Thành phần loài mối tại cácsinh cảnh rừng trồng keotai tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng (acacia mangium willd) tại tân lạc, hòa bình​ (Trang 35 - 37)

Quá trình điều tra xác định thành phần loài mối tại Tân Lạc, Hòa Bình được chúng tôi tiến hành theo 03 tuyến đi qua các sinh cảnh rừng trồng Keo tai tượng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3.Tuyến 1 có chiều dài 1700m thuộc địa phận xã Gia Mô, tuyến 2 có chiều dài 1750m thuộc địa phận xã Gia Mô và xã Lỗ Sơn, tuyến 3 có chiều dài 1100m thuộc địa phận xã Lỗ Sơn (hình 2.1).

Hình 3.1: Điều tra các loài mối tại Tân Lạc, Hòa Bình

Kết quả thu được 67 mẫu vật mối trên các tuyến điều tra mối đi qua sinh cảnh rừng trồng Keo tai tượng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 tại Tân Lạc, Hòa Bình. Chúng tôi đã xác định được 8 loài thuộc5 giống trong 2 phân họ của họ Termitidae (bảng 3.1)

Bảng 3.1: Danh sách các loài mối theo sinh cảnh nghiên cứu

TT Đơn vị phân loại Địa điểm thu mẫu Độ bắt gặp Tỷ lệ (%) K1 K2 K3 Họ Termitidae Phân họ Amitermitinae 5.97 1 Microcerotermes bugnioni Holmgren, 1911 + 4 lần 5.97 Phân họ Macrotermitinae 94.05 2 Hypotermes makhamensis Ahmad, 1965* + + 7 lần 10.45 3 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen, 1963 + + 6 lần 8.96 4 Odontotermes hainanensis (Light, 1924) + + + 7 lần 10.45 5 Macrotermes annandalei + + + 11 lần 16.42 6 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen, 1963 + + + 11 lần 16.42

7 Macrotermes barneyi Light,

1924 + + + 10 lần 14.93

8 Microtermes pakistanicus

Ahmad, 1955* + + + 11 lần 16.42

(*) Loài mới xuất hiện K1: Sinh cảnh rừng tuổi 1 K2: Sinh cảnh rừng tuổi 2 K3: Sinh cảnh rừng tuổi 3

Trong số mẫu mối thu được ở khu vực nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phân họ Macrotermitinae có số lượng loài lớn nhất là có 7 loài (chiếm 87,5%). Trái lại, phân họ Amitermitinae chỉ có 1 loài (chiếm 12,5%).

Kết quả phân tích độ bắt gặp các loài mối trong quá trình điều tra cho chúng tôi thấy phổ biến nhất loài Macrotermes annandalei chiếm 16.42%, loài Microtermes pakistanicuschiếm 16.42%, Odontotermes yunnanensischiếm 16.42% và Macrotermes barneyichiếm 14.93% (xem phụ lục 1).

Đối chiếu với kết quả điều tra của Nguyễn Đức Khảm (1976) [9] tại Hòa Bình, kết quả điều tra của chúng tôi xác định, số lượng loài mối ở rừng keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình có 8 loài so với 14 loài của khu hệ mối tỉnh Hòa Bình trong đó có 2 loài (Microtermes pakistanicus Hypotermes makhamensis) được bổ sung thêm cho khu hệ mối tại Tân Lạc, Hòa Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng (acacia mangium willd) tại tân lạc, hòa bình​ (Trang 35 - 37)