CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Thử nghiệm nhân giống và trồng Củ dòm bằng hạt
4.5.2. Ảnh hưởng chế độ chăm sóc tới sinh trưởng cây co nở vườn ươm
4.5.2.1. Ảnh hưởng của độ che bóng tới sinh trưởng
Qua quá trình theo dõi sinh trưởng loài Củ dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm ở các độ che bóng khác nhau từ ngày 28/2 – 29/4/2014 có kết quả như sau:
a, Về chiều dài thân (Lvn)
Bảng 4.16: Chiều dài trung bình của loài Củ dòm (Lvn) dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm ở các độ che bóng khác nhau trong 6 tuần
Thời gian Lvn (cm) Độ che bóng
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6
75% 3,4 3,5 3,8 9,8 15,3 21,3
50% 2,9 3,4 3,9 11,7 20,3 29,2
25% 2,9 3,2 3,6 10,4 17,2 24,6
0% 2,5 3,0 3,4 9,4 14,6 19,9
Chiều dài của loài Củ dòm tăng dần theo từng tuần, nhìn vào kết quả từ bảng 4.16 cho thấy đến tuần thứ 4 cây bắt đầu tăng trưởng mạnh, tính đến tuần thứ 6 dưới độ che bóng 50 % chiều dài trung bình của loài là cao nhất 29,2 cm, sau đó là độ che bóng 25% với 24,6 cm, tiếp theo là 21,3 cm dưới độ che bóng 75% và thấp nhất là ở nơi chiếu sáng hoàn toàn với 19,6 cm.
Bảng 4.17: Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình ( Lvn) của cây Củ dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm
Thời gian Lvn (cm) Độ che bóng Tuần 1- 2 Tuần 2- 3 Tuần 3- 4 Tuần 4- 5 Tuần 5- 6 TB 75% 0,2 0,2 6,0 5,5 6,0 3,6 50% 0,5 0,5 7,8 8,6 8,9 5,3 25% 0,3 0,4 6,8 6,8 7,4 4,3 0% 0,5 0,4 6,0 5,2 5,3 3,5
Nhìn vào bảng số liệu thấy được tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình cây ở 3 tuần đầu là chậm, 3 tuần sau tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt là tuần 4 so với tuần thứ 3 loài bắt đầu sinh trưởng mạnh ở tuần thứ 4 và tính đến tuần thứ 6 tốc độ tăng trưởng cao, trong đó độ che bóng 50 % có tốc độ tăng nhanh nhất 8,9 cm so với tuần thứ 5; độ che bóng 0% có tốc độ tăng chậm nhất là 5,3 cm so với tuần thứ 5. Qua thực tế điều tra, ở các độ che bóng sau 6 tuần kể từ khi cây cấy vào bầu thì đến tuần thứ 6 ngọn cây bắt đầu dài ra có xu hướng leo bám vào giá thể. Cụ thể, ở độ che bóng 50% chiều dài thân của cây phát triển nhanh hơn ở các độ che bóng còn lại ngay từ những tuần đầu tiên, ngọn cây bắt đầu dài nhanh hơn, ngọn cây quấn vào giá thể hoặc tự quấn vào nhau. Như vậy có thể kết luận rằng khi ngọn cây bắt đầu dài ra có xu hướng leo quấn thì tốc độ tăng trưởng chiều dài thân là nhanh nhất.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình một tuần giữa các độ che bóng cho thấy tốc độ tăng trưởng TB ở độ che bóng 50% là cao nhất 5,3 cm, sau đó là 4,3 cm ở độ che bóng 25%, 3,6 cm ở độ che bóng 75% và độ che bóng 0% thấp nhất với 3,5 cm.
Bảng 4.18: So sánh sinh trưởng chiều dài thân trung bình của loài Củ dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm dưới các độ che bóng khác nhau
Chỉ tiêu Độ che bóng N Lvn (cm) Max (cm) Min (cm) S S% 75% 30 9,5 25,8 2,0 1,06 11,13 50% 30 11,9 34,9 1,8 1,15 9,62 25% 30 10,3 31,2 2,0 1,14 11,02 0% 30 8,8 21,7 1,6 1,72 6,60
Qua bảng 4.7 cho thấy sau 6 tuần sinh trưởng chiều dài trung bình loài Củ dòm dưới độ che bóng 50% là tốt nhất là 11,9 cm, sau đó là độ che bóng 25% cây sinh trưởng tốt hơn so với độ che bóng 75% và cuối cùng là độ che bóng 0% tăng trưởng kém nhất. Kết quả này thấp do 3 tuần đầu tiên loài sinh trưởng chậm, phải đến tuần thứ 4, 5, 6 cây bắt đầu tăng trưởng mạnh.
