Đối với thuốc sinh học, Đề tài sử dụng 02 loại thuốc là Dimez và Metavina 10DP có nguồn gốc từ vi nấm Metarhizium do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam sản xuất với liều lượng 100 gam/cây/ loại thuốc. Các ô khảo nghiệm có diện tích 200m2 (tương ứng 30 cây) ở rừng trồng Keo tai tượng tuổi 1 cho 2 công thức, lặp lại 3 lần và 4 ô đối chứng không xử lí thuốc.
Kết quả theo dõi hiệu lực của thuốc sinh học (biotermiticide) tại các ô khảo nghiệm trong khoảng thời gian 2 tháng được thể hiện tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Hiệu lực của thuốc sinh học đối với mối hại Keo tai tượng tại Tân Lạc, Hòa Bình
TT
Công thức thuốc khảo
nghiệm
Tỷ lệ bị hại sau 1 tháng Tỷ lệ bị hại sau 2 tháng
Lô TN(%) Lô ĐC(%) Lô TN(%) Lô ĐC(%) 1 Dimez 100
gam/cây 4,17 12,50 10,42 14,58
2 Meta 10 DP
Kết quả ở bảng 3.5 và hình 3.14 cho thấy khi áp dụng biện pháp sinh học nhìn chung có hiệu lực phòng mối. Đối với thuốc Dimez sau 1 tháng, tỷ lệ cây bị mối gây hại trung bình ở ô thí nghiệm giảm đi 3 lần (4,17%) so với ô đối chứng (12,5%). Sau 2 tháng, tỷ lệ mối gây hại đều tăng lên ở cả ô thí nghiệmvà ô đối chứng. Ô thí nghiệm giảm đi gần 1,5 lần (10,42%) so với ô đối chứng (14,58%) . Đối với thuốc Metavina 10 DP sau 1 tháng, tỷ lệ cây bị mối gây hại trung bình ở ô thí nghiệm (6,25%) thấp hơn 1,66 lần so với ô đối chứng (10,42%). Sau 2 tháng, tỷ lệ mối gây hại đều tăng lên ở cả ô thí nghiệm và ô đối chứng. Ô thí nghiệm giảm đi 1,16 lần (12,5%) so với ô đối chứng (14,58%).
Theo kết quả phân tích phương sai, cho thấy xác suất về thời gian và công thức thí nghiệm đối với hai loại thuốc sinh học Dimez và Metavina không có sự khác biệt (Sig. > 0,05) (Phụ biểu 4) . Nghĩa là, ảnh hưởng của hai loại thuốc này đến hiệu lực phòng chống mối không có hiệu quả cao.