Xử lý số liệu nội nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 31 - 36)

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.5. Xử lý số liệu nội nghiệp

Số liệu sau khi thu thập về được tổng hợp, xử lý tính toán và phân tích.

- Phương pháp nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá cây

Lá lấy nghiên cứu bao gồm những lá được lấy 03 địa điểm: trong rừng tự nhiên, trồng trong vườn hộ gia đình và trong vườn ươm. Trên mỗi lá nghiên cứu, dung dao lam cắt một miếng lá có diện tích 0,5 x 0,5 cm ở giữa lá, kẹp miếng lá đã cắt vào miếng xốp có kích thước 1 x 1 x 1,5 cm đã xẻ đôi ở giữa sẵn. Dùng dao lam cắt các lát mỏng bao gồm cả lá lẫn xốp, sao cho chúng tạo thành một mặt phẳng vuông góc. Khi cắt chú ý mặt lát cắt < bề dày lá. Sau đó chon những lát cắt nhỏ nhất đặt vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên lam kính, đậy lamen và đưa lên kính hiển vi quan sát. Chọn vị trí đẹp nhất trên tiêu bản, rồi xử dụng công cụ đo kích thước của kính hiển vi Optica vision pro đo bề dày các phần: Lớp cutin trên; cutin dưới; biểu bì trên; mô đậu; mô

+ Nếu vật kính có độ phóng đại 10 lần: L(µm) = n.0,0264; + Nếu vật kính có độ phóng đại 40 lần: L(µm) = n.0,1061. (n: Trị số đo được trên kính hiển vi)

- Phương pháp xác định hàm lượng diệp lục a, b

Cân chính xác 0,5 gam lá cân phân tích, cho lá vào cối sứ cùng 2ml cồn tuyệt đối, them một ít CaCO3 và bông thủy tinh, rồi nghiền mẫu đến khi tạo thành một thể đồng nhất. Dùng giấy lọc, phễu thủy tinh lọc thu dịch chiết, dịch nghiền được rửa nhiều lần bằng dung dịch cồn tuyệt đối đến khi dịch chiết chảy ra không màu. Chuyển dịch chiết chảy sang bình định mức 50 ml, thêm cồn tuyệt đối đưa thể tích dịch chiết lên đúng vạch định mức (có thể pha loãng dịch chiết tiếp). Đo mật độ quang học của dịch chiết tại các bước sóng 665 nm và 649 nm trên máy đo màu. Nồng độ diệp lục a, b được tính theo công thức sau:

Ca = 13,7.E – 5,76.E649(mg/l) Cb = 25,8.E649 - 7,6.E665(mg/l) Ca+ b= 6,10.E665 + 20,04.E649 (mg/l)

Hàm lượng diệp lục a, b là hàm lượng diệp lục tính theo đơn vị mg/g lá cây.

Trong đó: A là hàm lượng diệp lục tính theo đơn vị mg/l C: Nồng độ diệp lục (mg/l)

V: Thể tích dịch rút được (ml) n: Số lần pha loãng

p: Khối lượng mẫu lá dùng để rút dịch (gam)

Nguyên lý của phương pháp là: Các sắc tố xanh là yếu tố quan

trọng trong quá trình quang hợp của cây. Trong đó quan trọng nhất là nhóm diệp lục chlorophyll gồm: chlorophyll a và chlorophyll b. Trong vùng ánh sáng nhìn thấy ( λ = 400 – 700 nm), các phân tử hấp thụ mạnh nhất 2 vùng:

Ánh sáng đỏ (λ = 662 nm) và ánh sáng tím (λ = 430 nm). Căn cứ vào sự hấp thụ các bước sóng khác nhau của diệp lục trên máy đo màu mà ta có thể tính được hàm lượng của chúng.

- Xử lý và phân tích mẫu đất

Các mẫu đất được lấy về và phơi khô, nhặt bỏ các chất lẫn vào: Đá, sỏi, rễ cây… rồi tiến hành giã nhỏ bằng cối đồng và chày có đầu bọc bằng cao su, rồi sang qua rây lưới có đường kính mắt lưới 0,25 mm. Sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm theo các phương pháp:

+ Hàm lượng mùn được phân tích trong phòng thí nghiệm, theo phương pháp Tiurin.

+ Độ pHkcl: Bằng máy đo pH metter.

+ Mùn tổng số phân tích theo phương pháp Tiurin.

+ Thành phần cơ giới phân tích theo phương pháp ống dung trọng. + Xác định N (NH4+), phân tích theo phương pháp Kjeldahl.

+ Xác định P (P2O5) dễ tiêu phân tích theo phương pháp Oniani. + Xác định K (K2O) dễ tiêu phân tích theo phương pháp Matlova.

+ Độ chua thủy phân, độ chua trao đổi lần lượt phân tích theo phương pháp Kappen, Xôcôlốp.

+ Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp cân, sấy mẫu đất ở 1050C đến khi trọng lượng không đổi.

- Phương pháp xử lý theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp bằng phần mềm excel trên máy vi tính.

+ Giá trị tăng trưởng trung bình của chiều cao loài cây Củ dòm:

Trong đó:

Xtb: Giá trị tăng trưởng trung bình của chiều cao N: Số cây

+ Giá trị tăng trưởng trung bình của đường kính sát gốc loài cây Củ dòm:

Trong đó:

Xtb: Giá trị tăng trưởng trung bình của đường kính sát gốc n: Số cây

Xi: giá trị đường kính sát gốc của cây thứ i

+ Giá trị tăng trưởng trung bình của đường kính củ loài cây Củ dòm:

Trong đó:

Xtb: Giá trị tăng trưởng trung bình của đường kính củ n: Số cây

Xi: giá trị đường kính củ của cây thứ i - Độ lệch chuẩn: S=

Trong đó:

+ S: độ lệch chuẩn + n: Số cây

+ xi: Giá trị chiều dài thân hoặc đường kính gốc hoặc đường kính củ của cây thứ i

+ xtb: Giá trị trung bình chiều dài thân hoặc đường kính gốc hoặc đường kính củ

- Hệ số biến động: S%= (S/xtb)×100 Trong đó:

+ S%: Hệ số biến động + S: Độ lệch chuẩn

+ xtb: Giá trị trung bình chiều dài thân hoặc đường kính gốc hoặc đường kính củ

- Tỷ lệ phần trăm hạt nảy mầm: %Ni= (Ni×100)/N

Trong đó:

+ Ni: Là số hạt nảy mầm

+ N: Là tổng số hạt đem đi gieo - Tính tốc độ tăng trưởng chiều dài thân:

ΔLvn = Lvnt – Lvns Trong đó:

+ ΔLvn: Là tốc độ tăng trưởng trung bình chiều dài thân theo tuần + Lvnt: Là chiều dài thân trung bình của tuần liền trước

+ Lvns: Là chiều dài thân trung bình của tuần liền sau - Tính tốc độ tăng trưởng đường kính củ theo tuần:

ΔDcủ = Dcủt – Dcủs

+ ΔDcủ: Là tốc độ tăng trưởng đường kính củ trung bình theo tuần + Dcủt: Là đường kính củ trung bình của tuần liền trước

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)