Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 37)

2.4.1.Thực hiện nội dung 1- Những điều kiện cơ bản và kết quả các hoạt động QLR của Công ty 5 năm trở lại đây:

1) Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu từ các bộ phận QLR của Công ty cung cấp:

- Tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực Công ty - Tài liệu về tình hình tổ chức, kinh doanh và sản xuất tại Công ty - Các thông tin về tình hình thị trƣờng có ảnh hƣởng tới Công ty

- Các thông tin, văn bản pháp luật và những chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng tại khu vực

- Các loại bản đồ: hiện trạng rừng và đất rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai tại khu vực kèm theo các bảng biểu số liệu.

2) Sử dụng phương pháp phỏng vấn :

- Đối tƣợng phỏng vấn : cán bộ phụ trách kế hoạch, kỹ thuật, tổ chức, hành chính và tài chính của Công ty đề bổ sung và làm rõ thêm các số liệu đã kế thừa đƣợc.

- Câu hỏi phỏng vấn: Căn cứ vào các thông tin cần bổ sung để đặt câu hỏi phỏng vấn.

2.4.2. Thực hiện nội dung 2 – Đánh giá sinh trưởng Keo tai tượng trồng thuần loài ở 4 cấp tuổi (3-6) làm cơ sở đề xuất phương án QLRBV

1) Điều tra ô tiêu chuẩn

Đơn vị điều tra nghiên cứu là các ô tiêu chuẩn (OTC) đƣợc chọn lập đại diện cho tình hình sinh trƣởng của rừng trồng Keo tai tƣợng , thuần loài. Tiến hành lập OTC ở 4 cấp tuổi (3-6) mỗi cấp tuổi lập 3 OTC ở vị trí khác nhau. Tổng số OTC cần nghiên cứu là 12 ô.

Keo TT: 3 OTC/tuổi x 4 tuổi (tuổi 3 đến 6) = 12 OTC.

Diện tích ô tiêu chuẩn đƣợc xác định là 500 m2 (20 x 25m). Dung lƣợng mẫu quan sát là n ≥50 cây cho mỗi ô tiêu chuẩn.

Trong mỗi OTC đo đếm các chỉ tiêu nhƣ sau:

- Đƣờng kính ngang ngực (D1.3) đo bằng thƣớc kẹp kính có độ chính xác

đến 0,1cm , đơn vị tính là cm.

- Chiều cao vút ngọn (Hvn) dùng thƣớc Blumeleiss, độ chính xác đến 0,1m, đơn vị tính là m.

- Đƣờng kính tán lá (Dt) dùng thƣớc dây có độ chính xác 0,1dm, đo theo 2

chiều Đông Tây-Nam Bắc, đơn vị tính là m.

- Điều tra chất lƣợng cây rừng: Dựa vào Hvn, D1.3, độ thẳng thân, khả năng tỉa cành, ... để đánh giá chất lƣợng cây (tốt, xấu, trung bình). Cây tốt là những cây có chiều cao vút ngọn, đƣờng kính 1.3 m cao hơn D1.3, Hvn của những cây trung bình, không sâu bệnh, tỉa thƣa tự nhiên tốt, thân thẳng, độ thon thân cây đồng đều.

Cây xấu là những cây có các chỉ tiêu về sinh trƣởng D1.3, Hvn bé hơn cây trung bình.

Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đƣờng kính, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn …

Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn …

Cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc … Theo dõi và ghi lại các chỉ số đo đếm đƣợc vào mẫu biểu sau:

Bảng 01: Điều tra tình hình sinh trƣởng của các loài Keo

Ngày điều tra :…………... Loại cây :…………... Dòng/xuất xứ:…………... Địa điểm:………...…... Ngƣời điều tra:………...

TT HVN (m) HDC (m) D1.3 (cm) Tình hình sâu bệnh Chất lƣợng Ghi chú Tốt TB Xấu 2) Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu về sinh truởng sẽ đƣợc phân tích thông qua việc sử dụng phần mền SPSS, tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Hvn, D1.3…

Sau khi tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Hvn, Hdc ... từ do tiến hành tính hệ số biến động (S%) theo công thức:

Kế quả tính đƣợc ghi vào mẫu bảng sau:

Bảng 02: Tổng hợp chiều cao vút ngọn trung bình và các đặc trƣng mẫu

Lần đo Dòng/ Xuất xứ Hvn

S S%

- Đánh giá chất lƣợng cây rừng bằng phƣơng pháp phân loại từng cây trong OTC theo 3 cấp.

