Điều kiện cơ bản của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 45 - 50)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Ranh giới hành chính:

+ Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên và vƣờn Quốc gia Tam Đảo + Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ

+ Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc

+ Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Tọa độ địa lý: Từ 21o

30’ đến 21o 50’ độ vĩ Bắc; Từ 105o

13’ đến 105o 33’ độ kinh Đông.

b. Điều kiện đất đai, địa hình

- Đặc điểm đất đai

+ Đất lâm nghiệp chủ yếu là đất Feralit đƣợc hình thành trên nền đá mẹ, phiến thạch sét, màu vàng nhạt, độ sâu từ 30-80cm, độ PH biến động từ 4-6.

+ Nhìn chung điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết phù hợp cho sản xuất kinh doanh cây nguyên liệu giấy. Tuy nhiên trong tổng diện tích Công ty đang quản lý có một số diện tích ở địa hình cao, dốc, khe rãnh chia cắt. Hàng năm thƣờng xẩy ra mƣa lũ, bão lốc ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng rừng trồng.

- Địa hình

Địa bàn hoạt động của Công ty quản lý có địa hình chuyển tiếp giữa trung du và miền núi vì vậy có nhiều dạng khác nhau.

- Khu vực phía Bắc có dạng đồi núi cao, độ dốc lớn

- Khu vực phía Nam chủ yếu là dạng bát úp, độ dốc thấp thoải dần. - Độ cao trung bình 80 đến 100m, có dãy núi Lịch có đỉnh cao 933m.

c. Điều kiện khí hậu – thủy văn

- Khí hậu

+ Nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 02 mùa rõ rệt, mùa hè nóng, ẩm, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông khô, lạnh từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm 22oC - 24oC, các tháng mùa hè khoảng 30oC, các tháng mùa đông khoảng 16oC. Tổng nhiệt đô trong năm khoảng từ 8.200oC đến 8.500o

C.

+ Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500mm đến 1.800mm, số ngày mƣa khoảng 150 đến 160 ngày/năm, mùa mƣa trùng với mùa hè lƣợng mƣa chiếm khoảng 80 đến 85% lƣợng mƣa cả năm (chủ yếu tập trung từ tháng 7 đến tháng 9).

+ Độ ẩm không khí có sự khác biệt theo mùa trung bình từ 80 đến 85%. - Thủy văn

Huyện Sơn Dƣơng có hai hệ thống sông chính là sông Lô và sông Phó Đáy + Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào tỉnh Tuyên Quang qua huyện Hàm Yên, thành phố Tuyên Quang và qua huyện Sơn Dƣơng. Đoạn chảy qua huyện Sơn Dƣơng đi qua địa bàn các xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Đông Thọ, Quyết Thắng, Vân Sơn, Hồng Lạc, Sầm Dƣơng, Lâm Xuyên, Sông Lô có khả năng vận tải thủy và là đƣờng thủy duy nhất nối Tuyên Quang với các tỉnh miền xuôi.

+ Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo tỉnh Bắc Cạn chảy vào tỉnh Tuyên Quang qua huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dƣơng, đoạn chảy qua huyện Sơn Dƣơng đi qua địa bàn các xã Trung Yên, Tân Trào, Bình Yên, Hợp Thành, thị trấn Sơn Dƣơng, Kháng Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông nên không có khả năng vận tải thủy.

Ngoài hệ thống sông trên, trên địa bàn của Công ty quản lý còn có các ngòi, suối nhỏ tạo thành mạng lƣới suối tƣơng đối dày.

d, Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác

- Rừng trồng

Tổng tài sản rừng trồng Công ty đang quản lý là 3.379,30 ha. Gồm một số loài có diện tích ít nhƣ: Bạch đàn 5,0 ha và thông 7,2 ha còn lại chủ yếu là cây keo các loại chiếm trên 99% tổng diện tích rừng trồng, trong đó keo tai tƣợng có diện tích là 2.973,86 ha (tỷ lệ 88%). Chi tiết theo bảng 3.1 dƣới đây.

Bảng 3.1: Diện tích các loài cây trồng hiện có theo các năm

Keo tai tƣợng Keo lai hom Keo lai mô Bạch đàn mô Thông 1987 7.20 7.20 2005 1.30 1.30 2006 47.50 45.90 1.60 2007 201.97 201.97 2008 184.60 184.60 2009 342.62 333.82 8.80 2010 526.99 481.69 42.40 2.90 2011 379.45 368.05 11.40 2012 477.85 435.26 42.59 2013 469.93 360.33 109.60 2014 413.70 336.85 76.85 2015 326.20 224.10 97.80 2.20 2.10 Tổng 3,379.30 2,973.86 391.04 2.20 5.00 7.20 Năm trồng Diện tích (ha) Tổng

Chia theo loài cây

(Chi tiết theo đội sản xuất, theo xã, thị trấn có phụ biểu số đính kèm)

- Rừng tự nhiên

Công ty đã tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất do Công ty quản lý. Kết quả Công ty có 419,79 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên ở trạng thái rừng nghèo kiệt.

- Tài nguyên thiên nhiên khác

Trên diện tích đất Công ty quản lý, có nhiều loài cây đƣợc ngƣời dân địa phƣơng lấy làm thuốc nam nhƣ: Cây Đùm đũm hƣơng, cây Trầm gửi (Trầm gửi cây Ngái, Trầm gửi cây Sảng), cây Hoàng Đằng, cây cỏ Đót, cây Giảo cổ lam, cây Cẩu

tích,… Những loại cây này thƣờng xuất hiện nhiều trên các khu rừng tự nhiên, ít gặp trên các lô rừng trồng của Công ty.

