2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa
4.1. Đặc điểm lâm học loài Bảy lá một hoa tại Khu BTTN Pù
Thanh Hóa
Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Smith) là dạng cây cỏ sống nhiều năm, có chiều cao 0,4 - 1,2 mét, cây chỉ có một thân mọc trên mặt đất, cây mọc thẳng đứng, không phân nhánh, số lá giao động 4 - 9 lá xếp thành một vòng trên thân, phiến lá màu xanh hình mũi mác dài từ 8 - 22 cm, đường kính 5 - 12 cm và có 5 gân chính không cùng gốc, đầu lá nhọn, đuôi lá tù, cuống lá dài từ 2,3 - 8,2 cm. Mọc cách vòng lá 20 - 50 cm về phía trên là hoa.
Hình 4.1; 4.2. ình thái lá loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
Hoa mọc đơn độc ở đỉnh thân, hoa lưỡng tính.
Đài hoa có 5 - 6, đài dạng lá màu xanh lục và có hình mũi mác dài 5 - 10 cm, đường kính từ 1,5 - 3,0 cm.
Cánh hoa dài và nhỏ, mỗi bông hoa có từ 5 - 6 cánh màu lục vàng, dài 5 - 10 cm, đường kính 1 - 2 mm.
Nhị hoa có 15 - 20 nhị xếp thành hai vòng tròn, vòng ngoài nhị dài và to hơn vòng trong.Vòng ngoài dài 8 - 12 mm vòng trong dài 5 - 7 mm, vòng ngoài nhị có màu vàng vòng trong nhị có màu nâu tím.
Hình 4.3; 4.4. Hình thái hoa loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
Hình 4.5; 4.6. ình giải phẫu quả Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
Bảy lá một hoa có quả màu xanh, bầu 6 ô, bên trong có nhiều hạt được bao bởi áo hạt màu đỏ. Khi chín thì lớp vỏ ngoài quả chuyển dần sang màu vàng, nứt dọc và để lộ hạt ra bên ngoài.
Hình 4.7; 4.8. ình thái quả và hạt loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
4.2. Hiện trạng bảo tồn loài Bảy lá một hoa tại Khu B ù uông
Để nghiên cứu về hiện trạng bảo tồn loài tại khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra về sự phân bố của loài ngoài tự nhiên và tình trạng khai thác, buôn bán loài Bảy lá một hoa của người dân tại khu vực nghiên cứu.
4.2.1. Đặc điểm phân bố của loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
Để điều tra về đặc điểm phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành lập 10 tuyến điều tra và xác định khu vực phân bố của loài Bảy lá một hoa trong Khu BTTN Pù Luông dựa trên ba tiêu chí như sau:
(1) - Là nơi có số lượng quần thể loài nhiều hoặc nơi phân bố ổn định của các quần thể loài;
(2) - Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài; (3) - Là nơi có mức độ đe doạ thấp (xa các khu dân cư trong KBT) đối với loài và sinh cảnh sống của chúng.
Kết quả xác định khu vực phân bố loài theo 10 tuyến điều tra được thể hiện ở hình 4.9 và thông tin chi tiết về các khu vực này được thể hiện ở phần 4.2.1 như sau:
Hình 4.9. Bản đồ tuyến điều tra Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.1. Tọa độ 10 tuyến điều tra Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
TT Khu vực điều tra ọa độ (X/Y)
iểm đầu iểm cuối
1 Thôn Son, xã Lũng
Cao, huyện Bá Thước 0522459/ 2266922 0521593/ 2265425 2 Thôn Son, xã Lũng
Cao, huyện Bá Thước 0522131/ 2267273 0521286/ 2265261 3 Thôn Mười, xã Lũng
Cao, huyện Bá Thước 0520288/ 2267642 0518784/ 2267177 4 Thôn Eo Điếu, xã Cổ
Lũng, huyện Bá Thước 0524785/ 2258254 0524793/ 2260336 5 Thôn Báng, xã Thành
Sơn, huyện Bá Thước 0512730/ 2262886 0511820/ 2262093 6 Thôn Báng, xã Thành
Sơn, huyện Bá Thước 0513080/2262216 0511694/ 2261778 7 Thôn Hang, xã Phú Lệ,
TT Khu vực điều tra ọa độ (X/Y)
iểm đầu iểm cuối
8 Thôn Tân Phúc, xã Phú
Lệ, huyện Quan Hóa 0505077/ 2271506 0505281/ 2268662
9
Thôn Tân Sơn, xã Thanh Xuân đi bản Nghèo, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa
0507171/ 2263659 0509193/ 2263849
10
Thôn Tân Sơn, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa
0505711/ 2264097 0507608/ 2265958
4.2.1.1. Mô tả một số khu vực phân bố tập trung của loài Bảy lá một hoa trong Khu BTTN Pù Luông
* Khu vực: Đồi Piêng Toóng
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh
Toạ độ (X/Y) từ 0522459/ 2266922đến 0518784/ 2267177. Đây là khu vực thuộc xã Lũng Cao và thuộc địa phận của năm tiểu khu: 256, 257, 260 và 261.