Như vậy, ở độ che bóng 50% có độ chênh lệch chuẩn (S) so với chiều dài thân trung bình cao nhất và độ che bóng 0% có độ chênh lệch thấp nhất (loài tăng trưởng chậm nên biến động chiều dài không lớn). Nếu chỉ căn cứ vào độ lệch chuẩn sẽ không đánh giá được biến động về các chỉ tiêu giữa các độ che bóng, cần dựa vào hệ số biến động để đánh giá một cách chính xác.
Nhìn vào kết quả cho thấy hệ số biến động (S%) của độ che bóng 75% là cao nhất, của độ che bóng 0% là thấp nhất. Điều đó chứng tỏ sự phân hóa về chiều dài của độ che bóng 75% sớm hơn so với các độ che bóng còn lại.
Sau gần một tháng tiếp tục theo dõi từ ngày 4/4/2014 đến ngày 29/4/2014 thu được kết quả:
Bảng 4.19: So sánh chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài thân của cây dưới hai tháng tuổi dưới các độ che bóng khác nhau
Chỉ tiêu Độ che bóng Lvn (cm) Max (cm) Min (cm) S S% 75% 31,4 72 6,5 19,25 61,32 50% 71,3 138 20 33,82 47,44 25% 46,7 86 7 22,28 47,71 0% 24,4 58 7,5 12,53 51,37
Qua bảng 4.19 cho thấy sau gần một tháng đo lại chiều dài thân có sự thay đổi mạnh và khác biệt rõ rệt giữa các độ che bóng, sinh trưởng mạnh
nhất ở độ che bóng 50% với 71,3 cm cao hơn so với ở độ che bóng 0% là 46,9 cm, cao hơn độ che bóng 75% là 39,9 cm, cao hơn độ che bóng 25% là 24,6 cm. Hệ số biến động cho thấy ở độ che bóng 75% chiều dài thân có sự phân hóa sớm nhất với 61,32%, tiếp đến là độ che bóng 0% là 51,37 độ che bóng 50% và 25% phân hóa chậm ở thời điểm này.
b, Về đường kính gốc (Doo)
Bảng 4.20: Đường kính gốc trung bình (Doo) của cây Củ dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm ở các độ che bóng khác nhau trong 6 tuần
Thời gian Doo (cm) Độ che bóng
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6
75% 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2
50% 0,1 0,1 0,1 0,1 0,25 0,3
25% 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,25
0% 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2
Qua bảng 4.20 cho thấy sự tăng trưởng về đường kính gốc của cây Củ dòm có sự khác nhau khá rõ giữa các độ che bóng khác nhau. Dưới độ che bóng 50% là lớn nhất 0,3 cm, các độ che bóng còn lại có đường kính gốc trung bình là 0,1 cm. Tính đến tuần thứ 5,6 đã có sự biến động về Doo, củ bắt đầu hình thành, ở độ che bóng 50% đường kính gốc ở tuần 6 là 0,3cm.
Bảng 4.21: So sánh chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc trung bình (Doo) của cây Củ dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm dưới các độ che bóng
khác nhau Chỉ tiêu Độ che bóng N Doo (cm) Max (cm) Min (cm) S S% 75% 30 0,2 0,35 0,1 0,0317 20,2302 50% 30 0,3 0,4 0,1 0,0245 13,3705 25% 30 0,25 0,35 0,1 0,0292 17,9556 0% 30 0,2 2,5 0,1 0,0190 13,3171 Như vậy, sinh trưởng đường kính gốc của cây Củ dòm tại vườn hộ phát triển tốt nhất dưới độ che bóng 50%, ở độ che bóng 75% và 25% cây sinh trưởng trung bình và kém nhất nơi chiếu sáng hoàn toàn.
Độ chênh lệch so với đường kính gốc trung bình (S) của độ che bóng 75% cao nhất và thấp nhất của độ che bóng 0%. Hệ số biến động (S%) cho thấy sự phân hóa về đường kính gốc của độ che bóng 75% sớm nhất.
Tiếp tục theo dõi từ ngày 4/4/2014 đến ngày 29/4/2014 cho thấy đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt:
Bảng 4.22 : So sánh sinh trưởng đường kính gốc sau 4 tháng của cây dưới 2 tháng tuổi dưới các độ che bóng khác nhau tại vườn ươm
Chỉ tiêu
Độ che bóng
Doo (cm) Max (cm) Min (cm) S S%
75% 0,3 0,5 0,2 0,07 24,24
50% 0,5 0,8 0,2 0,18 36,73
25% 0,4 1 0,2 0,18 45,86
0% 0,3 0,5 0,2 0,08 28,15
Đường kính gốc ở độ che bóng 50% sinh trưởng tốt nhất, sau đó là ở độ che bóng 25%. Tuy độ lệch chuẩn ở độ che bóng 25% và 50% như nhau
nhưng phải căn cứ vào hệ số biến động thấy được sự phân hóa về đường kính gốc ở độ che bóng 25% tại thời điểm này là sớm nhất.