Cây tốt (A): Là những cây một thân có D1.3, Hvn đạt đuờng kính, chiều cao trung bình trở lên, hình thân thẳng, tán đều, ít bị chèn ép, tỉa cành tự nhiên tốt, không gẫy ngọn, không bị sâu bệnh.

Cây trung bình (B): Là những cây co D1.3, Hvn gần đạt đƣờng kính, chiều cao trung bình trở lên, tán hơi lệch, bị chèn ép một phần, tán vẫn nằm trong tầng tán chính của rừng, thân hơi cong, không gẫy ngọn và ít sâu bệnh.

Cây xấu (C): Là những cây bị chèn ép, tán nằm duới tầng tán chính của rừng, có D1.3, Hvn duới trung bình hoặc cây cong queo, sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên kém, thân bị cong hoặc bị tổn thƣơng.

Xếp loại chất lƣợng cho lâm phần:

Lâm phần loại A: Số cây tốt (A): > 60%; Số cây TB (B): < 30%; Số cây xấu (C): < 10%.

Lâm phần loại B: Số cây tốt (A): > 40%; Số cây trung bình (B): < 45%; Số cây xấu (C): < 15%

Lâm phần loại C: Là lâm phần có tỷ lệ cây mỗi loại thấp hơn ở lâm phần loại B.

- Kiểm tra sự đồng nhất về các chỉ tiêu sinh trƣởng trong cùng 1 cấp tuổi bằng tiêu chuẩn Kruskall & Wallis

Kiểm định Kruskall & Wallis đƣợc sử dụng để kiểm tra sự khác nhau về giá trị trung bình của một hay nhiều biến độc lập, nhƣng không yêu cấu biến phụ thuộc phải có dạng phân phối chuẩn.

Tính giá trị kiểm định bằng công thức:

Nếu giá trị tính toán đƣợc lớn hơn giá trị 0,05 kết luận các OTC đồng nhất, có thể gộp lại thành mẫu lớn để tiến hành nghiên cứu phân tích.

Nếu giá trị tính toán đƣợc nhỏ hơn giá trị 0,05 kết luận các OTC có sự sai khác, không thể tiến hành gộp thành mẫu lớn.

2 k 2 i i 1 i 12 R 3(n 1) n(n 1) n       

2.4.3. Thực hiện nội dung 3 - Đề xuất phương án quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC giai đoạn 2016 - 2023

Áp dụng phƣơng pháp luận chứng có tham gia và căn cứ vào Nguyên tắc 7 và các nguyên tắc khác trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC

1) Sử dụng phƣơng pháp luận chứng có tham gia để phân tích những cơ sở khoa học thể hiện trong Bộ tiêu chuẩn của FSC để lập KHQLR về Kinh tế, Xã hội và Môi trƣờng.

- Kinh tế: các Nguyên tắc 5, 7 và 8. - Xã hội: các Nguyên tắc 1, 2, 3, 4 và 5. - Môi trƣờng: các Nguyên tắc 6, 7, 9.

Nguyên tắc 10 có liên quan đến cả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của đối tƣợng QLR trồng.

2) Căn cứ vào Nguyên tắc 7 – Kế hoạch QLR của FSC để Công ty thực hiện

QLRBV.

Nguyên tắc 7 - Kế hoạch Quản lý rừng

Có kế hoạch quản lý phù hợp với quy mô và cƣờng độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và đƣợc thƣờng xuyên cập nhật.

7.1 Kế hoạch và những văn bản liên quan phải thể hiện: a. Những mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng.

b. Mô tả những tài nguyên đƣợc quản lý, những hạn chế về môi trƣờng, hiện trạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, và tình hình vùng xung quanh. c. Mô tả hệ quản lý lâm sinh và/ hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái của khu rừng và thu nhập thông tin thông qua điều tra tài nguyên.

d. Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài. e. Các nội dung quan sát về sinh trƣởng và động thái của rừng.

g. Sự an toàn môi trƣờng trên cơ sở những đánh giá về môi trƣờng. h. Những kế hoạch bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm.

i. Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ (phòng hộ, đ c dụng), những hoạt động quản lý trong kế hoạch và sở hữu đất.

k. Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng.

