Cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tôn loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa (paris polyphylla smith) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 50)

2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa

3.2.4. Cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục

3.2.4.1. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Giao thông: Khu bảo tồn có trên 40 km Quốc lộ 15C hiện nay đang xây dựng, nhưng do thiếu vốn nên bị tạm dừng; 7,3 km đường từ Làng Cao xã Lũng Cao đi các thôn Son, Bá, Mười đang thi công. Hiện tại Khu bảo tồn đang đầu tư tuyến đường từ Trung tâm xã Lũng Cao đi bản Kịt với chiều dài 7,8 km.

b) Thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi các xã trong vùng đệm hiện tại có 22 đập thủy lợi nhỏ, 28 kênh mương với chiều dài hơn 60 km phục vụ tưới tiêu 220 ha lúa nước, tại các bản đều có khe, suối chảy qua; người dân sử dụng nguồn nước này đưa vào các kênh dẫn. Một phần tưới tiêu cho đồng ruộng, một phần dùng cho sinh hoạt hàng ngày.

Trong những năm qua, do nhu cầu về tưới tiêu, nhân dân và chính quyền địa phương các xã đã tự đầu tư, tu sửa và làm mới các công trình thuỷ lợi sẵn có trên địa bàn.

c) Nước sạch

Nguồn nước sinh hoạt cho các thôn chủ yếu là nước suối, nước giếng. Những năm vừa qua chương trình 135, chương trình nước sạch của

UNICEP, đã hỗ trợ các thôn bản xây dựng công trình nước sạch; tuy nhiên mới đáp ứng được 25/49 thôn bản, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện nay, các công trình này đã bị xuống cấp nhiều, hiệu quả sử dụng rất thấp, về mùa khô phần lớn các thôn thường bị thiếu nước sinh hoạt.

d) Hệ thống cấp điện

Các xã vùng đệm có 31 trạm biến áp; hơn 40 km đường dây hạ thế, cao thế được lắp đặt, đi qua địa bàn các thôn, thuộc 9 xã vùng quy hoạch dự án vùng đệm nguồn điện sáng đến các hộ gia đình. Tuy nhiên còn lại 10 thôn bản chưa có điện và một số hộ gia đình nằm rải rác ở các bản vùng sâu, xa trong xã chưa được sử dụng điện lưới.

e) Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của các xã vùng đệm Khu bảo tồn: Hiện trạng có 9 trạm bưu điện xã, hệ thống cột thu phát sóng viễn thông đã lắp đặt 15 cột, được đặt tại một số thôn vùng đệm Khu bảo tồn.

3.2.4.2. Văn hóa, giáo dục a) Giáo dục

Trên địa bàn của 9 xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn, mạng lưới giáo dục phổ thông hiện đã có 3 cấp học: mầm non, tiểu hoc, trung học cơ sở. Toàn vùng hiện có 35 lớp mầm non với khoảng 1.200 học sinh; cấp tiểu học cơ sở có 157 lớp với 2.518 học sinh, cấp trung học cơ sở có 53 lớp với 1.478 học sinh.

Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người địa phương, đã được đào tạo cơ bản, số lượng giáo viên đã đáp ứng được công tác giảng dạy cho con em địa phương.

b) Y tế

Hiện tại toàn vùng đệm 9/9 xã có trạm y tế, thường nằm ở gần trung tâm xã, số giường bệnh là 66 giường. Mạng lưới cán bộ y tế thôn bản đã

được bố trí đều đến tất cả các thôn bản trong các xã, họ làm các dịch vụ y tế ban đầu như công tác dự phòng, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình…

c) Nguồn lực nhân văn khác

- Tài nguyên vật thể:

Theo kết quả điều tra khu vực vùng đệm có một số đền và khu di tích lịch sử như: Đường 15C, đền Cổ Lũng, Sân Bay Pù Luông, Phà La Hán, hang Ma ở thị trấn Hồi Xuân. Các di tích trên hiện chưa được khai thác đúng những giá trị của chúng, chưa thực sự thu hút được khách thăm quan.

- Tài nguyên phi vật thể:

Tài nguyên phi vật thể trong khu vực Khu bảo tồn tập trung chủ yếu vào các thể loại như: phong tục tập quán, lễ hội, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường như dệt thổ cẩm, đan lát thủ công...

Chƣơng 4

KẾ QUẢ Ê CỨU VÀ ẢO UẬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tôn loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa (paris polyphylla smith) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)