Đặc điểm hình thái:
Mối lính lớn:
Hình 3.11 a. Mối lính lớn Macrotermes barneyi
(Theo Động vật chí, 2007)
A. đầu và tấm lưng ngực trước nhìn từ phía trên;
B. đầu nhìn từ phía bên; C. hàm trên; D. cằm; E. râu.
Đầu nâu đỏ vàng đến nâu đỏ đậm, hơi nhạt màu ở trán và thái dương. Môi có màu giống màu đầu. Râu có màu sáng hơn đầu. Hàm nâu đỏ đậm, nhạt màu ở gốc. Các tấm lưng ngực và bụng có màu nâu nhạt.
Đầu có lông rải rác. Môi có hai hàng lông dài ở hai bên, một đôi mọc ở chân đỉnh mỡ. Cằm lác đác có lông dài và ngắn. Các tấm lưng ngực có các lông cứng ở cạnh bên, ở mép nơi rộng nhất và trên mu. Các tấm lưng bụng có lông nửa sau.
Đầu hình ô van, hai cạnh bên lồi đều, thu hẹp ở trước, rộng nhất ở sau điểm giữa một chút. Mắt nhỏ, trắng nhạt khó thấy. Thóp nhỏ dạng vết đen nằm giữa đầu. Râu có 17 đốt, đốt thứ 3 dài gấp rưỡi đốt thứ 2, đốt thứ 4 dài hơn đốt thứ 2, đốt thứ 5 bằng đốt thứ 2, đốt thứ 6 đến đốt thứ 17 kéo dài. Môi có chiều dài lớn hơn chiều rộng rõ rệt, hai cạnh bên lồi, rộng nhất ở 1/3 phía gốc môi. Đỉnh mỡ hẹp, ngắn, thùy trước không nhọn, hai cạnh bên song song với trục cơ thể. Hàm ngắn, mập vừa phải, dạng kiếm, cong vào ở đoạn 1/3 phía trước, đoạn 1/3 ở giữa có vết răng cưa nhỏ, 1/3 hàm có khía răng cưa rõ. Cằm có dạng chày, nơi rộng nhất gần gấp rưỡi nơi hẹp nhất, nơi hẹp nhất hơi dịch về trước điểm giữa. Tấm lưng ngực trước có cạnh lồi, thùy bên dưới lượn tròn tạo góc, cạnh trước và sau đều lõm chữ V rõ rệt. Tấm lưng ngực giữa có thùy bên tạo góc tù rõ rệt. Tấm lưng ngực sau lượn tròn hẹp, chỉ hơi có điểm lồi ở nơi rộng nhất.
Mối lính nhỏ:
Hình 3.11 b. Mối lính nhỏ Macrotermes barneyi
(Theo Động vật chí, 2007)
A. đầu và tấm lưng ngực trước nhìn từ phía trên;
Đầu nâu vàng có sắc đỏ. Mảnh trước gốc môi lợi màu có vết trắng. Môi có màu giống màu đầu. Râu hơi đậm màu hơn đầu. Hàm nâu đỏ, nhạt màu ở gốc hàm. Các tấm lưng ngực và bụng có màu vàng nâu nhợt, nhạt màu hơn đầu.
Đầu rải rác có lông cứng ngắn và dài. Môi có hai hàng lông dài ở hai bên. Cằm có vài lông cứng dài, ngắn rải rác. Tấm lưng ngực trước có các lông cứng ngắn, dài rải rác ở cạnh trước, cạnh bên, trên mu. Các tấm lưng bụng có lông ở nửa sau.
