Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 90)

- Giảm thiểu các tác động xã hội nhƣ hàng năm tạo ra khoảng 75.000 công lao động nhàn rỗi tại địa phƣơng góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trong khu vực. Từng bƣớc chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao tới ngƣời dân địa phƣơng, góp phần tăng năng suất rừng, nâng cao dân trí; hàng năm đóng góp tích

cực trong các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình của địa phƣơng, đóng góp ủng hộ các quỹ tình nghĩa…

- Giải quyết việc làm cho hơn 60 CBCNV trong công ty đảm bảo thu nhập ổn định.

3.4.3. Hiệu quả môi trường

- Hàng năm Công ty tiến hành đánh giá tác động môi trƣờng của hoạt động sản xuất kinh, thu thập số liệu, lập báo cáo. Thực hiện thu gom túi bầu, rác thải sinh hoạt hàng năm và xử lý theo quy định. Tiến hành thuê các đơn vị chuyên môn xét nghiệm nguồn nƣớc, để xác định tính phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Tăng cƣờng công tác bảo vệ hành lang ven suối.

- Hàng năm, trồng từ khoảng 350 đến 550 ha rừng góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, điều hoà nguồn nƣớc, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí cácbon, làm giảm nồng độ một số chất thải công nghiệp nhƣ: CO2, SO2, NO2…

- Rừng giữ nƣớc, làm tăng lƣợng nƣớc ngầm trong đất, góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm thay đổi chế độ nhiệt, vận tốc gió, bảo vệ mùa màng, làm sạch không khí; Cải thiện môi trƣờng, độ ẩm tiểu vùng khí hậu.

Rừng làm tăng tính đa dạng sinh học, là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động, thực vật.

3.4.4. Tổng hợp hiệu quả kinh doanh rừng theo các tiêu chuẩn FSC

Dựa vào những đánh giá và dự tính hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và mội trƣờng mà phƣơng án đề ra cho Công ty kết hợp với những nguyên tắc, tiêu chí đánh giá QLRBV có thể đánh giá mức độ phù hợp của phƣơng án đề xuất nhằm QLRBV trong tƣơng lai. Đánh giá theo các nguyên tắc, tiêu chí đƣợc dự đoán và đánh giá sơ bộ nhƣ sau:

Bảng 3.25: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí QLRBV

STT Nguyên tắc, tiêu chí Đánh giá

1 TUÂN THEO PHÁP LUẬT VÀ

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TỔ CHỨC FSC: Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nƣớc sở tại, và các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế mà nƣớc sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi Nguyên tắc và Tiêu chí của tổ chức FSC.

Những chế độ, chính sách của nhà nƣớc, địa phƣơng về luật đất đai, luật quản lý doanh nghiệp, luật công nhân viên chức... đóng góp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản đóng góp công ích xã hội địa phƣơng. Lâm trƣờng luôn thực hiện các hoạt động kinh doanh theo các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá rừng bền vững của tổ chức FSC

2 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

TRONG SỬ DỤNG ĐẤT: Quyền sử dụng, hƣởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải đƣợc xác định rõ, tài liệu hoá và đƣợc pháp luật công nhận.

Các diện tích đất của Công ty đều đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do địa phƣơng cấp và đƣợc khoanh vẽ rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa. Những diện tích đất Công ty giao khoán cho các hộ cũng đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cắm mốc ranh giới rõ ràng.

3 CÁC QUYỀN CỦA NGƢỜI BẢN

ĐỊA: Các quyền hợp pháp và truyền thống của ngƣời bản địa về sở hữu sử dụng và quản lý đất, tài nguyên đƣợc công nhận và tôn trọng.

Dù trên địa bàn quản lý của Công ty có xen lẫn dân cƣ bản địa nhƣng Công ty không có các hoạt động lấn chiếm những diện tích rừng đã thuộc quyền quản lý của cộng đồng, những phong tục về quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng đƣợc

tôn trọng ở mức cao.

4 CÁC QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG VÀ

CÁC QUYỀN CỦA CÔNG NHÂN LÂM NGHIỆP: Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

Trong công tác quản lý kinh doanh rừng, Công ty luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế cho công nhân cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng tham gia theo các hợp đồng giao khoán đất rừng; các hoạt động Lâm nghiệp cộng đồng; tập huấn kĩ thuật chuyển giao khoa học công nghệ cho ngƣời dân trong vùng...

5 CÁC LỢI ÍCH TỪ RỪNG: Thực

hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trƣờng và xã hội.

Phƣơng án đề xuất các biện pháp quản lý, kinh doanh tác động vào tài nguyên rừng theo nguyên tắc đảm bảo không tổn hại đến tài nguyên rừng, mang lại thu nhập và phù hợp với nhu cầu của cán bộ cũng nhƣ cộng đồng sống trong địa bàn Công ty.

6 TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG: Hoạt

động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nƣớc, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thƣơng, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

Cùng với những hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho Công ty, những diện tích rừng mang những giá trị bảo tồn, phòng hộ giữ đất, nƣớc cũng đƣợc lâm trƣờng thực hiện đầy đủ đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài.

7 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG ĐẤT ĐAI: Kế hoạch quản lý rừng - phải tƣơng thích với quy mô và cƣờng độ quản lý - phải đƣợc xây

Đã xây dựng đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp trong từng giai đoạn, trong từng phƣơng án tổ chức kinh doanh rừng. Mặc dù

dựng và thực thi, thƣờng xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng sẽ tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất chung và dựa vào kiểm kê rừng hàng năm.

vậy, Công ty vẫn chƣa xây dựng đƣợc các chuyên đề cụ thể trong việc nghiên cứu khoa học.

8 GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ: Cần

tiến hành hoạt động giám sát - sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng - để nắm bắt đƣợc điều kiện của rừng, sản lƣợng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trƣờng và xã hội của các hoạt động này.

Tại Công ty đối với mỗi chu kỳ kinh doanh đều có các cuộc điều tra tình hình rừng của cán bộ Công ty và các chuyên gia. Tuy nhiên mức độ tỉ mỉ và công tác đánh giá tác động xã hội, môi trƣờng tại đây còn sơ sài, chƣa đánh giá thật sự chính xác tình hình tại địa bàn.

9 DUY TRÌ RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO

TỒN CAO: Các hoạt động quản lý tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần phải duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần đƣợc xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.

Lâm trƣờng có các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng khỏi những hành động phá hoại gây nguy hiểm đến rừng nhƣ: Lập chòi canh gác, cứ cán bộ đi tuần, xây dựng hệ thống PCCC rừng, hệ thống băng cản lửa...

10 RỪNG TRỒNG: Rừng trồng cần phải

đƣợc quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 - 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng nhƣ Nguyên tắc 10, và

Các loài cây đƣợc gây trồng trên diện rộng là keo đáp ứng đƣợc mục tiêu kinh tế, xã hội và phục vụ mục tiêu phòng hộ tại vùng. Các loài

các tiêu chí kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.

cây trồng trên những diện tích cải tạo rừng, làm giàu rừng là những loài cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên đồng thời duy trì đƣợc cấu trúc rừng vốn có tại khu vực.

Qua biểu đánh giá đối chiếu những hoạt động của Công ty với những nguyên tắc và tiêu chí của FSC có thể thấy: Nhìn chung các biện pháp kinh doanh đề xuất cho Công ty giai đoạn sắp tới có cơ sở là sự bền vững, lâu dài nên hầu hết các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá rừng bền vững tại Công ty đều phù hợp, số ít tiêu chí phù hợp ở mức thấp hơn. Trong điều kiện thực hiên QLRBV tại Công ty trong thời gian tới sẽ đƣợc thực hiện tốt hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của FSC về QLRBV.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rừng bền vững đang ngày càng trở nên cấp bách. Việc tìm kiếm các giải pháp để quản lý rừng bền vững, trong đó việc đề xuất phƣơng án quản lý rừng bền vững theo nguyên tắc và tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới FSC là một trong những giải pháp tối ƣu nhất. Từ các kết quả nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dƣơng, Tuyên Quang trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi xin đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:

- Đề tài đã đánh giá đƣợc những điều kiện cơ bản và kết quả các hoạt động

QLR của Công ty 5 năm trở lại đây (2011 – 2015) đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định:

+ Sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích đƣợc giao, rừng khai thác đến đâu đƣợc trồng lại ngay tới đó, không còn đất trống.

+ Chuyển đổi lâm trƣờng sang hoạt động theo mô hình Công ty Lâm nghiệp phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, bộ máy Công ty gọn nhẹ.

+ Công ty đã đƣa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng rừng, tốc độ rừng phát triển tốt. Khai thác rừng đã áp dụng công nghệ khai thác giảm thiểu tác động; chặt hạ bằng cƣa xăng, vận xuất thủ công giảm thiểu đƣợc phần nào tác động xấu đến môi trƣờng.

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khá ổn định và phát triển nên Công ty đã thực hiện đƣợc đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, đảm bảo các chế độ chính sách đối với CBCNV nhƣ: tiền lƣơng, thƣởng, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động,…

+ Đề tài cũng đã xây dựng đƣợc kế hoạch QLRBV theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) giai đoạn 2016- 2023 cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dƣơng, trong đó kế hoạch khai thác là quan trọng nhất. Tổng diện tích khai thác từ năm 2016- 2023 là 3.300 ha; tổng sản lƣợng dự kiến khai thác là: 293.433 m3. Trong khuôn khổ luận văn, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào kế hoạch cho đối tƣợng rừng trồng.

- Trong kế hoạch QLRBV giai đoạn 2016- 2023 cho cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dƣơng, đề tài cũng đã đƣa ra đƣợc một số kế hoạch:

+ Kế hoạch bảo vệ rừng;

+ Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng;

+ Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trƣờng; + Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội; + Kế hoạch nhân lực và đào tạo;

+ Kế hoạch giám sát và đánh giá;

+ Kế hoạch vốn đầu tƣ: Ƣớc tính tổng vốn đầu tƣ của Công ty là 176.117,0 triệu đồng cho giai đoạn 2016 – 2023

Đề tài cũng đã dự tính đƣợc hiệu quả QLR sau khi thực hiện QLR. Đối với loại cây trồng chính là Keo thì trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với NPV đạt 56,409,202 triệu đồng/ha (r = 10%).

2. Tồn tại

- Bản đề xuất phƣơng án quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn nên số liệu thu thập và thông tin theo dõi tài nguyên rừng còn hạn chế, chƣa thể đƣa ra dự tính chính xác và cụ thể.

- Đối với Công ty nhu cầu về vốn là rất lớn. Tuy nhiên, 63% vốn đầu tƣ cho khâu kỹ thuật lâm sinh là từ các hộ tham gia liên doanh trồng rừng với Công ty, số còn lại Công ty phải tự huy động vốn từ CBCNV do đó còn vấp phải nhiều hạn chế về vốn trong tƣơng lai.

- Vẫn còn tình trạng ngƣời dân địa phƣơng tại một vài nơi xâm lấn đất trồng rừng của Công ty. Việc xử lý tranh chấp, xâm lấn chƣa dứt điểm ở nhiều xã.

3. Kiến nghị

- Đề nghị các cấp, các ngành của Tỉnh có liên quan, tạo điều kiện giúp đỡ Công ty trong việc giải quyết các tranh chấp về đất đai theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.

- Tiếp tục bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhận thức về FSC, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho các đội trƣởng và các đối tƣợng công nhân sẽ phải tiếp xúc với chuyên gia FSC (tổ chức kiểm tra, tập phỏng vấn ….).

- Đề nghị Tổng Công ty ƣu tiên đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tiếng Anh cho một số đội trƣởng và cán bộ quản lý Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam

giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2005) Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN, ngày

7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản

khác.

3. Đỗ Thị Ngọc Bích (2009), Chứng chỉ rừng và kinh doanh sản phẩm gỗ. Kỷ yếu

hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển nông thôn - Hà Nội, 2009.

4. Lê Khắc Côi (2009), Tóm lược tình hình lâm nghiệp và chứng chỉ rừng thế giới , chứng chỉ rừng ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển nông thôn - Hà Nội, 2009

5. Trần Văn Con, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu

Đình Quang, Lê Minh Tuyên(2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp: chương

Quản lý rừng Bền vững.

6. Trần Văn Con (2008) , Định hướng nghiên cứu quản lý rừng bền vững 2008, tài liệu hội thảo.

7. Phạm Hoài Đức, Lê Công Uẩn, Nguyễn Ngọc Lung, Phạm Minh Thoa (2006),

Cẩm nang ngành lâm nghiệp: Chương chứng chỉ rừng.

8. Nguyễn Văn Huy (2010), áo cáo điều tra thực vật rừng tại Công ty Lâm nghiệp

Bến Hải, Quảng Trị.

9. Kỷ yếu hội thảo WWF (2005), về QLRBV và CCR, Quy Nhơn

10. Nguyễn Ngọc Lung (2004), QLRBV và CCR ở Việt Nam, cơ hội và thách thức,

tài liệu hội thảo.

11. Nguyễn Ngọc Lung (2009 ), Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt

Nam và định hướng nghiên cứu phát triển. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển nông thôn - Hà Nội,

12. Gil. C. Saguiguit (1998), Phát triển bền vững: Định nghĩa, khái niệm và bài học kinh nghiệm. Hà Nội

13. Ngọc Thị Mến (dịch) (2008), Quản lý chuối hành tình sản phẩm đối với các sản phẩm gỗ

14. Vũ Văn Mễ (2009), Quản lý rừng bền vững ở Việt nam: Nhận thức và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển nông thôn - Hà Nội.

15. Vũ Nhâm (2007), Bài giảng quản lý rừng bền vững

16. Nguyễn Hồng Quân (2008) , Khai thác rừng tác động thấp trong thực tế quản lý rừng bền vững ở việt nam, tài liệu hội thảo.

17. Quốc Hội (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

18. Thủ tƣớng chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 90)