Thảm thực vật chính ở đây là: Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi thấp. Trạng thái này phân bố ở độ cao 700 - 950 m.
Các tác động của con người ở khu vực này chủ yếu là: Săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ thương mại nhưng ở mức độ thấp. Do địa hình phức tạp, không có nguồn nước nên không thể sử dụng trâu để kéo gỗ mà vận chuyển gỗ bằng cách vác, gùi và và kéo bằng sức người.
b) Lý do lựa chọn
Là nơi phân bố của quần thể Bảy lá một hoa: Đợt điều tra gần đây nhất tại Khu BTTN Pù Luông đã phát hiện Bảy lá một hoa ở khu vực đồi Piêng Toóng.
Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của Bảy lá một hoa.
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh
Toạ độ (X/Y) từ 0524785/ 2258254 đến 0524793/ 2260336. Đây là khu vực thuộc xã Cổ Lũng (huyện Bá Thước) và thuộc địa phận của 3 tiểu khu: 265 và 270.
Thảm thực vật chính ở đây là: Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi phân bố ở độ cao dưới 700 m. Ngoài ra có rừng thông núi thấp trên đá vôi ở độ cao trên 700 m. Địa hình dạng Karst, độ dốc lớn và có nhiều eo núi. Độ cao biến động từ 550 - 900 m.
Các tác động của con người ở khu vực này chủ yếu là: Săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ thương mại nhưng ở mức độ thấp. Do địa hình phức tạp, không có nguồn nước nên không thể sử dụng trâu để kéo gỗ mà vận chuyển gỗ bằng cách vác, gùi và và kéo bằng sức người.
b) Lý do lựa chọn
Là nơi phân bố tương đối ổn định (nguyên thủy) của quần thể Bảy lá một hoa: 2 đợt điều tra gần đây nhất (tháng 5,9/2018) đã ghi nhận được loài Bảy lá một hoa ở khu vực Eo điếu.
Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài Bảy lá một hoa (độ cao, độ ẩm, thung lũng đất mùn núi cao).
Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với động thực vật và sinh cảnh sống của chúng.
* Khu vực: hôn Báng, thôn à Khà xã hành Sơn, huyện Bá hƣớc đi ang Khoai
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh
Toạ độ (X/Y) từ 0512730/ 2262886 đến 0511694/ 2261778. Đây là khu vực thuộc xã Thành Sơn huyện Bá Thước và thuộc địa phận của các tiểu khu: 254, 251, 78.
Thảm thực vật chính ở đây là: Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi thấp. Trạng thái này phân bố ở độ cao 650 - 900 m.
Các tác động của con người ở khu vực này chủ yếu là: Săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ thương mại nhưng ở mức độ thấp. Do địa hình phức tạp, nên không sử dụng trâu để kéo gỗ mà vận chuyển gỗ bằng gùi, kéo gỗ bằng sức người.
b) Lý do lựa chọn
Là nơi phân bố của quần thể Bảy lá một hoa: Đợt điều tra gần đây nhất (tháng 9/2018) tại khu vực Hang Khoai đã phát hiện loài Bảy lá một hoa.
Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài.
* Khu vực: hung ang và ân húc, xã hú ệ, huyện Quan óa
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh
Toạ độ (X/Y) từ 0508107/ 2270310 đến 0505281/ 2268662. Đây là khu vực giáp ranh giữa 3 xã: Phú Lệ, Thành Sơn, Lũng Cao và thuộc địa phận của năm tiểu khu: 52, 74 và 255.
