2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa
3.1.4. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng
3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Spot5 và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 10- 11/2012 cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Luông tại Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất, loại rừng ĐVT: ha TT ạng mục ổng cộng Bá hƣớc Quan Hóa Tổng cộng 17.171,03 12.398,01 4.773,02 A ất có rừng 16.675,34 11.939,30 4.736,04 I Rừng gỗ 6.517,73 5.639,78 877,95 1 Rừng giàu (IIIA3) 909,04 909,04 2 Rừng trung bình (IIIA2) 1536,96 701,70 835,26 3 Rừng nghèo (IIIA1) 3498,39 3.498,39 4 Rừng phục hồi 573,34 530,65 42,69 II Rừng hỗn giao gỗ nứa
III Tre nứa 17,58 17,58
IV Rừng trồng 220,00 220,00
V Rừng núi đá 9.920,03 6061,94 3858,09
B ất chƣa có rừng 186,66 186,66
1 Đất trống trảng cỏ (IA) 143,68 143,68 2 Đất trống cây bụi (IB) 1,50 1,50 3 Đất trống có cây gỗ rải
rác (IC) 41,48 41,48
C ất khác 309,03 272,05 36,98
(Nguồn:Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND, ngày 12/9/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2006 - 2015)
Từ số liệu trên về hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của Khu BTTN Luông, cho thấy:
a) Đất có rừng
Diện tích đất có rừng 16.675,34 ha, độ che phủ là 97,11%, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng, những sinh cảnh cần được bảo tồn:
- Rừng giàu: 909,04 ha (chiếm 5,35%); - Rừng trung bình: 1.536,96 ha (chiếm 9,05%); - Rừng nghèo: 3.525,49 ha (chiếm 20,75,2%); - Rừng phục hồi: 573,34 ha (chiếm 3,37%); - Rừng tre nứa: 17,58 ha (chiếm 0,1%); - Rừng trồng: 220,00 ha (chiếm 1,29%); - Rừng núi đá: 9.920,03ha (chiếm 58,04%).
Trữ lượng rừng: Tổng trữ lượng các loại rừng 637.772,9 m3, tre nứa 160.113 ngàn cây, trong đó; rừng giàu: 163.627 m3 bình quân 180 m3/ha; rừng trung bình 199.804 m3
bình quân 130 m3/ha; rừng nghèo 236.019 m3
bình quân 70 m3/ha; rừng phục hồi 37.267 m3
, 65 m3/ha; rừng tre nứa 52.740 cây, bình quân 50 - 60 m3/ha, 3.000 cây/ha.
Từ số liệu nêu trên cho thấy hệ sinh thái rừng trong khu vực có chất lượng khá tốt, tỷ lệ rừng giầu và rừng trung bình chiếm 80% diện tích KBT.
b) Đất chưa có rừng
Diện tích đất chưa có rừng 186,66 ha (chiếm 1,09%); gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác, (IB, IC). Tuy không có rừng, nhưng nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như Lợn rừng, Nai và một số loài thú nhỏ khác.
c) Đất khác
Diện tích đất khác là 309,03 ha, trong đó diện tích phân khu hành chính dịch vụ là 215,53 ha, 80,3 ha đất sông suối và 13,2 ha được UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng.
3.1.4.2. Hiện trạng tài nguyên thực vật đặc trưng a) Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá vôi, có diện tích khoảng 4.800 ha. Kiểu rừng này phân bố đến độ cao khoảng 700 m; phân bố ở tiểu khu 73 xã Thành Sơn; tiểu khu 74, 250, 251, 252, 254, 255, 259, 261 xã Lũng Cao và 1 phần tiểu khu 262 thuộc xã Cổ Lũng được chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm các loài cây Nghiến (Excentrodendron tonkinense); Các loài cây thuộc chi Ficus, Cui lá to (Heritiera macrophylla), Chò nhai (Anogeissus acuminata),Nhãn rừng (Dimocarpus longan), Thị núi (Diospiros bangoiensis). Các loài cây tái sinh gồm Ôrô (Streblus ilicifolia), Nghiến (Excentrodendron tonkinense); Thích Bắc bộ (Acer tonkinensis); những nơi ẩm ướt và được che bóng thì có các loài phổ biến khác như Kim giao (Nageia fleuryi), Bằng lăng (Lagerstromia balance).
