Tình hình sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Thử nghiệm nhân giống và trồng Củ dòm bằng hạt

4.5.4. Tình hình sâu bệnh hại

Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại loài củ dòm tại vườn ươm ở các độ tàn che khác nhau qua 5 tuần (chi tiết phần phụ lục) được tổng hợp tại

Bảng 4.30 : Tổng hợp tình hình sâu bệnh hại Củ dòm tại vườn ươm

STT

Thời gian phát sâu /

bệnh

Loài gây hại Bộ phận

bị hại Mức độ gây hại ( mạnh / trung bình / nhẹ) Biện pháp phòng trừ Mức độ suy giảm 1 28/2- 14/3/2014 Nấm phấn

trắng Lá, thân Nhẹ (80%), TB Phun thuốc

Topsin 0.2 % Không đáng kể

2 7/3-4/4/2014 Sâu đo đen

vằn trắng Lá Nhẹ Bắt giết Không đáng kể

3 7/3-21/3/2014 Sâu róm Lá Nhẹ Bắt giết Không đáng kể

4 28/3-4/4/2014 Ốc sên nhỏ Lá Nhẹ Bắt giết Không đáng kể

Từ kết quả bảng 4.30 cho thấy loài Củ dòm bị nhiều loài sâu và bệnh gây hại. Thời điểm tháng 2-3 sâu bệnh phát triển mạnh nhất, đặc biệt ở giai đoạn vườn ươm, nhưng với mức độ gây hại nhẹ.

- Một số loài sâu hại chính:

+ Sâu đo đen vằn trắng: Đây là loài sâu hại lá Củ dòm nhiều nhất và gây mức hại là trung bình, giai đoạn sâu non, màu trắng trong; giai đoạn trưởng thành trên lưng có các vằn trắng xen kẽ. Chúng ăn lá non trước sau ăn ngọn và cuối cùng ăn những lá già, chúng ăn hết thịt lá và để lại gân chính.

+ Ốc sên nhỏ: Đây cũng là loài hại lá phổ biến nhưng ở mức độ nhẹ. + Sâu róm: Loài này chỉ xuất hiện ngẫu nhiên, sau chúng bỏ đi nơi khác. + Sâu đo xanh: Có xuất hiện nhưng rất ít bắt gặp.

Ngoài ra, còn có một số loài như nhện cuốn lá làm tổ, sâu cuốn lá, kiến, dế mèn nâu nhỏ ở dưới đất hay ở xung quanh bầu cây.

- Bệnh hại chính:

+ Bệnh nấm phấn trắng: Cây con ở giai đoạn 20 ngày tuổi mới xuất hiện bệnh mức độ nhẹ. Cây dưới 2 tháng tuổi và 3 tháng tuổi bị bệnh gần 100% mức độ hại từ nhẹ cho đến trung bình. Cây trên một năm tuổi chỉ thấy bị bệnh trên những lá già. Biểu hiện của bệnh là mặt trên lá có một lớp màu trắng, mới đầu xuất hiện một vài đốm bệnh màu trắng sau bệnh nặng lan ra toàn lá làm cho lá héo vàng dần, có lá lớp bột màu trắng xuất hiện cả mặt trên và mặt dưới.

* Một số biện pháp phòng trừ

- Đối với sâu hại lá Củ dòm:

+ Ở mức độ nhẹ tiến hành bắt giết. + Phun thuốc trừ sâu hại lá.

- Đối với bệnh nấm phấn trắng hại lá Củ dòm:

+ Tiến hành phun thuốc hóa học: Lime hoặc Sunfua hoặc Topsin 0,2%. Trong quá trình điều tra đã tiến hành phun thuốc Topsin 0,2% vào ngày 12/3/2014, kết quả cho thấy mức độ bị hại giảm xuống rõ rệt, nhiều cây không còn bị bệnh. * Một số hình ảnh sâu bệnh hại Củ dòm Hình 4.15: Lá bị bệnh nấm phấn trắng Hình 4.16: Chùm hoa và lá bị bệnh nấm phấn trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)