Thảm thực vật chính ở đây là: rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi phân bố ở thung lũng. Ngoài ra có rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi phân bố ở sườn đỉnh núi trên 700 m.Địa hình dạng Karst, độ dốc lớn và có nhiều thung lũng hẹp.
Các tác động của con người ở khu vực này chủ yếu là: Săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ thương mại nhưng ở mức độ thấp. Do địa hình phức tạp, không có nguồn nước nên không thể sử dụng trâu để kéo gỗ mà vận chuyển gỗ bằng gùi và việc vận chuyển cũng rất khó khăn.
b) Lý do lựa chọn
- Là nơi phân bố ổn định của quần thể Bảy lá một hoa: Đợt điều tra gần đây nhất (tháng 5,9/2018) tại Khu BTTN Pù Luông đã phát hiện Bảy lá một hoa ở khu vực Thung Hang và Thung trong Thung Hang của xã Phú Lệ.
- Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài bởi vì đây là nơi có độ tàn che cao, độ ẩm cao, tầng đất dày, nhiều mùn.
- Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với động thực vật và sinh cảnh sống của chúng.
* Khu vực: Thôn Tân Sơn, xã Thanh Xuân đi bản Nghèo, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh
Toạ độ (X/Y) từ 0507171/ 2263659 đến 0509193/ 2263849. Đây là khu vực thuộc xã Thanh Xuân và xã Hồi Xuân (huyện Quan Hoá) và thuộc địa phận của hai tiểu khu: 65 và 84.
Thảm thực vật chính ở đây là: Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan phân bố tại các sườn núi và đường đỉnh. Ngoài ra kiểu thảm khác có diện tích nhỏ hơn là rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát phân bố ở chân và sườn phía Tây Nam dãy Pù Luông. Địa hình dạng “núi đất liền dải”. Giông chính làm ranh giới phân chia xã Phú Lệ với xã Phú Xuân. Độ dốc lớn, có nhiều khe suối, độ cao biến động từ 300 – 1.100 m.
Các tác động của con người ở khu vực này là: Săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ & lâm sản ngoài gỗ và chăn thả gia súc. Gỗ khai thác ở vùng thấp và được vận chuyển ra ngoài theo các khe suối cạn.
b) Lý do lựa chọn
Là nơi phân bố ổn định (tương đối nguyên thủy) của quần thể Bảy lá một hoa.
Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài Bảy lá một hoa (nhiều cây lớn, độ ẩm cao, chủ yếu là vách đá với nhiều thung lũng đất mùn tơi xốp).
4.2.1.2. Đặc điểm phân bố của loài Bảy lá một hoa theo độ cao
Tại Khu BTTN Pù Luông: Bảy lá một hoa phân bố rải rác ở một số khu vực nhất định, chủ yếu ở khu vực 3 xã Cổ Lũng, xã Thành Sơn, xã Lũng Cao của huyện Bá Thước và 3 xã Phú Lệ, xã Thanh Xuân và xã Hồi Xuân của huyện Quan Hóa. Đặc điểm phân bố Bảy lá một hoa theo đai cao trên tuyến điều tra được tổng hợp trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp phân bố Bảy lá một hoa theo đai cao trên tuyến uyến ọa độ bắt gặp ộ cao bắt gặp (m) rạng thái rừng STT cây H (cm) hẩm chất 1 0522528 1014 IIIB 1 52 B 2266964 2 0521286 1038 IIIB 2 58 B 2265261 3 71 A 3 0518784 992 IIIB 4 45 A 2267177 4 0524793 837 IIIB 5 126 A 2260336 6 118 A 5 0511722 982 IIIB 7 34 A 2262083 8 82 A
6 Không bắt gặp loài Bảy lá
một hoa trên tuyến này IIIB
7 0509212 578 IIIB 9 67 A 2270460 10 59 B 8 0505497 940 IIIB 11 36 A 12 84 A 2268388 13 55 B 9 0505266 698 IIIB 14 76 A 2268581 10 0507608 652 IIIB 15 43 A 2265958 16 60 A
Theo kết quả ở bảng 4.2 cho thấy loài Bảy lá một hoa có phân bố rải rác ở các khu vực núi đất và núi đá của Khu BTTN Pù Luông.Trong đó tập trung chủ yếu ở núi đất, nơi có trạng thái rừng IIIB (Kiểu IIIB được đặc
trưng bởi những quần thể đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quí, gỗ tốt nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, rừng giầu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao) độ cao từ 578 mét đến 1.038 mét so với mực nước biển.