* Nhận xét: Qua kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của độ che bóng tới
sinh trưởng của cây con 2 tháng tuổi sau 6 tuần theo dõi, bước đầu kết luận ở độ che bóng 50% cây sinh trưởng mạnh nhất cả về chiều dài thân (Lvn) và đường kính gốc (Doo); ở độ che bóng 0% nơi chiếu sáng hoàn toàn cây sinh trưởng kém nhất cả về chiều dài thân và đường kính gốc, lá cây có màu xanh vàng do bị chiếu sáng hoàn toàn khác biệt hẳn so với màu xanh lá đặc trưng của loài, từ đó lại càng khẳng định cây Củ dòm là loài cây có tính chịu bóng. Đây chính là căn cứ để đề xuất biện pháp trồng Củ dòm hợp lý.
4.5.2.2. Ảnh hưởng chế độ bón phân tới sinh trưởng
a, Về chiều dài thân (Lvn)
Lựa chọn 5 mô hình bón phân cho cây củ dòm, lựa chọn cây Củ dòm 3 tháng tuổi trồng trong bầu cỡ to, mỗi mô hình trồng 30 cây để tiến hành bón phân, gồm có: mô hình 1 là đối chứng; mô hình 2 là bón phân vi sinh, mô hình 3 là bón phân NPK, mô hình bón phân 4 là bón phân chuồng, mô hình 5 là bón phân vi sinh và NPK.
Bảng 4.23: Chiều dài thân trung bình của loài Củ dòm 3 tháng tuổi trong bầu cây dưới tán cây ăn quả trong 6 tuần
Thời gian Lvn (cm) Mô hình Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 MH 1 8,46 9,96 16,05 25,72 40,20 56,20 MH 2 12,23 14,51 23,66 36,07 52,20 68,57 MH 3 7,39 8,67 12,27 21,88 43,12 65,13 MH 4 9,46 12,38 21,04 31,83 48,29 65,16 MH 5 9,50 12,05 20,73 33,21 55,28 76,86
Qua bảng 4.23 cho thấy sau 6 tuần, cây trong giai đoạn 3 tháng tuổi là giai đoạn cây sinh trưởng nhanh về chiều dài thân. Trong mô hình 2 ( bón phân vi sinh) và mô hình 5 (bón cả phân vi sinh+NPK) sinh trưởng tốt hơn so với mô hình 1 (đối chứng), mô hình 2 (bón phân NPK) và mô hình 3 (bón phân chuồng). Trong 4 tuần đầu mô hình 2 (bón phân NPK) tăng trưởng kém mô hình đối chứng tại tuần thứ tư là 3,84 cm, so với mô hình 2 (bón phân vi sinh) kém 14,19 cm, nhưng 2 tuần sau đó tốc độ sinh trưởng tăng lên trên mô hình đối chứng, điều đó chứng tỏ phân NPK được cây hấp thụ chậm hơn so với phân vi sinh, phân chuồng. Tại tuần thứ 5 và 6 mô hình 5 (bón cả phân vi sinh+NPK) chiều dài thân sinh trưởng mạnh 34,61 cm lớn hơn mô hình đối chứng 8,5 cm và hơn mô hình 2 (bón phân vi sinh) là 0,2 cm.
Bảng 4.24: Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình ( Lvn ) Củ dòm 3 tháng tui trồng trong bầu cây dưới tán cây ăn quả theo tuần
Thời gian
Lvn
Mô hình
Tuần 1- 2 Tuần 2- 3 Tuần 3- 4 Tuần 4- 5 Tuần 5- 6 TB
MH 1 1,5 6,1 9,7 14,5 16,0 9,5
MH 2 2,3 9,2 12,4 16,1 16,4 11,3
MH 3 1,3 3,6 9,6 21,2 22,0 11,5
MH 4 2,9 8,7 10,8 16,5 16,9 11,1
MH 5 2,6 8,7 12,5 22,1 21,6 13,5
Qua bảng 4.24 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình của loài Củ dòm trong một tuần. Trong đó: Mô hình 5 (bón phân vi sinh + NPK) có chiều dài trung bình tăng cao nhất 13,5 cm/ 1 tuần, tăng gấp 1,21 lần so với
mô hình đối chứng; Mô hình 2 (bón phân vi sinh) tăng 11,3 cm/ 1 tuần, tăng gấp 1,19 lần so với mô hình đối chứng và cao hơn mô hình 3 (bón phân NPK) và mô hình 4 (bón phân chuồng). Như vậy, bón phân giúp cho tốc độ sinh trưởng của cây nhanh hơn.
