Các hoạt động kinh tế của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tôn loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa (paris polyphylla smith) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 43 - 47)

2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa

3.2.3. Các hoạt động kinh tế của người dân

3.2.3.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là nghề kinh tế chủ yếu của người dân trong vùng chiếm đến 89,57% tổng số người lao động.

* Trồng trọt

Nghề trồng trọt trong khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhưng do diện tích đất nông nghiệp quá ít, kỹ thuật thâm canh tăng năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là thời tiết). Cơ cấu cây trồng đơn điệu, sản phẩm chỉ gồm lúa, sắn, ngô và một số loại cây phi lương thực khác như: đậu tương, đậu xanh, lạc nhưng số lượng không nhiều. Năng suất thu được rất thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra thường xuyên, người dân phải ăn độn thêm sắn, ngô, khoai. Một số xã thuộc vùng trọng điểm đã được Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông kết hợp với dự án “Pù Luông - Cúc Phương” cùng với các dự án khác tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước, trồng ngô bước đầu đã thu được hiệu quả đáng khích lệ, năng suất cây trồng được nâng lên rõ rệt, nhưng số này chưa nhiều so với tổng thể. Tình hình sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua Bảng 3.11.

Bảng 3.11. ình hình sản xuất nông nghiệp tại 9 xã nằm trong Khu BTTN Pù Luông năm 2010

TT ạng mục Diện tích (ha) ăng xuất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Màu quy thóc (tấn) 1 Lúa 2.468 6.375,0 Lúa nước 1.268,0 37,5 4.755,0 4.755,0 Lúa rẫy 1.200,0 13,5 1.333,8 1.620,0 2 Màu 3.339,6 6.761,3 Ngô 1.739,2 15,2 2.643,6 1.850,5 Sắn 1.550,4 45,0 6.976,8 4.883,8 Cây bột khác 50,0 9,0 45,0 27,0 ổng 5.807,6 13.136,3

(Nguồn: Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông (2010), Dự án đầu tư xây dựng đề xuất của Khu BTTN Pù Luông giai đoạn 2006 đến 2010. Thanh Hoá)

Qua Bảng 3.11 cho thấy, diện tích đất trồng cây lương thực trong khu vực là 5.807,6 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa nước rất thấp, bình quân chỉ bằng 1/4,5 lần tổng diện tích đất trồng màu. Diện tích đất trồng màu, bình quân chỉ có: 360 m2/người.

- Năng suất cây trồng: do trình độ canh tác thấp, hệ thống thuỷ lợi không đáp ứng được cho tưới tiêu nên năng xuất cây trồng còn thấp chỉ đạt 3,75tấn/ha/năm, chỉ bằng 40% năng xuất bình quân trên toàn quốc. Năng xuất lúa cả năm chỉ đạt 41 tạ/ha.

- Cơ cấu cây trồng trong vùng còn đơn điệu, cây lương thực chủ yếu chỉ có lúa nước, lúa nương; cây màu chỉ có sắn, ngô là chính, các cây trồng khác như na, nhãn, chè… được nhân dân địa phương gây trồng nhưng rất phân tán thiếu tập trung, chỉ trồng để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Mô hình canh tác theo phương thức nông - lâm kết hợp chưa phát triển, cây công nghiệp có nhiều triển vọng như cây mía cũng chưa phát triển, cây ăn quả chưa được trồng tập trung để có thể trở thành vùng hàng hoá.

Bảng 3.12. Diện tích trồng và năng suất cây phi lƣơng thực tại 9 xã nằm trong Khu B ù uông

TT ạng mục Diện tích (ha) ăng xuất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Rau các loại 40,3 5,0 201,5

2 Cây công nghiệp ngắn ngày

- Đậu tương 55,4 0,7 38,78

- Cây khác 60,2

(Nguồn: BQL Khu BTTN Pù Luông (2010), Dự án đầu tư xây dựng đề xuất của Khu BTTN Pù Luông giai đoạn 2006 đến 2010 Thanh Hoá)

* Chăn nuôi

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện đất có thể trồng trọt canh tác khan hiếm thì chăn nuôi sẽ trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân. Phát triển chăn nuôi sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt. Hiện nay chăn nuôi trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, giá cả thị trường, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chính là do trình độ dân trí còn hạn chế, người dân quen sống trông chờ nhiều vào điều kiện tự nhiên, không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất nên việc chăn nuôi năng suất thấp. Một số xã thuộc vùng trọng điểm đã được Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông xây dựng, kêu gọi các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi. Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, nuôi cá, nuôi Ong bước đầu đã thu được nhiều hiệu quả đáng khích lệ, song số này chưa nhiều so với tổng thể. Tổng số đàn gia súc gia cầm của các xã nằm trong Khu BTTN Pù Luông được thể hiện qua Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Thống kê đàn gia súc, gia cầm tại các xã nằm trong Khu B ù uông (năm 2010)

T

Số gia súc, gia cầm (con)

Lợn Trâu Gia cầm 1 Phú Lệ 546 48 477 10.000 2 Thanh Xuân 1.200 147 816 3.000 3 Phú Xuân 800 150 725 8.500 4 Hồi Xuân 2.350 165 230 4.500 5 Phú Nghiêm 471 217 218 5.650 6 Thành Lâm 1.797 1.148 415 16.200 7 Thành Sơn 1.072 490 718 7.060 8 Lũng Cao 1.413 474 1.356 28.460 9 Cổ Lũng 1.671 108 1.694 32.500 ổng 11.320 2.947 6.649 115.870

3.2.3.2. Sản xuất Lâm nghiệp

* Quản lý bảo vệ rừng:

Từ khi có chính sách giao đất giao rừng, diện tích rừng thuộc KBT đã được giao khoán cho người dân và người dân cùng có thêm thu thập từ hoạt động bảo vệ rừng rừng.

* Các hoạt động trồng rừng và khai thác rừng:

Trên diện tích đất 02 được giao và đất vườn các hộ gia đình đã tiến hành các hoạt động trồng rừng và khai thác rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tôn loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa (paris polyphylla smith) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 43 - 47)