Kế hoạch giám sát, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 85)

3.3.13.1. Kế hoạch giám sát

a. Giám sát năng suất, sản lƣợng rừng.

- Xây dựng kế hoạch giám sát năng suất rừng. Hàng năm tiến hành điều tra ngoại nghiệp trong tháng 10, tính toán nội nghiệp và hoàn thành báo cáo trong tháng 11.

- Phƣơng pháp giám sát: Công ty đã lập 3 OTC năm 2015, các năm tiếp theo lập bổ sung thêm 06 OTC đại diện cho từng tuổi rừng để tiến hành điều tra thu thập các số liệu trong ô tiêu chuẩn (đường kính, chiều cao, mật độ).

+ Diện tích mỗi OTC là 400 m2

.

+ Đo đếm số lƣợng cây, đƣờng kính, chiều cao trong các ô tiêu chuẩn rồi tiến hành tính toán trữ lƣợng, xác định mức tăng trƣởng của cây trồng.

 Giám sát các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng, khai thác rừng:

+ Trong trồng rừng và chăm sóc rừng: Thực hiện giám sát tất cả các khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng các năm. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty giúp Ban lãnh đạo Công ty giám sát các đội sản xuất trong quá trình thực hiện các công việc trên. Sau khi tiến hành xong từng công đoạn đều phải có báo cáo gửi Giám đốc công ty.

+ Về khai thác: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Phòng Kế toán giúp Ban lãnh đạo Công ty giám sát mọi hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyển và phải thƣờng xuyên báo cáo tiến độ về Công ty.

b. Giám sát tác động môi trƣờng.

- Xây dựng các kế hoạch giám sát độ che phủ của rừng; giám sát mức độ xói mòn đất; giám sát thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì hóa chất, giám sát chất lƣợng nguồn nƣớc.

- Bảo vệ tốt 419,79 ha rừng tự nhiên hiện đang đƣợc giao quản lý.

- Lập kế hoạch điều tra và bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hành lang ven suối, bổ sung hành lang bảo vệ các dòng suối nhỏ.

- Trồng rừng đảm bảo 10% hỗn loài để tăng tính đa dạng sinh học.

- Tiến hành các biện pháp khoanh nuôi đối với các diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh để phục hồi rừng tự nhiên.

c. Giám sát tác động xã hội.

Giám sát số lƣợng việc làm mà Công ty tạo ra cho địa phƣơng hàng năm, mức thu nhập bình quân/tháng đối với lao động địa phƣơng đƣợc nhận khoán; giám sát đời sống của ngƣời dân trên địa bàn Công ty hoạt động; số CBCNV đƣợc ký hợp đồng nhận khoán.

Công ty thực hiện giám sát tác động xã hội hàng năm và sau 3 năm có 1 báo cáo đánh giá tác động xã hội.

Thời gian và trách nhiệm giám sát tác động môi trƣờng và tác động xã hội đƣợc quy định trong biểu 3.21 dƣới đây:

Bảng 3.21: Phân công thực hiện công tác giám sát Stt Nội dung giám sát Tần xuất

(lần/năm)

Trách nhiệm Thời gian báo cáo

1 Giám sát tác động môi

trƣờng.

1 Phòng KHKT Tháng 12 hàng năm

2 Giám sát tác động xã hội. 1 nt Tháng 12 hàng năm

3 Giám sát năng suất rừng. 1 nt Tháng 11 hàng năm

4 Giám sát xói mòn đất. 1 nt Tháng 12 hàng năm

5 Giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất. 12 nt Hàng tháng 6 Giám sát chất lƣợng nguồn nƣớc 1 Thuê TTYTDP Tháng 5-6 hàng năm

7 Giám sát đa dạng sinh học 1 Phòng KHKT Tháng 10-11 hàng

năm

8 Giám sát vƣờn ƣơm 4 nt Tháng 2,4,9,12

9 Giám sát trồng rừng 4 nt Tháng 3, 4,5,6,8

10 Giám sát khai thác 4 nt Tháng 2,6,9,12

d. Dự kiến kinh phí cho các hoạt động giám sát giai đoạn 2016 - 2023 theo bảng 3.22 dƣới đây:

Bảng 3.22: Dự kiến kính phí giám sát giai đoạn 2016 - 2023 STT Các chỉ tiêu giám sát Dự kiến kinh phí

