Một số nét đặc điểmsinh học, sinh thái học cơ bản củ a2 loài mối gâyhạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng (acacia mangium willd) tại tân lạc, hòa bình​ (Trang 40 - 46)

Hai loài mối được xác định gây hại chủ yếu cho rừng trồng Keo tai tượng gồm: Microtermes pakistanicus Macrotermes barneyi. Đây là các loài mối có vườn cấy nấm, chúng chỉ phát triển được khi vườn nấm trong tổ phát triển bình thường. Chúng không tự tiêu hóa được gỗ mà phải nhờ nấm và các vi sinh vật cộng sinh trong ruột mối tiêu hóa giúp Xenlulo trong thức ăn. Hai loài mối này đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái học. Đề tài kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài mối nêu trên trong điều kiện cho phép về thời gian thực hiện đề tài.

3.2.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955

Đặc điểm hình thái:

Mối lính lớn: Đầu màu vàng đỏ. Mảnh gốc môi màu trắng nhạt. Môi giống màu đầu, râu vàng phớt đỏ, nhạt hơn màu đầu. Hàm nâu đỏ đậm, nhạt màu ở gốc. Các tấm lưng ngực có màu vàng phớt nâu. Các lấm lưng bụng có màu nâu không đều.

Đầu có nhiều lông cứng rải rác. Môi có lông cứng dài mọc thành hai hàng ở hai bên. Cằm có một vài lông cứng dài và ngắn mọc ở cạnh trước, cạnh sau, ở thùy bên và trên mu.

Đầu gần hình tròn, chiều dài bằng chiều rộng, cạnh sau tròn, cạnh trước gần thẳng. Môi hình lưỡi rỗng nhất ở phía sau. Hàm uốn mạnh vào ở gốc hàm, đoạn giữa thẳng, đỉnh hàm quặp vào, hàm trái có một răng mờ nhạt ở gần 1/3 phía trước, gốc hàm trái ở cạnh trong có khuyết chữ V lớn, dưới chữ V là mấu lồi nhọn, cạnh trong của hàm phải cũng có khuyết chữ V ở gốc tạo nên mấu lồi tù, trước khuyết chữ V một chút có một khía nhỏ. Râu gồm 15 đến 16 đốt, đốt thứ 2 dài bằng nửa đốt thứ 3, đốt thứ 4 dài hơn đốt thứ 3. Cằm ngắn, chiều dài hơi lớn hơn chiều rộng, cạnh bên của cằm lồi, gẫy khúc. Tấm lưng ngức trước có cạnh trước nhô lên rất nhiều

Hình 3.6. Mối lính lớn Microtermes pakistanicus

(Theo Động vật chí, 2007)

A. đầu và tấm lưng ngực trước nhìn từ phía trên của mối lính lớn; B. đầu và tấm lưng ngực trước nhìn từ phía trên của mối lính nhỏ

Số đo Mối lính lớn (5 cá thể) Khoảng giá trị Trung bình

Chiều dài đầu đến gốc hàm 1,00 – 1,10 1,06

Chiều rộng đầu đến gốc hàm 0,75 – 0,77 0,75

Chiều rộng đầu sau hốc râu 0,97 – 1,00 0,99

Chiều rộng cực đại của đầu 1,02 – 1,08 1,05

Chiều dài của hàm trái 0,65 – 0,70 0,68

Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,55 – 0,65 0,61

Chiều rộng của tấm lưng ngực trước 0,50 – 0,55 0,54

Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,45 – 0,57 0,51

Chiều rộng của tấm lưng ngực trước 0,70 – 0,75 0,74

Phân bố: mối Microtermes pakistanicus có mặt trong dải độ cao từ 0m - 1000m, hầu như trong tất cả các loại đất. Chúng phân bố khắp Việt Nam [9].

Tập tính: Qua khảo sát cho thấy Microtermes pakistanicus khai thác tất cả các loại rác thực vật như lá, cành, rễ cây, lớp bần trên thân cây. Ngoài ra, chúng còn tấn công cả mô sống của cây keo tai tượng. Hiện tượng mối tấn công cây sống cũng được một số tác giả công bố [44],[47] Tuy nhiên loài

Microtermes pakistanicus thích ăn các loại lá cây đã ải. Mối thường đắp các đường mui nhỏ từ mặt đất lên thân cây [5].

Để xác định loại thức ăn ưa thích của mối. Tại khu vực nghiên cứu tiến hành đào các hố nhử mối kích thước 30 x 25 x 20 cm, lót một tấm lưới thưa xuống hố nhằm thu được toàn bộ số mối trong hố nhử sau này.Các loại thức ăn cành lá keo và thực bì, gỗ bồ đề khô, gỗ mục, bã mía với khối lượng mỗi loại là từ 500gam - 1500gam được sấy khô kiệt xuống đầy hố nhử. Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Tổng số hố nhử là 12. Sau 25 ngày, khi mối đã đến khai thác thức ăn, thu toàn bộ hố nhử, loại bỏ mối, sấy khô kiệt rồi cân trong lượng thức ăn xác định tỷ lệ hao hụt.