Do các yêu cầu khắt khe về sinh thái của loài nên trong quá trình điều tra thực địa chúng tôi chỉ bắt gặp 16 cây Bảy lá một hoa ở 9/10 tuyến điều tra nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Tuyến số 1: Thôn Son, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tọa độ điểm bắt gặp loài là 0522528/2266964, độ cao 1.014 m. Tuyến này bắt gặp 1 cây có chiều cao là 52 cm và phẩm chất cây xếp loại trung bình;
- Tuyến số 2: Thôn Son, xã Lũng Cao, huyện bá Thước, tọa độ điểm bắt gặp loài là 0521286/2265261, độ cao 1.038 m. Tuyến này bắt gặp 1 cây có chiều cao là 58 cm, phẩm chất cây xếp loại trung bình và 1 cây cao 71 cm, phẩm chất cây xếp loại tốt;
- Tuyến số 3: Thôn Mười, xã Lũng Cao, huyện bá Thước, tọa độ điểm bắt gặp loài là 0518784/2267177, độ cao 992 m. Tuyến này bắt gặp 1 cây có chiều cao là 45 cm, phẩm chất cây xếp loại tốt;
- Tuyến số 4: Thôn Eo Điếu, xã Cổ Lũng, huyện bá Thước, tọa độ điểm bắt gặp loài là 0524793/2260336, độ cao 937 m. Tuyến này bắt gặp 2 cây có chiều cao là 126 cm và cây cao 118 cm, phẩm chất cây xếp loại tốt;
- Tuyến số 5: Thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện bá Thước, tọa độ điểm bắt gặp loài là 0511722/2262083, độ cao 982 m. Tuyến này bắt gặp 2 cây có chiều cao là 34 cm và cây cao 82 cm, phẩm chất cây xếp loại tốt;
- Tuyến số 6: Thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện bá Thước. Tuyến này không bắt gặp loài Bảy lá một hoa;
- Tuyến số 7: Thôn Hang, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tọa độ điểm bắt gặp loài là 0509212/2270460, độ cao 578 m. Tuyến này bắt gặp 2 cây có chiều cao là 67 cm, phẩm chất cây xếp loại tốt và cây cao 59 cm, phẩm chất cây xếp loại trung bình;
- Tuyến số 8: Thôn Tân Phúc, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tọa độ điểm bắt gặp là 0505497/2268388, độ cao 940 m. Tuyến này bắt gặp 3 cây,
cây cao 36 cm và cây cao 84 cm xếp loại tốt, cây cao 55 cm có phẩm chất xếp loại trung bình;
- Tuyến số 9: Thôn Tân Sơn, xã Thanh Xuân đi bản Nghèo, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tọa độ điểm bắt gặp là 0505266/2268581, độ cao 698 m. Tuyến này bắt gặp 1 cây, cây cao 76 cm, cây có phẩm chất xếp loại tốt;
- Tuyến số 10: Thôn Tân Sơn, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, tọa độ điểm bắt gặp là 0507608/2265958, độ cao 652 m. Tuyến này bắt gặp 2 cây, cây cao 43 cm và cây cao 60 cm, cả 2 cây có phẩm chất xếp loại tốt;
- Tổng số: Cây Bảy lá một hoa bắt gặp trên các tuyến điều tra có chiều cao bình quân đạt 66,6 cm và có 4 cây phẩm chất trung bình, còn lại 12 cây phẩm chất tốt.
4.2.2. Tình trạng khai thác, buôn bán loài Bảy lá một hoa của người dân tại khu vực nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu
Để tìm hiểu về tình trạng khai thác và buôn bán loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành phỏng vấn và tham khảo ý kiến của 4 kiểm lâm địa bàn ở các trạm của BQL Khu BTTN Pù Luông và 5 người dân buôn bán, khai thác loài Bảy lá một hoa.
Do có giá trị thương mại khá cao nên loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu bị người dân thu hái về bán cho một số đầu mối thu mua với mức giá dao động từ 700.000 - 800.000 đ, cụ thể như sau:
Bảng 4.3. Bảng giá thu mua loài Bảy lá một hoa của 5 ngƣời dân