2016 – 2023(đ)

1 Giám sát tác động môi trƣờng. 56.000.000

2 Giám sát tác động xã hội. 58.000.000

3 Giám sát năng suất rừng. 70.000.000

4 Giám sát xói mòn đất. 31.000.000

5 Giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất. 75.000.000

6 Giám sát chất lƣợng nguồn nƣớc 35.000.000

7 Giám sát đa dạng sinh học 31.000.000

8 Giám sát vƣờn ƣơm 31.000.000

9 Giám sát trồng rừng 85.000.000

10 Giám sát khai thác 45.000.000

3.3.13.2. Kế hoạch đánh giá.

Công ty tiến hành đánh giá hàng năm, giữa hoặc cuối chu kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh rừng để có kết quả chính xác, thiết thực nhằm rút kinh nghiệm, thực hiện các biện pháp cải tiến, điều chỉnh lại kế hoạch để tiến đến quản lý rừng một cách bền vững.

a) Đánh giá hàng năm:

Thời gian đánh giá vào cuối năm gồm những nội dung:

- Đánh giá về kinh tế: Đánh giá diện tích trồng rừng trong năm so với kế hoạch; đánh giá chất lƣợng rừng tốt, khá, trung bình, xấu; tổng kinh phí đầu tƣ: vốn tự có, vốn đi vay, vốn khác; mức độ hoàn thành kế hoạch khai thác, tiêu thụ nguyên liệu…

- Đánh giá về mặt lâm sinh, môi trƣờng: Diện tích rừng trồng tăng hay giảm so với năm trƣớc; công tác quản lý bảo vệ rừng có xảy ra các vụ việc vi phạm lâm luật nào không…

- Đánh giá về tác động xã hội: Tạo đƣợc bao nhiêu việc làm cho ngƣời lao động; đời sống, thu nhập bình quân của ngƣời lao động, ngƣời dân trên địa bàn công ty hoạt động sản xuất kinh doanh; Ủng hộ xây dựng các công trình công cộng, các quỹ phúc lợi xã hội, sửa chữa bảo dƣỡng đƣờng; số lớp tập huấn, số lƣợng ngƣời đƣợc tham gia về an toàn lao động, trồng rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, giải quyết đƣợc bao nhiêu % chất đốt cho ngƣời dân trong vùng…

b) Đánh giá giữa chu kỳ:

Sau 3 năm cần tiến hành đánh giá lại các mặt: kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Quá trình đánh giá này giúp cho công ty biết đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh có đi đúng hƣớng không, có tiến tới phát triển bền vững đến mức độ nào.

c) Đánh giá cuối chu kỳ:

Trƣớc khi thu hoạch, Công ty sẽ đánh giá lại toàn bộ diện tích đã đầu tƣ về

kinh tế (lƣợng kinh phí đã đầu tƣ cho diện tích đó); về xã hội (số công lao động đã đầu tƣ cho diện tích đó); về môi trƣờng (diện tích đã làm tăng độ che phủ bao nhiêu, nguồn nƣớc, xói mòn đất) ....

Từ những đánh giá kết quả ở cuối chu kỳ Công ty sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng, từ đó chỉnh sửa kế hoạch quản lý rừng phù hợp hơn, bền vững hơn cho những chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

3.3.14. Kế hoạch vốn đầu tư.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2023, hàng năm Công ty sẽ xây dựng vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh cụ thể, bao gồm vốn cho lâm sinh, vốn sửa chữa đƣờng lâm nghiệp và vốn cho các hoạt động giám sát. Kế hoạch vốn đầu tƣ giai đoạn 2016 - 2023 thể hiện trong bảng 3.23 dƣới đây:

Bảng 3.23. Kế hoạch vốn đầu tƣ giai đoạn 2016 - 2023

Hạng mục ĐVT Vốn đầu tƣ

Vốn lâm sinh Triệu đồng 175,523.12 Vốn sửa chữa đƣờng lâm nghiệp - 76.60 Vốn cho các hoạt động giám sát - 517.00

Tổng cộng - 176,116.72

Trong tổng vốn đầu tƣ, Công ty huy động khoảng 63% vốn đầu tƣ cho khâu lâm sinh từ các hộ gia đình tham gia liên doanh trồng rừng với Công ty, phần vốn còn lại Công ty sử dụng vốn tự có và huy động thêm từ CBCNV trong Công ty.

