2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa
4.4. Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển đối với loài Bảy lá một hoa
4.4.1. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển đối với loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
BQL Khu BTTN Pù Luông đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để quản lý và bảo vệ rừng nói chung như khoanh vùng, giao trách nhiệm quản lý đến từng tiểu khu cho cán bộ kiểm lâm quản lý, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng ở các thôn bản trong vùng đệm của KBT để cùng nhau thực hiện công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, công cuộc bảo vệ rừng, bảo vệ các loài cây gỗ, cây thuốc quý hiếm, trong đó có cây Bảy lá một hoa luôn là một thách thức lớn và trường kỳ.
Các đối tượng khai thác trộm chủ yếu là người dân địa phương, họ sống gần rừng và thông thuộc địa hình, đường đi trong rừng, họ sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng. Nếu có phát hiện được người khai thác trộm thì các cán bộ kiểm lâm cũng khó mà đuổi bắt được đối tượng.
Có một khó khăn và trở ngại rất lớn khi trong giữa vùng lõi của KBT có tới 4 thôn của 2 xã với gần 500 hộ gia đình sinh sống ở đây. Đời sống của người dân ở đây rất khó khăn, họ sống dựa vào rừng và trồng lúa nước, cả 4 thôn chưa có điện, hệ thống đường xá chưa ổn định, đặc biệt là đường vào thôn Eo Điếu - xã Cổ Lũng chưa có đường bê tông, trời mưa xuống là hầu như bị cô lập bởi nước suối ngập cục bộ và đường trơn trượt. Trình độ
dân trí của đại bộ phận dân cư trong khu vực còn rất thấp, BQL KBT đã cùng chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động bà con nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng nhưng nhận thức của nhân dân còn yếu.
Hình 4.15. rên đỉnh núi nhìn xuống hôn Eo iếu - xã Cổ ũng
Hình 4.16. hôn Eo iếu - xã Cổ ũng khi nhìn từ dƣới lên
Hình 4.17. ƣờng lên 3 Thôn Son, ƣời, Bá - xã ũng Cao
Hình 4.18. Trên thôn Son nhìn xuống khu trung tâm xã ũng Cao
Cùng với các hoạt động bảo vệ, BQL KBTTN Pù Luông đã và đang triển khai biện pháp bảo tồn loài như nghiên cứu nhân giống và trồng thử
nghiệm loài Bảy lá một hoa tại vườn ươm của BQL và trồng tại mô hình ở giữa vùng lõi của KBT.
Với những điều kiện thực tiễn nêu ở trên cho thấy công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung và hoạt động bảo tồn, phát triển loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.