7.2 Kế hoạch quản lý rừng sẽ đƣợc định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng nhƣ đáp ứng những thay đổi về môi trƣờng và kinh tế - xã hội.

7.3 Công nhân lâm nghiệp đƣợc đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch quản lý .

7.4 Trong khi giữ bí mật thông tin, những ngƣời quản lý phải thông báo rộng rãi bản tóm .tắt những điểm cơ bản của kế hoạch quản lý, kể cả những điểm nói ở tiêu chí 7.1.

3) Tính toán hiệu quả kinh tế thực hiện KHQLR giai đoạn 2016- 2023

- Ƣớc tính hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng cung cấp nguyên liệu làm bột Giấy: áp dụng phƣơng pháp tính “động” với 3 chỉ tiêu xác định: Giá trị hiện tại thuần (NPV), Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (B/C), Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) và tính cho đơn vị diện tích là 1 ha.

+ NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng gia tăng, hay giá trị hiện tại thuần là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng chi phí sau khi đã chiết khấu về giá trị hiện tại. Công thức tính giá trị hiện tại thuần nhƣ sau:

NVP

Trong đó: NPV: Là giá trị hiện tại thuần của dự án Bt : Là thu nhập trong năm t

Ct : Là chi phí trong năm t r: Là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất)

Chỉ tiêu này nói lên đƣợc qui mô của lợi nhuận về mặt số lƣợng. Mọi dự án sẽ đƣợc chấp nhận nếu giá trị hiện tại thuần dƣơng (NPV >0). Khi đó, tổng thu nhập đƣợc chiết khấu lớn hơn tổng chi phí đƣợc chiết khấu và dự án có khả năng sinh lợi.

     n t t t t r C B 0 (1 )

Ngƣợc lại, khi giá trị hiện tại thuần âm (NPV < 0), dự án không bù đắp đƣợc chi phí bỏ ra và sẽ bị bác bỏ.

Giá trị hiện tại thuần là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau và các dự án có qui mô và kết cấu đầu tƣ giống nhau, dự án nào có giá trị hiện tại thuần lớn nhất thì đƣợc lựa chọn.

+ B/C: là tỷ lệ nhận đƣợc khi chia giá trị hiện tại của dòng thu nhập cho giá trị hiện tại của dòng chi phí, công thức tính nhƣ sau:

B/C =

Trong đó: Bt : Là thu nhập ở năm t. Ct : Là chi phí ở năm t.

r: Là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất vay.

Đây là một chỉ tiêu đƣợc sử dụng rộng rãi trong đánh giá các dự án, nó phản ánh mặt chất lƣợng đầu tƣ là mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Những dự án đƣợc chấp nhận nếu có tỷ lệ thu nhập trên chi phí lớn hơn 1. Khi đó, những thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ thu nhập trên chi phí nhỏ hơn 1, dự án sẽ bị bác bỏ.

+ IRR là một tỷ lệ chiết khấu, khi tỷ lệ này làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không. Điều đó có nghĩa là:

Khi NPV =

Thì r = IRR

Tỷ lệ thu hồi nội bộ là một chỉ tiêu đƣợc sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án đầu tƣ. Chỉ tiêu này phản ánh đƣợc mức quay vòng của vốn đầu tƣ trong nội bộ chu kỳ dự án. Nó chỉ cho ngƣời đầu tƣ biết, với một số vốn đầu tƣ nhất định, họ thu đƣợc lãi bình quân thu hồi vốn đầu tƣ theo từng thời kỳ vào dự án. Tỷ lệ thu hồi

      n t t t n t t t r C r B 0 0 ) 1 ( ) 1 ( 0 ) 1 ( 0      n t t t t r C B

nội bộ đƣợc sử dụng trong việc so sánh và lựa chọn các dự án độc lập nhau. Nguyên tắc xếp hạng là các dự án có tỷ lệ thu hồi nội bộ cao hơn phản ánh khả năng sinh lợi cao hơn và sẽ đƣợc xếp hạng ƣu tiên hơn.