Bảng 4.25: So sánh sinh trưởng chiều dài thân loài Củ dòm 3 tháng tuổi trồng dưới tán cây ăn quả trong 6 tuần
Chỉ tiêu Mô hình N Lvn Max Min S S% MH 1 30 26,10 91,00 4,00 10,23 39,19 MH 2 30 34,54 113,50 3,80 13,18 38,17 MH 3 30 26,41 94,00 4,50 8,47 32,08 MH 4 30 31,36 101,00 4,20 12,24 39,04 MH 5 30 34,6 119,00 5,00 10,85 31,35
Qua bảng 4.25 cho thấy sau 6 tuần chiều dài thân trung bình của mô hình 5 (bón phân vi sinh + NPK) cao nhất, cao hơn mô hình đối chứng 8,5 cm. Mô hình 2 (bón phân vi sinh), mô hình 3 (bón phân NPK) và mô hình 4 (bón phân chuồng) đều cao hơn mô hình đối chứng. Độ chênh lệch so với chiều dài thân trung bình ở mô hình 5 là cao nhất, thấp nhất ở mô hình đối chứng. Hệ số biến động cho thấy mức độ phân hóa về chiều dài thân của cây 3 tháng ở mô hình 5 sớm hơn so với mô hình 2, 3, 4 và mô hình đối chứng có độ phân hóa về chiều dài chậm nhất.
b, Về đường kính củ (Dcủ)
Bảng 4.26: Đường kính củ trung bình (Dcủ) của cây Củ dòm 3 tháng tuổi trồng trong bầu cây dưới tán cây ăn quả
Thời gian Dcủ
(cm) Mô hình
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 TB
MH 1 0,30 0,30 0,32 0,35 0,37 0,40 0,34 MH 2 0,31 0,32 0,33 0,37 0,38 0,41 0,35 MH 3 0,28 0,29 0,33 0,36 0,40 0,44 0,35 MH 4 0,30 0,31 0,34 0,37 0,39 0,41 0,35
MH 5 0,31 0,32 0,34 0,38 0,40 0,44 0,36
Qua bảng 4.26 cho thấy đường kính củ trung bình của cây Củ dòm ở cả 5 mô hình không có sự khác biệt. Mô hình không bón phân tốc độ tăng trưởng đường kính trung bình thấp hơn so với bốn mô hình được bón phân tuy rằng sự chênh lệch là rất nhỏ 0,1 – 0,2 cm.
Bảng 4.27: Tốc độ tăng trưởng đường kính củ ( Dcủ) của cây Củ dòm 3 tháng tuổi trồng trong bầu cây dưới tán cây ăn quả
Thời gian
Dcủ Mô hình
Tuần 1- 2 Tuần 2 – 3 Tuần 3 - 4 Tuần 4 - 5 Tuần 5 - 6
MH ĐC 0,00 0,02 0,03 0,02 0,03
MH 1 0,01 0,01 0,04 0,01 0,03
MH 2 0,01 0,04 0,03 0,04 0,04
MH 3 0,01 0,03 0,03 0,02 0,02 MH 4 0,01 0,02 0,04 0,02 0,04
Mỗi tuần đường kính củ của cây tăng rất ít, có những cây sau một tuần kích thước không thay đổi, nhìn vào kết quả đường kính gốc trung bình trên cho thấy cả năm mô hình đều thay đổi kích thước đường kính gốc tuy nhiên độ tăng không đáng kể, chứng tỏ đường kính gốc trung bình gần như không thay đổi.
Bảng 4.28: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng đường kính củ trung bình (Dcủ) của cây Củ dòm 3 tháng tuổi trồng trong bầu cây dưới tán cây
ăn quả trong 6 tuần
Chỉ tiêu Mô hình N Dcủ Max Min S S% MH 1 30 0,34 0,60 0,20 0,05 15,36 MH 2 30 0,35 0,80 0,20 0,06 15,89 MH 3 30 0,35 0,80 0,20 0,04 11,24 MH 4 30 0,35 0,60 0,20 0,06 16,07 MH 5 30 0,36 0,80 0,20 0,05 14,30
Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy, sau 6 tuần bón phân ảnh hưởng không rõ tới đường kính gốc của cây trong giai đoạn trên 3 tháng tuổi. Đường kính TB cao nhất là 0,8 cm và nhỏ nhất là 0,2 cm. Độ lệch chuẩn cho biết độ chênh lệch so với đường kính gốc trung bình của mô hình 2 (bón phân vi sinh) cao nhất, thấp nhất là mô hình 3 (bón phân NPK). Hệ số biến động thể hiện mức độ phân hóa về đường kính gốc của cây 3 tháng tuổi của mô hình 2 là cao nhất, thấp nhất của mô hình đối chứng.