Bảng 3.3: Khối lượng thức ăn hao hụt ở các hố nhử

TT Loại thức ăn Khối lượng thức ăn (gam) Tỷ lệ hao hụt (%) Ban đầu Sau 25 ngày

1 Gỗ mục 1000 300 70

2 Cành lá keo và thực bì 500 220 56

3 Bã mía 800 416 48

4 Gỗ bồ đề khô 1500 990 34

Số liệu tại bảng 3.3 cho biết tỷ lệ lượng thức ăn bị hao hụt do mối khai thác nhiều nhất là gỗ bồ đề chớm mục, sau đó là cành lá keo và thực bì, tiếp sau là bã mía và cuối cùng là gỗ bồ đề khô. Từ kết quả nghiên cứu này có thể lựa chọn được đối tượng thức ăn để hấp dẫn mối vào những điểm tập trung để hạn chế mức độ phân tán của mối trên hiện trường. Hoặc có thể nhử và diệt lây nhiễm để làm giảm bớt các tổ mối trên hiện trường trồng rừng.

Tại các hố nhử, loài mối Microtermes pakistanicus vào khai thác thức ăn với số lượng nhiều, tiến hành thu bắt 500 cá thể mối có trong hố để chia thành các đẳng cấp và đếm số mối ở các đẳng cấp. Từ đó xác định được tỷ lệ đẳng cấp trong nhóm mốiđu kiếm ăn.Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tỷ lệ đẳng cấp đàn mối kiếm ăn loài Microtermes pakistanicus

T T Đẳng cấp Hố 1 Hố 2 Hố 3 Hố 4 Tỷ lệ TB % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Thợ lớn 352 70,4 345 69 337 67,4 356 71,2 69,5 2 Lính lớn 46 9,2 47 9,4 50 10 51 10,2 9,7 3 Thợ nhỏ 61 12,2 64 12,8 68 13,6 61 12,2 12,7 4 Lính nhỏ 41 8,2 44 8,8 45 9 32 6,4 8,1 Tổng 500 100 500 100 500 100 500 100 100

Kết quả ở bảng 3.4 và Hình 3.6 cho thấy, trong các nhóm mối đi kiếm ăn thì mối thợ lớn chiếm số lượng đặc biệt nhiều so với các đẳng cấp mối còn lại (chiếm 69,5%) gấp gần 5,5 lần mối thợ nhỏ (12,7%), gấp 7 lần mối lính lớn (9,7%) và gấp 9 lần mối lính nhỏ (9,7%). Từ số liệu này cho thấy, đóng vai trò chính trong nhiệm vụ đi kiếm thức ăn là thành phần mối thợ lớn. Kết quả này cũng tương tự như kết quả của Trịnh Văn Hạnh, 2008 khi nghiên cứu về mối hại cây công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên [5].

Hình 3.8. Bố trí các hố nhử mối

(Tân Lạc, Hòa Bình, 2012)

Hình 3.9. Mối đến khai thác thức ăn ở các hố nhử

Đặc điểm gây hại: Tại các cây Keo tai tượng tuổi 1, tuổi 2 đang bị mối

tấn công quan xát phần lá bị úa vàng, phần thân ở vị trí gốc cây bị gặm hết vở ngoài, khi nhổ lên phát hiện cây bị mối cắn cụt rễ hoặc tiện hết lớp vỏ của rễ.

Cấu trúc tổ mối: Loài Microtermes pakistanicus làm tổ chìm trong đất, không có đấu hiệu trên mặt đất. Tổ gồm nhiều khoang nhỏ, số lượng khoang trong 1 tổ thường rất nhiều.Khoang tổ rất nhỏ, đường kính khoang tổ chỉ 4-10 cm. các khoang tổ phân tán trong đất ở độ nông sâu khác nhau.Đường kính khu vực phân bố của các khoang trong 1 tổ có thể tới 5 m. Các khoang có vườn nấm nằm rải rác cạnh khoang không có vườn nấm.Vườn nấm có màu trắng đến xám đen, vườn nấm và lỗ vườn nấm có kích thước thay đổi. Dạng vườn nấm và kích thước vườn nấm khác với các loài Macrotermes, Odontotermes, Hypotermes [5]. Các khoang tổ được nối với khu vực trung tâm bằng 1 hang giao thông chính. Trong các khoang tổ vào thời điểm tháng 5 có khoảng 30% khoang tổ có vườn nấm, 70% khoang không có vườn nấm. Các khoang có vườn nấm nằm rải rác cạnh khoang không có vườn nấm. Hang giao thông của loài này rất nhỏ chỉ vài mm. Bên dưới khu vực có khoang tổ, còn có nhiều đường đi xuống sâu, đây là các đường rất nhỏ.

Hình 3.10. Cấu trúc tổ mối Microtermes pakistanicus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng (acacia mangium willd) tại tân lạc, hòa bình​ (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)