3.4. Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch

3.4.1. Hiệu quả kinh tế

Căn cứ hồ sơ thiết kế trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng và khai thác gỗ rừng trồng năm 2015 đã đƣợc phê duyệt. Các cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế gồm:

+ Công thức kỹ thuật là F2B1L1I>25o. Loài cây trồng: Keo lai giâm hom, giá 930 đồng/cây.

+ Dự kiến chu kỳ kinh doanh sau này sẽ là 8 năm, tính toán cho trồng rừng năm 2016 và khai thác vào năm 2023.

+ Giá bán gỗ tại thời điểm năm 2015 là 1.200.000 đồng/m3; tỷ lệ trƣợt giá bán gỗ là 10,8%/năm; vậy giá bán gỗ năm 2023 là 2.725.000 đồng/m3.

+ Sản lƣợng gỗ khi khai thác ƣớc đạt 90 m3/ha.

+ Lãi suất r = 10% (tỷ lệ chiết khấu lấy bằng lãi suất vay).

Từ những căn cứ trên, tính toán hiệu quả kinh tế theo bảng 3.24 dƣới đây:

Bảng 3.24: Dự kiến hiệu quả kinh tế giai đoạn 2016 - 2023

Năm Tuổi rừng Chi phí(Ct) Thu nhập (Bt) Ci/(1+0.10)^n Bi/(1+0,10)^n (Bt-Ct) (1+0,10)^n (Bt-Ct) (1+0,07)^n 2016 1 24,130,829 0 21,937,117 0 -21,937,117 -22,552,177 2017 2 9,156,113 0 7,567,036 0 -7,567,036 -7,997,304 2018 3 3,259,269 0 2,448,737 0 -2,448,737 -2,660,535 2019 4 324,039 0 221,323 0 -221,323 -247,208 2020 5 345,750 0 214,684 0 -214,684 -246,515 2021 6 368,915 0 208,243 0 -208,243 -245,824 2022 7 393,632 0 201,996 0 -201,996 -245,135 2023 8 54,024,006 245,250,000 25,202,597 114,410,935 89,208,338 111,295,270 92,002,555 245,250,000 58,001,733 114,410,935 56,409,202 77,100,573 NPV = 56,409,202 IRR = 18.18% B/C = 1.97 Tổng

Nhƣ vậy, căn cứ kết quả tính toán NPV, IRR, B/C nêu trên, dự án đầu tƣ có hiệu quả và có tính khả thi cao.

3.4.2. Hiệu quả xã hội

- Giảm thiểu các tác động xã hội nhƣ hàng năm tạo ra khoảng 75.000 công lao động nhàn rỗi tại địa phƣơng góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trong khu vực. Từng bƣớc chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao tới ngƣời dân địa phƣơng, góp phần tăng năng suất rừng, nâng cao dân trí; hàng năm đóng góp tích

cực trong các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình của địa phƣơng, đóng góp ủng hộ các quỹ tình nghĩa…

- Giải quyết việc làm cho hơn 60 CBCNV trong công ty đảm bảo thu nhập ổn định.

3.4.3. Hiệu quả môi trường

- Hàng năm Công ty tiến hành đánh giá tác động môi trƣờng của hoạt động sản xuất kinh, thu thập số liệu, lập báo cáo. Thực hiện thu gom túi bầu, rác thải sinh hoạt hàng năm và xử lý theo quy định. Tiến hành thuê các đơn vị chuyên môn xét nghiệm nguồn nƣớc, để xác định tính phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Tăng cƣờng công tác bảo vệ hành lang ven suối.

- Hàng năm, trồng từ khoảng 350 đến 550 ha rừng góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, điều hoà nguồn nƣớc, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí cácbon, làm giảm nồng độ một số chất thải công nghiệp nhƣ: CO2, SO2, NO2…

- Rừng giữ nƣớc, làm tăng lƣợng nƣớc ngầm trong đất, góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm thay đổi chế độ nhiệt, vận tốc gió, bảo vệ mùa màng, làm sạch không khí; Cải thiện môi trƣờng, độ ẩm tiểu vùng khí hậu.

Rừng làm tăng tính đa dạng sinh học, là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động, thực vật.

