Xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tôn loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa (paris polyphylla smith) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 68 - 74)

2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa

4.4.2. xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài

Qua công tác điều tra và nghiên cứu về loài Bảy lá một hoa tại BQL KBTTN Pù Luông tôi nhận thấy rằng loài Bảy lá một hoa ở khu vực bị đe dọa tuyệt chủng bởi số lượng cây còn tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên là rất ít, giá trị thương mại của củ rễ khá cao nên loài đã bị người dân khai thác cạn kiệt, chúng tôi chỉ bắt gặp 16 cây trưởng thành có chiều cao từ 34 - 126 cm, các cây này mọc ở các vị trí khuất, xa khu dân cư, xa đường đi nên mới còn sót lại và không bắt gặp cây con mọc tái sinh. Do đó, việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp bảo tồn và phát triển loài là một hoạt động rất thiết thực

4.4.2.1.Giải pháp quản lý bảo vệ rừng

Tiến hành xây dựng và tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân tại các thôn có diện tích rừng, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị khai thác trái phép cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp.Điển hình tại Khu BTTN Pù Luông, đã giao khoán bảo vệ từng tiểu khu cho tổ đội bảo vệ rừng là người dân địa phương, có chế độ đãi ngộ đối với các thành viên tham gia tổ đội bảo vệ rừng.Thực hiện tốt mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng.

Tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cho các trạm quản lý rừng nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép gỗ và các loại lâm sản phụ trên địa bàn.

Xử lý nghiêm các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển trái phép Bảy lá một hoa, đặc biệt xử lý các đầu nậu chuyên thu mua cây Bảy lá một hoa.

4.4.2.2.Giải pháp kỹ thuật

Tăng cường đầu tư và xây dựng các chương trình, dự án nhằm tạo việc làm cho người dân sống trong, gần rừng, giảm áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên loài Bảy lá một hoa tại khu vực phân bố của loài, đồng thời giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, có thể khoán bảo vệ cho người cộng đồng dân địa phương - mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

Cần nâng cao đời sống cho người dân, giảm áp lực vào rừng, giảm tỷ lệ các hộ nghèo bằng các biện pháp cụ thể như: Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới tận người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả; tổ chức chuyển giao kỹ thuật cho người dân sống trong rừng, gần rừng;hỗ trợ cây giống đa mục đích cho người dân để họ trồng quanh khu gia đình nhằm mục đích lấy củi, lấy gỗ... để phục vụ cuộc sống, giảm áp lực vào rừng.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho các trạm quản lý rừng và tổ đội bảo vệ rừng, tạo điều kiện về kinh phí, nhân lực để các trạm quản lý và tổ đội bảo vệ rừng của các khu rừng hoạt động hiểu quả.

Xây dựng chương trình giám sát loài quý hiếm, đặc biệt là loài Bảy lá một hoa có giá trị kinh tế cao và có giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Thực hiện tốt hoạt động nhân giống và việc chuyển giao kỹ thuật, nguồn giống cây Bảy lá một hoa cho một số hộ dân có khả năng trồng và chăm sóc loài tại vườn gia đình.

KẾ UẬ , Ồ VÀ K UYẾ Ị

1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu và xử lý số liệu đến nay báo cáo luận văn đã được hoàn thành và có một số kết luận chính như sau:

- Luận văn đã trình bày được đặc điểm lâm học của loài Bảy lá một hoa tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa;

- Đã nghiên cứu và trình bày được hiện trạng bảo tồn loài Bảy lá một hoa tại Khu BTTN Pù Luông thông qua việc điều tra về sự phân bố của loài ngoài tự nhiên và tình trạng khai thác, buôn bán loài Bảy lá một hoa của người dân tại khu vực nghiên cứu;

- Đã mô tả được 4 khu vực phân bố tập trung của loài Bảy lá một hoa trong Khu BTTN Pù Luông;

- Tại Khu BTTN Pù Luông, sự phân bố của loài Bảy lá một hoa theo độ cao từ 578 - 1.038 mét so với mực nước biển;

- Luận văn đã nghiên cứu và trình bày được kết quả thử nghiệm khả năng nhân giống hữu tính (bằng hạt và hom củ) đối với loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu.