3.1.1.2. Đ c điểm kinh tế - xã hội

a, Đặc điểm kinh tế

Sơn Dƣơng là huyện phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, tiếp giáp với nhiều tỉnh có nền kinh tế phát triển nhƣ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên tạo nên tiềm năng, thế mạnh phát triển một số ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, du lịch,... Trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp nhƣ: Nhà máy giấy An Hòa, Công ty Cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng, Công ty Cổ phần Chè Tân Trào,... Toàn huyện hiện có hơn 45.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm 57% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng 42.000 ha. Trong đó diện tích rừng trồng khoảng 26.500 ha chiếm 63% diện tích; diện tích rừng tự nhiên 15.500 ha, chiếm 37% diện tích. Độ che phủ của rừng đạt 55%. Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn nhƣ: Hệ thống kết cấu hạ tầng chƣa đồng bộ; nguồn lực cho đầu tƣ phát triển còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách cấp trên; chất lƣợng nguồn lực chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

b, Đặc điểm xã hội

Huyện Sơn Dƣơng có diện tích khoảng 788 km2, dân số khoảng 180.000 ngƣời, bao gồm 10 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Hoa, H’ Mông, Sán Dìu, Mƣờng, Ngán. Đời sống nhân dân nhiều khu vực trên địa bàn Công ty quản lý còn khó khăn, thu nhập chủ yều từ sản xuất nông lâm nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu.

c, Đặc điểm giao thông, cơ sở hạ tầng

- Đƣờng giao thông trên địa bàn khá thuận lợi, đƣờng liên xã cơ bản đã đƣợc xây dựng bằng đƣờng nhựa. Có 2 tuyến đƣờng bộ quan trọng trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dƣơng và quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên lên Sơn Dƣơng.

- Cơ sở hạ tầng: Theo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Sơn Dƣơng cũng đã quan tâm đầu tƣ xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng nhƣ: Nhà làm việc của Huyện ủy,

UBND huyện, Kho Bạc Nhà nƣớc huyện Sơn Dƣơng, trụ sở của 13 UBND các xã, thị trấn, 12 trƣờng học, 02 trạm y tế xã và nhiều nhà văn hóa thôn bản đƣợc xây dựng.

- Hệ thống điện lƣới đƣợc quan tâm đầu tƣ đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho 100% các xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 99,9%.

3.1.1.3. Đánh giá chung về những điều kiện cơ bản của Công ty

a, Thuận lợi

- Có cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đi lại tƣơng đối thuận tiện đƣợc xây dựng ổn định theo quy hoạch.

- Thu nhập của nhân dân trên địa bàn Công ty quản lý chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp, đây cũng là ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện Sơn Dƣơng, do đó công tác giám sát, chỉ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung đƣợc chú trọng quan tâm nhiều hơn.

- Thị trƣờng tiêu thụ gỗ rừng trồng NLG rộng khắp từ các doanh nghiệp chế biến lâm sản trong và ngoài tỉnh.

- Lực lƣợng lao động, trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo cơ bản, trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức, sản xuất kinh doanh cây NLG.

- Rừng trồng liên doanh liên kết với các hộ gia đình đã mang lại những giá trị lợi nhuận đáng kể trong tổng thu nhập của các hộ gia đình, do đó đã thu hút đƣợc sự quan tâm và tâm huyết tham gia trồng rừng với Công ty.

- Thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhƣỡng phù hợp với định hƣớng phát triển sản xuất lâm nghiệp của Công ty, đặc biệt là chủ trƣơng trồng rừng NLG.

b, Khó khăn

- Địa hình phức tạp, nhiều địa bàn đồi núi cao, hiểm trở gây khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Trên địa bàn Công ty quản lý có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, dân trí còn thấp, đời sống còn khó khăn, chƣa quan tâm và tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà chủ yếu sống theo tập quán canh tác nƣơng rẫy lạc hậu.

- Chu kỳ sản xuất cây lâm nghiệp thƣờng dài, với cây NLG ít nhất từ 6 - 7 năm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu nhƣ mƣa bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài,… do đó phải chịu nhiều rủi ro.

c, Cơ hội

- Là địa bàn thuộc các tỉnh miền núi phía bắc nên đƣợc chính phủ và nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ nhiều dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhận thức và sự tham gia của ngƣời dân về công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc nâng lên.

- Các cơ quan ban ngành tại địa phƣơng rất quan tâm và ủng hộ việc QLRBV của Công ty.

- Kết quả quy hoạch 3 loại rừng đã hoàn thiện mở ra nhiều cơ hội mới cho các cá nhân, tập thể tham gia QLRBV.

d, Thách thức

- Đời sống ngƣời dân còn thấp, cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội cơ bản vẫn còn những hạn chế, vẫn còn tình trạng ngƣời dân bị thiếu đất canh tác nông nghiệp, chính những điều này tạo áp lực lên rừng mà công ty đang quản lý.

- Nhận thực của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn mặc dù đã có nhiều thay đổi nhƣng chƣa cao.

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dƣơng là công ty tự chủ về tài chính do đó trong qua trình thực hiện gặp phải rất nhiều nhƣng khó khăn trong huy động vốn, do đó không chủ động đƣợc kế hoạch hoạt động.

- Địa hình phức tạp, dâm sống gần rừng nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 45 - 50)