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá phiến, có diện tích khoảng 650 ha. Kiểu rừng này còn một diện tích nhỏ còn sót lại phân bố ở độ cao 60 - 100 m, phân bố ở tiểu khu 262, 265, ở chân dãy núi đá vôi nằm ở phía Đông thôn Khuyn, xã Cổ Lũng. Đây là nơi duy nhất trong KBT có kiểu rừng này. Kiểu rừng này cũng được chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm Gội (Agaila sp) và Phay (Duabaga grandifora);các loài cây tái sinh chủ yếu là Chò nhai (Anogeissus acuminata), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Mát (Millettia ichtyochotona).
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá vôi ở độ cao 700 - 950 m, có diện tích khoảng 4.900 ha. Kiểu rừng này rất phổ biến trong KBT phân bố ở các tiểu khu 256, 257, 260 xã Lũng Cao; tiểu khu 262, 265, 268 xã Cổ Lũng, tiểu khu 27, 30, 52 xã Phú Lệ. Chúng mọc trên những phần cao của sườn những dãy núi đá vôi
và ít bị tác động. Thành phần loài và cấu trúc điển hình nhất của kiểu rừng này được thấy trên những sườn dốc và trên những đường đỉnh có độ cao trung bình nằm giữa các đỉnh và chóp núi cao hơn. Kiểu rừng này cũng được phân chia làm 6 tầng chính: Tầng 1 của kiểu rừng này cao tới 40 m, các loài ưu thế của tầng này là: Nghiến (Burretiodendro tonkinensis), Thông lớn (Dacrycarpus imbricatus), Cui lá to (Heritiera macrophylla), các loài Dẻ (Quercus sp). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Chân chim (Schefflera sp), Thông tre (Podocapus neriifolius), các loài cây Gội (Aglaia sp), các loài Re (Cinamomum sp), Duối (Streblus macrophylus).
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá kim núi thấp trên đá vôi (ở độ cao 700 – 850 m); có diện tích khoảng 1.000 ha. Phân bố chủ yếu ở tiểu khu 270 và một phần của tiểu khu 265 thuộc xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này là dạng rừng nguyên sinh rất hiếm còn sót lại tại rất ít các đỉnh núi đá vôi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này được chia làm 5 tầng chính. Tầng 1 của kiểu rừng này chủ yếu là Thông Pà Cò (Pinus kwantungensis), đôi khi có một số loài cây lá rộng đi kèm là Sơn trà (Eriobotrya bengalensis), Chẹo (Platycarya strobilifera), Thông đỏ (Taxus chinensis). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đại cúc phương (Pistachia cucphuongensis), Xoài rừng (Mangifera minutifolia), Trai lí (Fagraea fragransRoxb.), Kim giao (Nageia fleuryi),…
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá bazan (ở độ cao 1000-1650m), có diện tích khoảng 4.500 ha. Kiểu rừng này được che phủ bởi các quần xã rừng nguyên sinh và thứ sinh. Phân bố ở các tiểu khu 269, 271 thuộc xã Thành Lâm, tiểu khu 75, 258, 264 thuộc xã Thành Sơn; tiểu khu 41 thuộc xã Phú Lệ; tiểu khu 65,84 thuộc xã Phú Xuân; tiểu khu 115,136, 145 thuộc xã Hồi Xuân; tiểu khu 156,158; tiểu khu 96 thuộc xã Thanh Xuân. Kiểu rừng này có sương mù, tạo ra những khu vực có độ ẩm cao và luôn ẩm ướt, thậm chí trong cả mùa khô, điều này cho phép hình thành một thảm thực vật ẩm ướt khác biệt với các kiểu rừng mọc trên núi đá vôi. Kiểu rừng này cũng được chia làm 6
tầng chính. Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm nhiều loài cây của họ Dẻ như: Dẻ giáp (Castannopsis armata), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus); các loài của họ Mộc lan như Giổi lá láng (Michelia foveolata). Ngoài ra còn một số loài Hạt trần quý hiếm như Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii); Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnamnensis); Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia); Kim giao (Nageia fleuryi); ngoài ra còn các loài ưu thế của các loài cây lá rộng như: Các loài gội (Aglaia sp), các loài Re (Cinamomum sp). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii); Kim giao (Nageia fleuryi); Các loài gội (Aglaia sp); các loài Re (Cinamomum sp); Luống xương (Anneslea fragrans).