3.4.4. Tổng hợp hiệu quả kinh doanh rừng theo các tiêu chuẩn FSC

Dựa vào những đánh giá và dự tính hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và mội trƣờng mà phƣơng án đề ra cho Công ty kết hợp với những nguyên tắc, tiêu chí đánh giá QLRBV có thể đánh giá mức độ phù hợp của phƣơng án đề xuất nhằm QLRBV trong tƣơng lai. Đánh giá theo các nguyên tắc, tiêu chí đƣợc dự đoán và đánh giá sơ bộ nhƣ sau:

Bảng 3.25: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí QLRBV

STT Nguyên tắc, tiêu chí Đánh giá

1 TUÂN THEO PHÁP LUẬT VÀ

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TỔ CHỨC FSC: Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nƣớc sở tại, và các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế mà nƣớc sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi Nguyên tắc và Tiêu chí của tổ chức FSC.

Những chế độ, chính sách của nhà nƣớc, địa phƣơng về luật đất đai, luật quản lý doanh nghiệp, luật công nhân viên chức... đóng góp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản đóng góp công ích xã hội địa phƣơng. Lâm trƣờng luôn thực hiện các hoạt động kinh doanh theo các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá rừng bền vững của tổ chức FSC

2 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

TRONG SỬ DỤNG ĐẤT: Quyền sử dụng, hƣởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải đƣợc xác định rõ, tài liệu hoá và đƣợc pháp luật công nhận.

Các diện tích đất của Công ty đều đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do địa phƣơng cấp và đƣợc khoanh vẽ rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa. Những diện tích đất Công ty giao khoán cho các hộ cũng đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cắm mốc ranh giới rõ ràng.

3 CÁC QUYỀN CỦA NGƢỜI BẢN

ĐỊA: Các quyền hợp pháp và truyền thống của ngƣời bản địa về sở hữu sử dụng và quản lý đất, tài nguyên đƣợc công nhận và tôn trọng.

Dù trên địa bàn quản lý của Công ty có xen lẫn dân cƣ bản địa nhƣng Công ty không có các hoạt động lấn chiếm những diện tích rừng đã thuộc quyền quản lý của cộng đồng, những phong tục về quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng đƣợc

tôn trọng ở mức cao.

4 CÁC QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG VÀ

CÁC QUYỀN CỦA CÔNG NHÂN LÂM NGHIỆP: Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

Trong công tác quản lý kinh doanh rừng, Công ty luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế cho công nhân cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng tham gia theo các hợp đồng giao khoán đất rừng; các hoạt động Lâm nghiệp cộng đồng; tập huấn kĩ thuật chuyển giao khoa học công nghệ cho ngƣời dân trong vùng...

5 CÁC LỢI ÍCH TỪ RỪNG: Thực

hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trƣờng và xã hội.

Phƣơng án đề xuất các biện pháp quản lý, kinh doanh tác động vào tài nguyên rừng theo nguyên tắc đảm bảo không tổn hại đến tài nguyên rừng, mang lại thu nhập và phù hợp với nhu cầu của cán bộ cũng nhƣ cộng đồng sống trong địa bàn Công ty.

6 TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG: Hoạt

động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nƣớc, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thƣơng, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

Cùng với những hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho Công ty, những diện tích rừng mang những giá trị bảo tồn, phòng hộ giữ đất, nƣớc cũng đƣợc lâm trƣờng thực hiện đầy đủ đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài.

7 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG ĐẤT ĐAI: Kế hoạch quản lý rừng - phải tƣơng thích với quy mô và cƣờng độ quản lý - phải đƣợc xây

Đã xây dựng đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp trong từng giai đoạn, trong từng phƣơng án tổ chức kinh doanh rừng. Mặc dù

dựng và thực thi, thƣờng xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng sẽ tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất chung và dựa vào kiểm kê rừng hàng năm.

vậy, Công ty vẫn chƣa xây dựng đƣợc các chuyên đề cụ thể trong việc nghiên cứu khoa học.

8 GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ: Cần

tiến hành hoạt động giám sát - sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng - để nắm bắt đƣợc điều kiện của rừng, sản lƣợng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trƣờng và xã hội của các hoạt động này.

Tại Công ty đối với mỗi chu kỳ kinh doanh đều có các cuộc điều tra tình hình rừng của cán bộ Công ty và các chuyên gia. Tuy nhiên mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp sơn dương, thị trấn sơn dương, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)