- Hiệu quả môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học: áp dụng phƣơng pháp có tham gia trên cơ sở đề xuất phƣơng án QLRBV.

- Hiệu quả xã hội: áp dụng phƣơng pháp có tham gia trên cơ sở đề xuất phƣơng án QLRBV.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Những điều kiện cơ bản và kết quả các hoạt động QLR của Công ty 5 năm trở lại đây trở lại đây

3.1.1. Điều kiện cơ bản của Công ty

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Ranh giới hành chính:

+ Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên và vƣờn Quốc gia Tam Đảo + Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ

+ Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc

+ Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Tọa độ địa lý: Từ 21o

30’ đến 21o 50’ độ vĩ Bắc; Từ 105o

13’ đến 105o 33’ độ kinh Đông.

b. Điều kiện đất đai, địa hình

- Đặc điểm đất đai

+ Đất lâm nghiệp chủ yếu là đất Feralit đƣợc hình thành trên nền đá mẹ, phiến thạch sét, màu vàng nhạt, độ sâu từ 30-80cm, độ PH biến động từ 4-6.

+ Nhìn chung điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết phù hợp cho sản xuất kinh doanh cây nguyên liệu giấy. Tuy nhiên trong tổng diện tích Công ty đang quản lý có một số diện tích ở địa hình cao, dốc, khe rãnh chia cắt. Hàng năm thƣờng xẩy ra mƣa lũ, bão lốc ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng rừng trồng.

- Địa hình

Địa bàn hoạt động của Công ty quản lý có địa hình chuyển tiếp giữa trung du và miền núi vì vậy có nhiều dạng khác nhau.

- Khu vực phía Bắc có dạng đồi núi cao, độ dốc lớn

- Khu vực phía Nam chủ yếu là dạng bát úp, độ dốc thấp thoải dần. - Độ cao trung bình 80 đến 100m, có dãy núi Lịch có đỉnh cao 933m.

c. Điều kiện khí hậu – thủy văn

- Khí hậu

+ Nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 02 mùa rõ rệt, mùa hè nóng, ẩm, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông khô, lạnh từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm 22oC - 24oC, các tháng mùa hè khoảng 30oC, các tháng mùa đông khoảng 16oC. Tổng nhiệt đô trong năm khoảng từ 8.200oC đến 8.500o

C.

+ Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500mm đến 1.800mm, số ngày mƣa khoảng 150 đến 160 ngày/năm, mùa mƣa trùng với mùa hè lƣợng mƣa chiếm khoảng 80 đến 85% lƣợng mƣa cả năm (chủ yếu tập trung từ tháng 7 đến tháng 9).

+ Độ ẩm không khí có sự khác biệt theo mùa trung bình từ 80 đến 85%. - Thủy văn

Huyện Sơn Dƣơng có hai hệ thống sông chính là sông Lô và sông Phó Đáy + Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào tỉnh Tuyên Quang qua huyện Hàm Yên, thành phố Tuyên Quang và qua huyện Sơn Dƣơng. Đoạn chảy qua huyện Sơn Dƣơng đi qua địa bàn các xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Đông Thọ, Quyết Thắng, Vân Sơn, Hồng Lạc, Sầm Dƣơng, Lâm Xuyên, Sông Lô có khả năng vận tải thủy và là đƣờng thủy duy nhất nối Tuyên Quang với các tỉnh miền xuôi.

+ Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo tỉnh Bắc Cạn chảy vào tỉnh Tuyên Quang qua huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dƣơng, đoạn chảy qua huyện Sơn Dƣơng đi qua địa bàn các xã Trung Yên, Tân Trào, Bình Yên, Hợp Thành, thị trấn Sơn Dƣơng, Kháng Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông nên không có khả năng vận tải thủy.

Ngoài hệ thống sông trên, trên địa bàn của Công ty quản lý còn có các ngòi, suối nhỏ tạo thành mạng lƣới suối tƣơng đối dày.

d, Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác

- Rừng trồng

Tổng tài sản rừng trồng Công ty đang quản lý là 3.379,30 ha. Gồm một số loài có diện tích ít nhƣ: Bạch đàn 5,0 ha và thông 7,2 ha còn lại chủ yếu là cây keo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)