Đầu hình ô van, hai cạnh bên lồi đều, chỉ thu hẹp rõ ở trước hốc râu, rộng nhất ở sau điểm giữa một chút. Mắt nhỏ dạng trắng mờ nhạt. Thóp nhỏ dạng vết đen, hơi nằm ở sau đầu. Môi có chiều dài lớn hơn chiều rộng, hai cạnh bên lồi, rộng nhất ở 1/3 phía gốc môi. Đỉnh mỡ dạng lưỡi, hai cạnh bên lồi. Hàm hình kiếm, mảnh, chỉ cong vào ở đỉnh, hàm trái có vết cứa răng cưa ở nửa gốc hàm, hàm phải không có răng cưa. Cằm có hai cạnh bên gần song song, nơi rộng nhất không rõ ràng hẹp nhất ở trước. Tấm lưng ngực trước có thùy bên lượn tròn hẹp, cạnh trước và sau đều lõm chữ V rõ rệt. Tấm lưng ngực giữa hẹp hơn tấm lưng ngực sau và trước, thùy bên hơi có góc tù. Tấm lưng ngực sau có thùy bên gần tròn, có điểm lồi ở nơi rộng nhất.
Kích thước mối lính lớn và mối lính nhỏ của Macrotermes barneyi (mm)
Số đo Mối lính lớn (5 cá thể) Mối lính nhỏ (5 cá thể) Khoảng giá trị Trung bình Khoảng giá trị Trung bình
Chiều dài đầu đến gốc hàm 3,30-3,60 3,45 1,80-2,10
Chiều rộng đầu đến gốc hàm 1,60-1,75 1,68 0,87-1,00
Chiều rộng đầu sau hốc râu 2,15-2,30 2,24 1,25-1,35
Chiều rộng cực đại của đầu 2,45-2,70 2,61 1,45-1,60
Chiều dài của hàm trái 1,65-177 1,70 1,20-1,40
Chiều dài của cằm 2,20-2,40 2,23 1,15-1,40
Chiều rộng cực đại của cằm 0,70-0,75 0,71
Chiều rộng cực tiểu của cằm 0,50-0,50 0,50
Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,95-1,00 0,97
Chiều rộng tấm lưng ngực trước 1,75-2,00 1,85
Chiều dài tấm lưng ngực giữa 1,30-1,50 1,43
Phân bố: Ở Việt Nam: toàn bộ vùng núi miền Bắc nước ta [9].
Tập tính: Đề tài bố trí các hố nhử tương tự như nêu trên nhưng không thu
được các cá thể mối Macrotermes barneyi trong hố nhử. Có thể do thức ăn là cành lá keo và thực bì, gỗ bồ đề khô, gỗ mục, bã míakhông phải là thức ăn ưa thích của loài mối này. Về đặc điểm đường mui qua quan sát của chúng tôi cho thấy mối thường đắp những mảng đường mui rộng bằng bàn tay hoặc nhỏ hơn một chút, cao lên thân cây và đang khai thác lớp bần của cây, có dấu hiệu khai thác sâu vào bên trong lớp này. Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, đề nghị cần nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học của loài này ở các nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo. Vết phá hại của loài này là những mặt phẳng lớn.Tổ của
Macrotermes barneyi có hai loại đường mui khác nhau (đường mui di chuyển và đường mui gặm gỗ).Đường mui di chuyển là những vòm đất bằng dùng để làm lối đi cho mối đến nguồn thức ăn; còn đường mui nơi gặm gỗ cũng có vòm đất bằng nhưng lớn hơn.Mối đắp đường mui này xung quanh nguồn thức ăn (gỗ) để bảo vệ cho mối khi gặm gỗ, nên kích thước cũng phụ thuộc vào kích thước của vật thức ăn.Thực chất loại đường mui này là từ loại đường mui di chuyển phát triển rộng ra.Chiều dày của loại đường mui này khoảng 1-3 mm. Nguyên liệu xây dựng đường mui là đất đá trộn với nước bọt của mối.
Đặc điểm gây hại: Loài mối này thường đắp đường mui lên thân cây, sau
đó ăn sâu vào lớp gỗ bên trong và có thể gây chết cây ở giai đoạn cây tuổi 1.