Một vài loại rừng phát triển không phân tầng có cấu trúc và thành phần loài đặc biệt, chúng giàu về thành phần các loài cây hiếm và đặc hữu, có diện tích khoảng 800 ha. Các loại thảm thực vật không phân tầng được thấy ở đây là:
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá vôi riêng lẻ;
- Quần xã thực vật mọc trên các vách đá dựng đứng;
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá bazan riêng lẻ.
Tất cả các loại thảm thực vật trên hầu như vẫn còn giữ được những đặc tính của thảm thực vật nguyên sinh với tập hợp các loài điển hình và nơi sống. Hiện tại các kiểu này rất hiếm ở Việt Nam và rất quan trọng cho mục đích bảo tồn hệ sinh thái nguyên sinh điển hình của khu vực Đông Dương.
b) Những đặc trưng cơ bản hệ thực vật rừng
Theo kết quả điều tra của dự án “Điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” của Viện sinh thái và bảo vệ công trình năm 2012 - 2013 cho thấy Khu BTTN Pù Luông hiện nay có 1.579 loài thực vật thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành đã được ghi nhận cụ thể như sau:
Bảng 3.2. a dạng các bậc taxon của hệ thực vật TT Ngành Tên Việt Nam ớp ỉ lệ % Bộ ỉ lệ % ọ ỉ lệ % Chi ỉ lệ % Loài ỉ lệ %
1 Psilotophyta Khuyết lá thông 1 8,33 1 1,32 1 0,50 1 0,15 1 0,06
2 Lycopodiophyta Thông đất 2 16,67 2 2,63 2 1,00 3 0,44 9 0,57 3 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 8,33 1 1,32 1 0,50 1 0,15 2 0,13 4 Polypodiophyta Dương xỉ 3 25,00 9 11,84 28 14,00 6 6 9,71 153 9,69 5 Pinophyta Thông 3 25,00 3 3,95 6 3,00 10 1,47 18 1,14 6 Magnoliophyta Ngọc lan 2 16,67 60 78,95 162 81,00 599 88,09 1.396 88,41 ổng 12 1 00 76 100 200 100 680 100 1.579 100
Tỉ lệ của các đơn vị taxon trong taxon bậc ngành được thể hiện trong biểu đồ sau:
ình 3.1. Biểu đồ tỉ trọng của các bậc taxon
So sánh với khu hệ thực vật của vườn Quốc gia Cúc Phương (1.827 loài), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (762 loài), khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (308 loài) thì khu hệ thực vật ở đây khá phong phú. Sự phong phú này không chỉ do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thực vật sinh trưởng, mà đây còn là nơi gặp gỡ của nhiều luồng thực vật như:
+ Khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; + Luồng thực vật Indonesia - Malaysia;
+ Luồng thực vật India - Myanma.
Trong số 200 họ thực vật, các họ sau đây có số loài chiếm ưu thế: họ Cà phê (Rubiaceae) 46 loài; họ Đậu (Fabaceae), 35 loài, họ Long não
(Lauraceae) 27 loài, họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) 27 loài, họ Long não (Lauraceae) 27 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 22 loài, họ Thượng tiến (Gesneriaceae) 22 loài, họ Gai (Urticaceae) 21 loài... Trong tổng số 1.579 loài có 58 loài thực vật quý hiếm (sách Đỏ Việt Nam (2007, phần Thực vật)) chiếm 3,67% tổng số loài. Đây là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất ở Việt Nam.Vì những loài thực vật này sử dụng làm thuốc, lấy gỗ cho nên nó bị khai thác quá mức dẫn đến trong tự nhiên đang bị cạn kiệt dần và có nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy, cần có những chính sách hợp lý để bảo vệ và nhân giống nuôi trồng trong tự nhiên.
3.1.5.3. Đa dạng về động vật rừng
- Đã ghi nhận được 55 loài động vật nổi thuộc 35 giống, 18 họ, 2 ngành. Đây là dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài động vật nổi ở Khu BTTN PùLuông.
- Ghi nhận được 177 loài động vật đáy thuộc 142 giống, 70 họ, 3 ngành. Trong đó 24 loài có trong IUCN 2013 và 1 loài trong DLĐVN 2007. Đây là dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài động vật nổi ở Khu BTTN Pù Luông.
- Lớp cá ghi nhận được 67 loài thuộc 49 giống, 21 họ và 6 bộ. Trong đó có 13 loài được liệt kê trong IUCN 2013 và không có loài nào nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007).
- Lớp côn trùng ghi nhận 347 loài thuộc 237 giống, 80 họ của 17 bộ. Trong đó, DLĐVN 2007 có 1 loài; IUCN 2013 có 16 loài.
