịch thuốc vào gốc cây với liều lượng 1lít dung dịch thuốc/gốc cây.Các ô khảo nghiệm diện hẹp có diện tích 100m2 (tương ứng 16 cây) ở rừng trồng keo tai tượng tuổi 1cho 9 công thức, lặp lại 3 lần và 18 ô đối chứng không xử lí thuốc.
Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng chống mối của thuốc Lenfos 50 EC ở các cấp nồng độ được chỉ ra ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Hiệu lực của thuốc Lenfos đối với mối hại Keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình
TT Công thức thuốc khảo nghiệm
Kết quả sau 1 tháng Kết quả sau 2 tháng
Lô TN (%) Lô ĐC (%) Lô TN (%) Lô ĐC (%)
1 Lenfos 0,1% 4,17 10,42 4,17 16,67
2 Lenfos 0,2% 0,00 8,33 2,08 12,50
Từ kết quả ở bảng 3.6và hình 3.15 cho thấy thuốc phòng chống mối Lenfos 50 ECcó hiệu lực phòng chống mối. Sau thời gian 1 tháng, ở các ô khảo nghiệm sử dụng nồng độ dung dịch lenfos 0,1% tỷ lệ cây bị mối gây hại (4,17%) thấp hơn 2,49 lần so với ô đối chứng (10,42%). Hiệu lực của thuốc lenfos cho hiệu quả cao khi ở nồng độ 0,2% và 0,3%, tỷ lệ tỷ lệ cây bị mối gây hại đều đạt 0% thấp hơn so với ô đối chứng (8,33% và 10,42%). Sau thời gian 2 tháng tỷ lệ cây bị mối gây hại tại các ô khảo nghiệm sử dụng nồng độ dung dịch lenfos 0,1% và 0,3% không thay đổi (4,17% và 0%)thấp hơn so với ô đối chứng (16,67% và 14,58%), vớiô khảo nghiệm sử dụng nồng độ dung dịch lenfos 0,2% sau 2 tháng, tỷ lệ cây bị mối hại tăng(2,08%)thấp hơn 6 lầnso với ô đối chứng (12,5%).
Theo kết quả phân tích phương sai, cho thấy có sự khác biệt về hiệu lực phòng chống mối khi sử dụng thuốc Lenfos ở các nồng độ khác nhau giữa thí nghiệm và đối chứng (Sig. < 0,05) (Phụ biểu 5). Cũng từ kết quả phân tích phương sai cho thấy các nồng độ thuốc thí nghiệm chưa thể hiện rõ sự khác biệt với nhau trong khoảng thời gian theo dõi.
Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng chống mối của thuốc Agenda 25 EC ở các cấp nồng độ được chỉ ra ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Hiệu lực của thuốc Agenda đối với mối hại keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình
TT Công thức thuốc khảo nghiệm
Kết quả sau 1 tháng Kết quả sau 2 tháng
Lô TN (%) Lô ĐC (%) Lô TN (%) Lô ĐC (%)
1 Agenda 0,1% 2.08 10.42 2.08 14.58
2 Agenda 0,2% 0.00 10.42 0.00 10.42
Từ kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.16 cho thấy thuốc phòng chống mốiAgenda25 EC có hiệu lực phòng chống mối. Sau thời gian 1 tháng, ở các ô khảo nghiệm sử dung nồng độ dung dịch Agenda 0,1% tỷ lệ cây bị mối gây hại (2,08%) thấp hơn 5 lần so với ô đối chứng (10,42%). Hiệu lực của thuốc Agenda cho hiệu quả cao khi ở nồng độ 0,2% và 0,3%, tỷ lệ tỷ lệ cây bị mối gây hại đều đạt 0% thấp hơn so với ô đối chứng (10,42% và 8,33%). Sau thời gian 2 tháng tỷ lệ cây bị mối gây hại tại ô khảo nghiệm sử dụng nồng độ dung dịch Agenda 0,1%; 0,2% và 0,3% không thay đổi so với các ô ở khảo nghiệm 1 tháng (4,17%; 0% và 0%) thấp hơnso với ô đối chứng (14,58%; 10,42 và 12,5%).
Theo kết quả phân tích phương sai, cho thấy có sự khác biệt về hiệu lực phòng chống mối khi sử dụng thuốc Agenda ở các nồng độ khác nhau giữa thí nghiệm và đối chứng (Sig. < 0,05) (Phụ biểu 6). Cũng từ kết quả phân tích phương sai cho thấy các nồng độ thuốc thí nghiệm chưa thể hiện rõ sự khác biệt với nhau trong khoảng thời gian theo dõi.
Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng chống mối của thuốc Mapsedan 48 EC ở các cấp nồng độ được chỉ ra ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Hiệu lực của thuốc Mapsedan đối với mối hại Keo tai tượng
TT Công thức thuốc khảo nghiệm
Kết quả sau 1 tháng Kết quả sau 2 tháng
Lô TN (%) Lô ĐC (%) Lô TN (%) Lô ĐC (%)
1 Mapsedan 0,1% 4.17 10.42 6.25 12.50
2 Mapsedan 0,2% 2.08 8.33 2.08 14.58
3 Mapsedan 0,3% 0.00 8.33 0.00 10.42
Từ kết quả ở bảng 3.8và hình 3.17 cho thấy thuốc phòng chống mối Mapsedan48 ECcó hiệu lực phòng chống mối. Sau thời gian 1 tháng, ở các ô khảo nghiệm sử dung nồng độ dung dịch Mapsedan 0,1% tỷ lệ cây bị mối gây hại (4,17%) thấp hơn 2,49 lần so với ô đối chứng (10,42%). Nồng độ 0,2% tỷ
lệ cây bị mối gây hại đạt 2,08% thấp hơn 4 lầnso với ô đối chứng (8,33%). Nồng độ 0,3% tỷ lệ cây bị mối gây hại đạt 0% đảm bảo hiệu suất phòng chống mối 100% so với ô đối chứng (8,33%). Sau thời gian 2 tháng tỷ lệ cây bị mối gây hại tại ô khảo nghiệm sử dụng nồng độ dung dịch Mapsedan 0,1%là (6,25%) thấp hơn 1,33 lần so với ô đối chứng (8,33%). Tại ô khảo nghiệm sử dung nồng độ dung dịch Mapsedan 0,2% và 0,3% tỷ lệ cây bị mối gây hại không thay đổi (2,08% và 0%) thấp hơn nhiều so với ô đối chứng (14,58% và 10,42%).
Theo kết quả phân tích phương sai, cho thấy có sự khác biệt về hiệu lực phòng chống mối khi sử dụng thuốc Mapsedan ở các nồng độ khác nhau giữa thí nghiệm và đối chứng (Sig. < 0,05) (Phụ biểu 7). Cũng từ kết quả phân tích phương sai cho thấy các nồng độ thuốc thí nghiệm chưa thể hiện rõ sự khác biệt với nhau trong khoảng thời gian theo dõi.
Từ kết quả trên cho thấy hiệu lực phòng chống mối bằng các loại thuốc sinh học và hóa học cho cây keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình có sự khác biệt. Cụ thể,hiệu lực các loại thuốc sinh học (Metavina 10 DP và Dimez) khi trộn vào đất kém hiệu quả, không phù hợp cho công tác phòng mối tại hiện trường. Hiệu lực các loại thuốc hóa học sử dụng ở nồng độ 0,2% và 0,3% đều có hiệu quả phòng trừ mối tốt, phù hợp cho công tác phòng mối tại hiện trường.