Cấu trúc tổ: Tổ của loài này bao giờ cũng nằm chìm dưới mặt đất, trung tâm tổ cách mặt đất từ 0,5 - 0,8m, trung tâm của tổ là một khoang rỗng. Khoang rỗng này là một vòm hình bán cầu với kích thước thay đổi tùy theo tuổi của mối. Trong thời gian hai năm đầu kích thước của vòm này chỉ khoảng 15-20cm. Mặt dưới của vòm tổ rất nhẵn, thỉnh thoảng có một vài lỗ thông là nơi mối đi kiếm ăn. Bên cạnh vòm tổ thường có một hang rỗng liên hệ với mặt đất, đôi khi rộng gần bằng vòm của tổ. Hang rộng này có thể là những nơi thông khí của mối,
cũng có thể là đường để mối cánh bay giao hoan phân đàn trong mùa giao hoan. Tuy nhiên, không phải tổ nào cũng có “hang thông khí” như vậy.
Trong vòm tổ có một khoảng trống lớn.Phía dưới là các phiến đất rắn chắc xếp chồng lên nhau.Các phiến đất ở trên cùng tương đối mảnh hơn lớp dưới.Hoàng cung là một khối đất mịn hình thấu kính.Các “khe giao thông” thường nằm ở phía bên hoặc phía dưới hoàng cung, ít khi ở trên nóc.Thành của hoàng cung làm bằng đất mịn và có phần dưới thường dầy hơn phần trên.
Trong tổ mối thường có vườn cấy nấm nằm bên trong vòm đất, đôi khi trong tổ không có vườn nấm. Vườn nấm của mối thường gồm các lỗ cấy nấm có cấu tạo gần giống như kiểu tổ ong, lỗ không đều nhau, đường kính của lỗ thay đổi từ 0,4-0,8 cm. Hình dạng lỗ cấy nấm hoặc 5 cạnh hoặc có dạng gần như hình bầu dục. Kiểu cấu tạo như vậy làm cho thể tích chiếm rất nhỏ nhưng diện tích lại tăng lên gấp bội.
Thành phần của các vách ngăn giữa các vườn nấm là những viên gỗ đã nhai nát trộn lẫn với một số nguyên liệu khác và xây đắp theo thứ tự hàng một. Trên vách của vườn nấm có các quả thể mọc.Quả thể này là những viên màu trắng nhỏ cuống dính vào vách vườn nấm.Macrotermes barneyi thường làm tổ trong đất có độ pH từ 3,8 đến 5,8.
Trong tổ của Macrotermes barneyi có các đẳng cấp như mối lính, mối thợ, mối vua, mối chúa mối cánh và các dạng mối non nhưng thiếu các giai đoạn trung gian như: mối lính có cánh hoặc mối trưởng thành giả. Loài này có hai loại lính là lính lớn và lính nhỏ.Mối lính lớn có hàm khỏe còn mối lính nhỏ có hàm mảnh hơn. Tỷ lệ giữa mối lính lớn và mối lính nhỏ tùy thuộc vào tuổi của tổ mối.thường các tổ mối đang phát triển và chưa bay giao hoan phân đàn thì số lượng mối lính nhỏ luôn luôn lớn hơn mối lính lớn, còn khi bay giao hoan phân đàn thì ngược lại.
Mối thợ gặm gỗ, xây đương mui, xây vườn nấm, ấp trứng và nuôi con.Tỷ lệ mối thợ và lính hoặc thợ nhỏ và thợ lớn có sự khác nhau là tùy từng trạng thái của tổ và tùy nơi hoạt động.Nơi mối cánh bay giao hoan phân đàn có số lượng mối thợ ít hơn mối lính.Trong tổ mối thợ nhỏ nhiều hơn mối thợ lớn. Có lẽ mối thợ nhỏ thiên về nhiệm vụ cấy nấm, nuôi con nhiều hơn loại mối thợ lớn.
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích số liệu nêu trên có thể thấy:
- 2 loài mối gây hại chính rừng trồng keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình đều thuộc nhóm mối có vườn cấy nấm, tổ mối chỉ phát triển được khi vườn nấm phát triển bình thường.
- Có thể dùng cành lá keo và thực bì, gỗ bồ đề khô, gỗ mục, bã mía để nhử mối Microtermes pakistanicus. Nghiên cứu tỷ lệ đẳng cấp trong nhóm mối kiếm ăn của loài này cho thấy vai trò chính trong nhiệm vụ đi kiếm ăn là nhóm mối thợ lớn.