2 4 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa
3.2.1. Tình hình dân số và dân tộc
3.2.1.1. Phân bố dân cư
Khu BTTN Pù Luông nằm trong khu vực đông dân cư.Phần lớn người dân địa phương (> 95%) ở đây là các dân tộc Thái, Mường. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, và do những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự phân bố dân cư trong vùng không đồng đều. Đa số các dân tộc chỉ tập trung sống ở những vùng có thể canh tác nông nghiệp. Người dân sống thành từng thôn (bản) phân bố rải rác, không tập trung. Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm các khu vực chính:
- Vùng núi đất Pù Luông: Đây là vùng đất đai màu mỡ phía dưới chân núi Pù Luông là những vùng đất bằng phẳng, có các tuyến giao thông
như đường 15A, 15C, có nguồn sông suối thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng hoa màu cũng như dùng nước sinh hoạt. Khu vực này là nơi tập trung sinh sống của người Thái, Mường và người Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và các hoạt động dịch vụ khác.
- Vùng núi đá: Trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn giữa là các thung lũng nhỏ có đất đai màu mỡ có thể trồng lúa nước và canh tác các loài cây nông nghiệp khác, nơi đây là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của người Mường. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế. Mặt khác do ảnh hưởng của việc canh tác trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác BTTN, làm giảm vùng sống của các loài động vật trong vùng.
Hiện trạng phân bố dân cư tại khu vực Khu BTTN Pù Luông được thể hiện tại Bảng 3.5.
Bảng 3.5. hân bố dân cƣ của các xã nằm trong Khu B ù uông (năm 2012) TT ơn vị hành chính (xã) Số hộ Nhân khẩu (ngƣời) 1 Phú Lệ 338 1.618 2 Thanh Xuân 487 2.561 3 Phú Xuân 357 1.768 4 Hồi Xuân 713 3.233 5 Phú Nghiêm 230 997 6 Thành Lâm 741 3.658 7 Thành Sơn 526 2.931 8 Lũng Cao 865 5.573 9 Cổ Lũng 843 4.033 ổng 5.100 26.372
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bá Thước, Phòng thống kê huyện Quan Hoá (2012), Thanh Hoá)
Hầu hết người dân sống ở vùng đệm. Tại vùng lõi có 312 hộ; 1.593 nhân khẩu sinh sống (cả ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái) tại 9 bản: Kịt, Cao Hoong, Pốn, Thành Công, Son, Bá, Mười của xã Lũng Cao và các bản Ấm, bản Hiêu của xã Cổ Lũng.
Phân bố dân cư tại vùng lõi KBT ở các phân khu chức năng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái) được thể hiện tại Bảng 3.6.
Bảng 3.6. hân bố dân cƣ trong vùng lõi KB
TT Khu vực Số hộ Số khẩu
1 Bảo vệ nghiêm ngặt 198 967
2 Phục hồi sinh thái 114 626
ổng 312 1.593
(Nguồn: Điều tra bổ sung của tác giả Nguyễn Văn Chính, 2014) 3.2.1.2. Mật độ dân số
Mật độ dân số trong khu vực được thể hiện qua Bảng 3.7.
Bảng 3.7. ật độ dân số của các xã nằm trong Khu B ù uông
STT ơn vị hành chính (xã) ật độ dân số (người/km2 ) 1 Phú Lệ 37 2 Thanh Xuân 33 3 Phú Xuân 56 4 Hồi Xuân 46 5 Phú Nghiêm 53 6 Thành Lâm 129 7 Thành Sơn 76 8 Lũng Cao 73 9 Cổ Lũng 82
Nhìn chung mật độ dân số trong vùng thấp và phân bố không đều, trung bình có 102 người/km2, vùng thuộc KBT mật độ 63 người/km2. Nếu so sánh với mật dộ dân số trung bình của toàn quốc thì mật độ dân số ở đây rất thưa thớt.
4.2.1.3. Tỷ lệ tăng dân số
Theo số liệu đến hết năm 2012, tỷ lệ tăng dân số tại các xã thuộc KBT là 7,4%. Trong đó chủ yếu là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu như không có. Tỷ lệ sinh, chết, tăng dân số tự nhiên tại các xã trong khu vực Khu BTTN Pù Luông từ năm 2001 đến năm 2005 được thể hiện qua Bảng 3.8.
Bảng 3.8. ỷ lệ sinh, chết, tăng tự nhiên qua các năm tại các xã thuộc Khu B ù uông
ăm
ỷ lệ 2006 2007 2008 2009 2010
Sinh 11,5 12,4 12,6 12,5 12,6
Chết 4,4 4,5 4,6 4,2 5,2
Tăng tự nhiên 7,1 7,9 8,0 8,3 7,4
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bá Thước, Quan Hoá (2012), Thanh Hoá)
Qua Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ sinh tự nhiên hàng năm tại khu vực còn cao so với toàn quốc. Dự tính trong vòng 10 năm tới dân số trong vùng sẽ tăng lên 4.000 - 5.000 người. Đây là một sức ép lớn đối với xã hội nói chung và ảnh hưởng đến Khu BTTN Pù Luông nói riêng.