- Lớp chim ghi nhận 117 loài thuộc 91 giống, 43 họ, 13 bộ. Trong đó, 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 93 loài có tên trong IUCN 2013, 4 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
- Lớp thú ghi nhận 79 loài thuộc 47 giống, 24 họ, 9 bộ. Trong đó, có 29 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 69 loài có tên trong IUCN 2013, 27 loài có tên trong NĐ 32/2006/NĐ-CP.
- Lớp lưỡng cư ghi nhận 26 loài thuộc 18 giống, 7 họ, 1 bộ. Trong đó, duy nhất có 1 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 19 loài có tên trong IUCN 2013.
- Lớp bò sát ghi nhận 40 loài thuộc 30 giống, 14 họ, 2 bộ. Trong đó, 12 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 19 loài có tên trong IUCN 2013, 8 loài có tên trong NĐ 32/2006/NĐ-CP.
Hệ động vật hiện có 908 loài, thuộc 277 họ, 31 bộ, bao gồm 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 24 loài dơi, 62 loài thú, 158 loài côn trùng, 96 loài ốc cạn. Có 51 loài động vật quý hiếm và đặc hữu xếp trong SĐVN (2007) và Sách Đỏ Thế giới (2009) như: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Beo lửa (Catopuma temminckii), Sơn dương (Capricornis sumatraensis),Gấu đen châu Á (Ursus thibetanus) và các loài thú nhỏ hơn như Cầy vằn Bắc (Hemigalus owstoni) và Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura).
Bảng 3.3. Khu hệ động vật ở Khu B ù uông
TT Taxon Số bộ Số họ Số loài 1 Thú 8 20 62 2 Chim 13 41 162 3 Bò sát 2 15 28 4 Lưỡng cư 1 7 13 5 Côn trùng 1 10 158 6 Ốc cạn 1 13 96 7 Dơi 1 6 24 8 Cá 4 18 55 Cộng 31 130 598
(Nguồn: Đỗ Tước và Lê Trọng Trải, báo cáo điều tra khu Hệ động vật rừng Pù Luông, FFI, 2013; Dự án điều tra lập danh lục động thực vật rừng, 2012)
Bảng 3.4. So sánh các loài động vật tại các khu rừng đặc dụng hanh óa
TT ên khu rừng đặc dụng Số loài Số loài quý
hiếm
1 Vườn quốc gia Bến En 1.004 93
2 Khu BTTN Pù Luông 598 51
3 Khu BTTN Pù Hu 301 47
4 Khu BTTN Xuân Liên 387 43
5 Vườn quốc gia Cúc Phương 621 94
(Nguồn: Đỗ Tước và Lê Trọng Trải, báo cáo điều tra khu Hệ động vật rừng Pù Luông, FFI, 2013; Dự án điều tra lập danh lục động thực vật rừng, 2012)
Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007, phần Động vật), IUCN 2009, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, hệ động vật Khu BTTN Pù Luông có 39 loài động vật quý hiếm chiếm 6,52% tổng số loài; trong đó 37 loài có tên trong Sách Đỏ, 19 loài có tên trong IUCN 2009, 28 loài có tên trong NĐ 32, 27 loài có tên trong Công ước Cites.
3.2. ặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Tình hình dân số và dân tộc
3.2.1.1. Phân bố dân cư
Khu BTTN Pù Luông nằm trong khu vực đông dân cư.Phần lớn người dân địa phương (> 95%) ở đây là các dân tộc Thái, Mường. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, và do những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự phân bố dân cư trong vùng không đồng đều. Đa số các dân tộc chỉ tập trung sống ở những vùng có thể canh tác nông nghiệp. Người dân sống thành từng thôn (bản) phân bố rải rác, không tập trung. Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm các khu vực chính:
- Vùng núi đất Pù Luông: Đây là vùng đất đai màu mỡ phía dưới chân núi Pù Luông là những vùng đất bằng phẳng, có các tuyến giao thông
như đường 15A, 15C, có nguồn sông suối thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng hoa màu cũng như dùng nước sinh hoạt. Khu vực này là nơi tập trung sinh sống của người Thái, Mường và người Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và các hoạt động dịch vụ khác.
- Vùng núi đá: Trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn giữa là các thung lũng nhỏ có đất đai màu mỡ có thể trồng lúa nước và canh tác các loài cây nông nghiệp khác, nơi đây là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của người Mường. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn