Kết quả các hoạt động QLR của Công ty trong 5 năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 50)

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất Công ty đang quản lý 5.086,53 ha, nằm trên địa bàn 20 xã, thị trấn gồm: Các xã Hợp Thành, Kháng Nhật, Bình Yên, Lƣơng Thiện, Minh Thanh, Thƣợng Ấm, Tuân Lộ, Thanh Phát, Sơn Nam, Đại Phú, Phú Lƣơng, Đông Lợi, Tam Đa, Lâm Xuyên, Văn Phú, Đồng Quý, Quyết Thắng, Đông Thọ, Cấp Tiến

và thị trấn Sơn Dƣơng. Hiện trạng các loại đất Công ty đang quản lý ở bảng 3.2 dƣới đây:

Bảng 3.2: Hiện trạng đất đai Công ty đang quản lý

TT Loại đất Hiện trạng đất

đai (ha) 5.086,53

1 Đất sản xuất nông nghiệp NNP 518,41 2 Đất sản xuất lâm nghiệp SXN 4.353,96

2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4.353,96 a Đất có rừng tự nhiên 1100 419,79 b Đất có rừng trồng 1200 3.379,30 c Đất chƣa có rừng 2000 554,87 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

3 Đất phi nông nghiệp PNN 214,16 Tổng diện tích đất Công ty

3.1.2.2. Tình hình tổ chức, quản lý và kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

a, Quản lý rừng và tổ chức quản lý

Quản lý đất đai: Sử dụng đúng mục đích đất đƣợc giao, không tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng. Thực hiện hình thức liên doanh trồng rừng theo chu kỳ. Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật lâm nghiệp. Trồng hết diện tích đất đƣợc giao có khả năng trồng rừng. Rừng trồng sinh trƣởng và phát triển khá tốt;

Mô hình Công ty lâm nghiệp phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, bộ máy tổ chức của Công ty gọn nhẹ, mỗi cán bộ quản lý đều đƣợc phân công nhiệm vụ rõ ràng, chất lƣợng công việc đạt hiệu quả cao, rừng và đất rừng đƣợc quản lý tốt, hầu hết diện tích rừng trồng của Công ty đƣợc giao khoán tới ngƣời lao động. Rừng khai thác đến đâu đƣợc trồng lại ngay đến đó, không còn đất trống.

b, Kỹ thuật và công nghệ áp dụng

Trồng rừng thâm canh cao, áp dụng quy trình trồng rừng, khai thác rừng phù hợp. Đƣa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng rừng, nhƣ cây Keo tai tƣợng, cây keo lai giâm hom, Keo lai mô, Bạch đàn mô phù hợp với điều kiện lập địa.

Sử dụng phần mềm bản đồ Mapinfo để quản lý tài sản rừng trồng trên máy vi tính, giúp cho công tác quản lý, bảo vệ rừng đƣợc dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Khai thác rừng áp dụng công nghệ khai thác tác động thấp: Chặt hạ bằng cƣa xăng, vận xuất thủ công nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trƣờng.

c, Sử dụng đất, hạ tầng, vốn

Công ty sử dụng đất có hiệu quả, rừng khai thác đến đâu đƣợc trồng lại ngay đến đó. Công ty có 12 đội sản xuất, cơ bản đã đƣợc xây dựng để sản xuất lâu dài ổn định. Từ năm 2009 đến nay, Công ty không vay vốn từ ngân hàng, vốn đầu tƣ cho trồng rừng hàng năm của Công ty là vốn Công ty tự đầu tƣ và vốn liên doanh với các hộ gia đình. Trong đó Vốn Công ty đầu tƣ khoảng 37%, vốn liên doanh của các hộ gia đình là 63%.

d, Khai thác, vận chuyển

Hiện tại rừng trồng Công ty chủ yếu là rừng liên doanh với các hộ gia đình, đến chu kỳ khai thác Công ty xây dựng hồ sơ thiết kế và thanh lý để các hộ gia đình tự khai thác. Nhìn chung các hộ gia đình đều thực hiện tốt các quy định về khai thác gỗ rừng trồng, gỗ khai thác đƣợc bán cho Nhà máy giấy An Hòa và một phần bán cho các xƣởng chế biến gỗ trên địa bàn.

e, Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong 5 năm qua (2011 - 2015), bình quân hàng năm Công ty trồng hơn 400 ha, khai thác hơn 165,0 ha rừng trồng, năng suất bình quân 75 m3/ha, tƣơng ứng với khối lƣợng gỗ tròn khai thác hàng năm hơn 12.200m3, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng, lƣơng CBCNV công ty 5 triệu đồng/ngƣời/tháng, nộp ngân sách trên 760 triệu đồng, tạo trên 84.000 ngày công cho đồng bào địa phƣơng cụ thể nhƣ biểu 3.3 dƣới đây:

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh

Hạng mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số Bình quân 1.Trồng rừng ha 379.45 477.85 469.93 413.70 326.20 2,067.13 413.43 2. Khai thác - Sản lƣợng m3 16,187.00 14,809.38 6,900.00 8,277.00 15,200.00 61,373.38 12,274.68 - Diện tích k.thác ha 251.00 200.00 100.00 100.00 175.00 826.00 165.20 - Năng suất rừng m3/h 64.49 74.05 69.00 82.77 86.86 377.16 75.43 3. Doanh thu tr.đ 14,008.20 14,425.27 8,809.83 6,263.02 8,103.82 51,610.14 10,322.03 4. Lãi tr.đ 1,390.00 3,652.38 1,450.79 1,004.62 800.26 8,298.05 1,659.61 5. Nộp ngân sách tr.đ 849.00 1,020.04 737.50 617.49 598.19 3,822.22 764.44 6. Nộp Bảo hiểm các loại tr.đ 804.60 739.19 1,139.27 1,211.15 1,129.60 5,023.81 1,004.76 7.Lƣơng bình quân/ngƣời/tháng tr.đ 4.00 4.50 5.00 5.50 6.00 25.00 5.00 8. Dịch vụ cây giống cây 1,520,300 1,005,000 900,000 800,000 627,000 4,852,300 970,460

9. Tạo việc làm cho

Mặt tích cực:

Gieo ƣơm tạo cây giống trồng rừng:

- Hệ thống vƣờm ƣơm gồm 04 vƣờn phân bố tƣơng đối đều trên địa bàn Công ty quản lý, nhằm cung ứng kịp thời nguồn giống tốt cho trồng rừng. Các vƣờn ƣơm bao gồm:

+ Vƣờn ƣơm Tam Đa: Thuộc địa bàn xã Tam Đa, huyện Sơn Dƣơng. + Vƣờn ƣơm Phú Lƣơng: Thuộc địa bàn xã Phú Lƣơng, huyện Sơn Dƣơng + Vƣờn ƣơm Đông Hữu: Thuộc địa bàn xã Đông Thọ, huyện Sơn Dƣơng + Vƣờn ƣơm Thƣợng Ấm: Thuộc địa bàn xã Thƣợng Ấm, huyện Sơn Dƣơng - Chủ động về nguồn cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng của Công ty, ngoài ra còn cung ứng cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

- Cây giống sản xuất gồm: Keo tai tƣợng, Keo lai giâm hom, Keo lai mô, Bạch đàn mô. Cây giống tạo ra có chất lƣợng tốt, có nguồn gốc đƣợc kiểm nghiệm thẩm định rõ ràng, đƣợc các hộ nhân dân nhận khoán và ngƣời dân địa phƣơng tin dùng.

Năm 2011 Công ty sản xuất đƣợc 1.520.330 cây giống những năm sau giảm dần, năm 2015 chỉ còn 627.000 cây.

Biểu đồ 3.1: Kết quả gieo ƣơm cây giống từ năm 2011-2015 Trồng rừng:

Rừng trồng kinh doanh của Công ty đƣợc thực hiện theo hƣớng thâm canh, mật độ trồng hiện đang áp dụng là 1.660 cây/ha, cây trồng đƣợc bón lót phân NPK

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 2011 2012 2013 2014 2015 Năm

hoặc phân vi sinh, khâu chăm sóc đƣợc thực hiện 06 lần trong 03 năm đầu. Do đó cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt, sau 03 năm chăm sóc cây rừng đã khép tán. Đối tƣợng đất trồng rừng của Công ty chủ yếu là đất trống và đất sau khai thác rừng trồng.

Từ năm 2011-2015 bình quân mỗi năm trồng trên 400 ha, năm 2015 trồng ít nhất là 326,20 ha, nhiều nhất là năm 2012 trồng 477,85 ha.

Biểu đồ 3.2: Kết quả trồng rừng từ năm 2011-2015 Bảo vệ rừng:

Hầu hết rừng trồng của Công ty đều thực hiện theo hình thức liên doanh liên kết với các hộ gia đình, đƣợc các hộ gia đình quản lý tốt nên công tác quản lý bảo vệ rừng của Công ty có nhiều thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiệt hại rừng trồng do các nguyên nhân chủ quan nhƣ: Gia súc phá hoại, khai thác trái phép gỗ rừng trồng, lấn chiếm trái phép đất lâm nghiệp, cháy rừng,… Ngoài ra thiệt hại rừng trồng do nguyên nhân khách quan nhƣ: Gió bão, sạt lở đất, sâu bệnh hại,…cũng đƣợc các chủ hộ nhận khoán phát hiện, báo cáo để Công ty có biện pháp xử lý ngăn chặn kịp thời.

Tài sản rừng trồng cũng nhƣ ranh giới đất đai quản lý của Công ty đƣợc số hóa trên bản đồ, ranh giới giữa các lô rừng trồng, các hộ gia đình đƣợc định vị rõ ràng bằng máy định vị GPS, giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các đội sản xuất và Công ty đƣợc dễ dàng hơn. 0 100 200 300 400 500 600 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Diện tích trồng …

Ngoài bảo vệ diện tích rừng trồng hiện có, Công ty còn có trách nhiệm bảo vệ 419,79 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hiện ở trạng thái rừng nghèo kiệt.

Khai thác rừng trồng:

Thực hiện kế hoạch do UBND tỉnh Tuyên Quang giao về khai thác rừng trồng, hàng năm Công ty luôn chủ động xây dựng kế hoạch thiết kế, cấp phép và mở cửa rừng khai thác theo đúng các quy định của Nhà nƣớc và của Tỉnh, tiến độ khai thác đúng theo kế hoạch đề ra, khai thác đến đâu trồng rừng ngay đến đó.

Sản lƣợng khai thác hàng năm không đều, từ năm 2011-2015, bình quân mỗi năm khai thác trên 11.000m3, nhiều nhất là năm 2011 khai thác 16.187m3

, ít nhất là

năm 2013 khai thác 6.900m3

Biểu đồ 3.3: Kết quả khai thác rừng trồng từ năm 2011-2015

Tóm lại: Với phƣơng thức quản lý sản xuất kinh doanh theo hƣớng thâm canh nhƣ hiện nay, Công ty đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, đƣợc Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Tuyên Quang và các Công ty lâm nghiệp khác trên địa bàn Tỉnh đánh giá cao.

• Mặt hạn chế

Gieo ƣơm cây giống:

- Khâu gieo ƣơm cây giống phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cây giống trên địa bàn, nhu cầu này thƣờng không ổn định qua các năm, dẫn đến Công ty chƣa mạnh

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Sản lƣợng gỗ khai thác …

dạn sản xuất với khối lƣợng lớn cây giống (m c dù Công ty có khả năng sản xuất được gấp 3 đến 4 lần so với khối lượng sản xuất thực tế hàng năm).

- Chƣa có những đánh giá về tác hại môi trƣờng, xã hội của việc sử dụng các loại thuốc hóa học trong sản xuất cây giống.

- Chƣa đánh giá đƣợc chất lƣợng nguồn nƣớc, chất lƣợng của đất sử dụng trong gieo ƣơm cây giống.

Trồng rừng:

- Thời vụ trồng, chăm sóc rừng thƣờng trùng với thời vụ sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân, dẫn đến việc bố trí nhân lực tham gia trồng rừng của các hộ gia đình nhận khoán gặp nhiều khó khăn.

- Việc đốt thực bì trƣớc khi trồng rừng vẫn còn phổ biến. Để ngăn ngừa hậu quả có thể xảy ra do đốt thực bì của các hộ gia đình nhận khoán, Công ty cũng đã có những biện pháp tuyên truyền để bà con hiểu đƣợc tác hại của việc đốt thực bì trƣớc khi trồng rừng, nếu đốt phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

- Túi bầu sau trồng rừng vứt bừa bãi trên các lô trồng rừng rất phổ biến, chƣa đƣợc thu gom và xử lý.

- Chƣa chú trọng đến việc tạo hành lang bảo vệ ven sông suối.

Bảo vệ rừng:

- Tình trạng khai thác trái phép gỗ rừng trồng, lấn chiếm trái phép đất lâm nghiệp còn xảy ra ở một số đơn vị, việc thiết lập các thủ tục biên bản làm cơ sở xử lý các vi phạm còn chậm và chƣa bài bản.

- Chƣa có các biển báo tại các khu rừng của Công ty để cảnh báo về những nguy cơ nhƣ: Cháy rừng, sâu bệnh hại, ...

Khai thác rừng trồng:

- Mở đƣờng khai thác chƣa phù hợp với các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững, cơ bản mới chỉ đáp ứng đƣợc mục đích mở đƣờng để khai thác và lấy gỗ.

- Diện tích khai thác hàng năm thƣờng từ 10 đến 20 ha trên một khu vực, đặc biệt một số vị trí có độ dốc lớn. Đây cũng là một yếu tố không phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.

- Các khu vực khi tổ chức khai thác hầu hết chƣa đƣợc cắm biển báo cảnh báo.

f, Tác động môi trƣờng

• Mặt tích cực

- Công ty trồng chủ yếu loài cây Keo, là loài cây họ đậu, rễ có nốt sần cố định đạm tự nhiên nên có tác dụng cải tạo đất, làm tăng chất mùn trong đất do tạo lớp thảm mục từ lá keo; góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, điều hoà nguồn nƣớc, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí các bon. Rừng giữ nƣớc, làm tăng lƣợng nƣớc ngầm trong đất.

- Rừng góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm thay đổi chế độ nhiệt, vận tốc gió, bảo vệ mùa màng, làm sạch không khí; Cải thiện môi trƣờng, độ ẩm tiểu vùng khí hậu.

- Rừng làm tăng tính đa dạng sinh học, là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động, thực vật.

• Các hạn chế

- Công ty chƣa có nhiều kiến thức về quản lý rừng bền vững, nhận thức về tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm, nhƣ chƣa thực hiện tốt việc thu gom rác thải, dọn hành lang ven suối, khai thác theo quy trình khai thác tác động thấp (RIL) để giảm thiểu tác động đến môi trƣờng…

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Có sử dụng phân hoá học NPK cho việc chăm bón cây và một số loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại vƣờn ƣơm. Tuy nhiên chƣa có kế hoạch sử dụng hợp lý, giảm thiểu tác hại đến môi trƣờng.

- Tác động môi trƣờng do xử lý thực bì, khai thác trắng, đốt thực bì trƣớc khi trồng rừng, túi bầu sau khi trồng rừng không đƣợc thu gom.

g, Tác động xã hội

• Mặt tích cực

- Cơ bản Công ty có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân sở tại, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Công ty đã tổ chức nhiều buổi làm việc, giao lƣu với chính quyền địa phƣơng về công việc cũng nhƣ các mặt văn hóa xã hội khác nhằm tăng cƣờng mối quan hệ trên mọi mặt.

- Hằng năm, Công ty trồng khoảng trên 400 ha rừng, khai thác bình quân trên

12.200 m3 gỗ, thu hút trên 84.000 công lao động của ngƣời dân địa phƣơng tƣơng

ứng số tiền nhân công khoảng 9 tỷ đồng.

- Mỗi năm, Công ty còn để lại hàng nghìn ster củi, cành nhánh làm chất đốt phục vụ nhu cầu chất đốt của nhân dân quanh vùng, giảm tác động vào rừng.

- Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng: Hàng năm Công ty hỗ trợ kinh phí tu sửa đƣờng dân sinh, các công trình công cộng, hoạt động văn hóa xã hội khác khoảng 10-15 triệu đồng.

- Mối quan hệ giữa Công ty với ngƣời dân địa phƣơng thƣờng xuyên gắn bó chặt chẽ. Thông qua hợp tác trồng rừng với Công ty đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện. Trình độ dân trí dần nâng cao; giảm tỷ lệ mắc các tệ nạn xã hội …

• Các hạn chế

- Còn một số diện tích ngƣời dân tự trồng rừng trên đất Công ty do lịch sử để lại, hiện nay vẫn chƣa giải quyết dứt điểm….

- Công ty chƣa có hòm thƣ góp ý tại trụ sở của các đơn vị sản xuất. Việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ ngƣời dân, công nhân còn ít.

3.2. Đánh giá sinh trƣởng Keo tai tƣợng trồng thuần loài ở 4 cấp tuổi (3-6) làm cơ sở đề xuất phƣơng án QLRBV cơ sở đề xuất phƣơng án QLRBV

3.2.1. Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3, Hvn

Qua thu thập số liệu và tính toán các chỉ tiêu về đƣờng kính ngang ngực (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) từ các ô tiêu chuẩn đƣợc kiểm tra tính thuần nhất bằng các chỉ tiêu tham số của Kruskal-Wallis, kết quả kiểm tra tính thuần nhất giữa các OTC đƣợc tổng hợp trong biểu 3.4:

Bảng 3.4: Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3, Hvn

Chỉ tiểu D1.3 Hnv

Tuổi Số cây 22 Số cây 22

3 220 0,73 0,85 220 0,73 0,86

4 209 0,16 1,10 209 0,21 1,07

5 194 0,16 1,10 194 1,77 0,15

6 172 0,55 0,92 172 0,21 1,07

Qua kết quả kiểm tra cho thấy sắc suất ᵡ2 ở các tuổi điều tra tại các OTC khác nhau và đều > 0,05, điều đó chứng tỏ rằng sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều cao ở cả 3 OTC đều thuần nhất. Kết quả cho phép gộp các OTC của mỗi cấp tuổi đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 50)