Qua diễn biến của quá trình nảy mầm của hạt và hom cây Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu cho thấy khả năng nhân giống từ hom củ của loài sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn, tỷ lệ đạt tới 95% ở giá thể cát ẩm và đạt tỷ lệ 89,33% ở giá thể cát pha đất. Thời gian nảy mầm của hom cũng diễn ra tương đối nhanh, chỉ khoảng 9 - 10 tuần sau khi gieo là tất cả số hom đã phát triển lên mầm mới, trong khi đó hạt gieo phải mất 12 - 15 tháng, tức là khoảng 400 ngày thì hạt mới nảy mầm và phát triển.

- Luận văn đã trình bày được thực trạng công tác bảo tồn và phát triển đối với loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu;

- Đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài gồm 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp quản lý bảo vệ rừng và nhóm giải pháp kỹ thuật.

2. ồn tại

- Do thời gian nghiên cứu có hạn, diện tích Khu BTTN Pù Luông lại quá rộng trở nên có thể chưa điều tra phát hiện hết được tất cả những nơi phân bố của loài thực vật quý hiếm Bảy lá một hoa trong KBT.

- Đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm học, hiện trạng bảo tồn loài, đặc điểm phân bố và khả năng nhân giống hữu tính từ hạt và hom củ của loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu mà chưa tiến hành đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của loài ở giai đoạn sau gieo ươm.

3. Khuyến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện về khả năng sinh trưởng và phát triển của loài ở giai đoạn sau gieo ươm tại Khu BTTN Pù Luông.

- Cần bổ sung thêm các tuyến và các ô điều tra để nghiên cứu hết được các dạng địa hình các trạng thái rừng nơi loài thực vật quý hiếm Bảy lá một hoa phân bố.

- Cần phải tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, có cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài thực vậtquý hiếm, đặc hữu tại Khu BTTN Pù Luông trong các giai đoạn tiếp theo.

À U A K ẢO

Tiếng Việt

1.Averyanov L., et al. (2005), Giá trị của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trong việc bảo tồn tính đa dạng thực vật, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2.Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông (2013), “Dự án Điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật Khu BTTN Pù Luông”.

3. Đỗ Huy Bích et al. (2006), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam

(tập I) - NXB Khoa học và kỹ thuật (tr. 956-958), Hà Nội.

4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (2002), Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH rừng.

5. Văn Chính (2014), "Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

6.Đoàn văn Công (2016), "Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

7. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Gimour 23. Gimour D.A, Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở

Việt Nam, IUCN.

9. Vũ Tiến Hinh, Phạm Nhật, Nguyễn Thế Nhã, Trần Ngọc Hải, Đỗ Tước, Phạm Xuân Hoàn, Nguyễn Tiến Hiệp, Đỗ Quang Huy, Trần Quang Bảo (2002), Nhu cầu điều tra, giám sát và đào tạo về bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng, Báo cáo kỹ thuật số 9, Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống KBTTN Việt Nam.

10. Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập 6 quyển, Montréal.

11. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp 12. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 13. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), Lâm học, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.

14.Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

15.Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 133-134.

16. Mark Pofenberger (1996), Kết hợp phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các cộng đồng quản lý rừng), IUCN. 17. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

18. Phạm Bình Quyền (1999), Đa dạng sinh học bảo tồn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19.TS. Hoàng Văn Sâm và Ths. Nguyễn Hữu Cường (2011), Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng loài Nghiến, Kim tuyến đá vôi và Lan Hài tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

20.Nguyễn Văn Tập và cs. (2014), “Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng phân bố của các loài cây dược liệu tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa”. 21. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb

Nông Nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

25.Trương Văn Vinh (2016), "Nghiên cứu bảo tồn loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (A.Chev.) H.T.Chang & R.H.Miao) và Trai Lý (Garcinia fagracoides A. Chev.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

26.Nguyễn Thị Yến (2017), Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Nhội (Bischofia javanica) ở giai đoạn vườn ươm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tháng 10/2017.

Tiếng nƣớc ngoài

27. Arora, R. and S. S. Bhojwani (1989), In vitro propagation and low temperature storage of Saussurea lappa C.B. Clarke - an endangered, medicinal plant, Plant Cell Rep. 8:44-47.

28. Cho JI, et al. (2006), Structure, expression, and functional analysis of the hexokinase gene family in rice (Oryza sativa L.), Planta224(3): 598-611. 29. Lee et al (2005), Root functioning modifies seasonal climate, Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, V.102 (49): 17576-17581.

30. Wu X, Wang L, Wang H, Dai Y, Ye WC, Li YL (2012), Steroidal saponins from Paris polyphylla var. yunnanensis, Phytochemistry. Sep; 81:133-43.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tôn loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa (paris polyphylla smith) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)