Trong quá trình điều tra, đã thiết lập 05 tuyến điều tra kết hợp với lập 25 ô tiêu chuẩn điều tra sinh thái để nghiên cứu Củ dòm trong lâm phần Vườn quốc gia Ba Vì. Kết quả điều tra cho thấy cây Củ dòm có phân bố tương đối đồng đều trên các tuyến. Tuyến gặp nhiều nhất là 4 cây/tuyến (tuyến số 1), tuyến gặp ít nhất là 1 cây/tuyến (tuyến số 2,4). Tần số gặp Củ dòm là 14 cây/12,9km, trung trung bình khoảng 1 cây/1km, mức phân bố này là rất thưa. Chứng tỏ cây Củ dòm phân bố ở VQG Ba Vì hiện còn rất ít.
Bảng 4.8: Phân bố cây Củ dòm theo tuyến điều tra Tuyến ÔTC Độ cao (m) Số lượng cây bắt gặp Vị trí Tàn che TT rừng Chiều dài tuyến 1
OTC 1 695 1 Sườn Đông 0,74 IIIa2
3,7 OTC 2 841 1 Sườn Đông 0,85 IIIa2
OTC 5 912 2 Đỉnh đền Thượng 0,7 IIIa2
2 OTC 8 608 1 Sườn Đông(Suối tắm) 0,6 IIb 1,9 OTC 10 665 1 Sườn Đông(Suối tắm) 0,7 IIIa1
3
OTC 12 1101 1 Đỉnh đền Thượng 0,8 IIIa2
3,6 OTC 13 1117 1 Đỉnh đền Thượng 0,5 IIIa1
OTC 14 1117 1 Đỉnh đền Thượng 0,6 IIIa1
4 OTC 16 1100 2 Đỉnh vua 0,8 IIIa2 1,3
5
OTC 17 277 1 Chân núi (Sườn Đông) 0,55 IIIa2
2,4 OTC 18 275 1 Chân núi (Sườn Đông) 0,6 IIb
OTC 19 281 1 Chân núi (Sườn Đông) 0,65 IIb
Theo các kết quả điều cho thấy Củ Dòm là loài có phân bố ngẫu nhiên, thường mọc ở các thái rừng IIb (OTC 8, 18,19); IIIa1, IIIa2 (OTC 1, 2, 5, 10,12, 13, 14, 16, 17). Phân bố tập trung chủ yếu ở 2 trạng thái IIIa1 và IIIa2 (chiếm tới 75%). Củ Dòm là loài ưa ẩm thường mọc ven các khe suối. Đất ở đây là đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Phiến thạnh với tầng đất là mỏng đến dày. Chúng mọc trên cả những địa điểm có núi đá lởm chởm, độ dốc cao đến những vùng núi đất có độ dốc thấp. Trong quá trình điều tra bắt gặp 12 cá thể trưởng thành. Trong quá trình điều tra chủ yếu bắt gặp các cá thể tái sinh và các cá thể đã bị thu hái mất củ (chỉ còn lại dây leo). Trữ lượng của loài Củ dòm trong lâm phần đang ở mức rất cạn kiệt. bởi sự khai thác quá mức của người dân địa phương và thu hẹp dần nơi sống.
Hình 4.12: Vùng phân bố tự nhiên của Củ dòm ở VQG Ba Vì 4.2.1. Phân bố theo đai cao
Độ cao phân bố là một trong những đặc điểm sinh thái quan trọng của thực vật. Tại Vườn quốc gia Ba Vì vùng phân bố chủ yếu nằm trong vùng lõi, nơi được bảo vệ tốt. Củ dòm xuất hiện trên cả 3 đai độ cao trong lâm phần. Có phân bố tự nhiên từ độ cao 275m – 1.120 m, trong đó độ cao thấp nhất trong các tuyến điều tra là 275 m (Tuyến 5) và độ cao lớn nhất là 1.117 m (Tuyến 3)
Bảng 4.9: Phân bố cây Củ dòm trên các tuyến theo các dạng đai cao
Độ cao < 700 m 700 - 1200 m Tổng
Số cây 6 8 14
Tỷ lệ % 42,86 57,14 100
Từ bảng 4.9 cho thấy tại Ba Vì hiện nay loài Củ dòm bắt gặp phân bố chủ yếu ở các đai cao từ 700 - 1200 m (chiếm 57,14%), gặp rất ít ở độ cao dưới 700 m (chiếm 42,86%).
Điều đáng lưu ý là theo các tài liệu đã công bố [ Sách Đỏ Việt Nam, 2007] thì Củ dòm thường phân bố từ độ cao từ 300 - 600 m. Theo kết quả điều tra của đề tài cho thấy tại VQG Ba Vì, cây Củ dòm có phân bố chủ yếu ở độ cao từ 700 - 1200 m (bảng 4.9). Đây là một thông tin mới cần được bổ sung vào đặc điểm sinh thái học của loài, hơn nữa ở đai thấp hơn người dân đã liên tục tìm kiếm, khai thác nên dẫ đến ít gặp hơn.
4.2.2. Đặc điểm phân bố tự nhiên cây Củ dòm theo vị trí địa hình:
Tuy cùng một độ cao nhưng ở các vị trí địa hình khác nhau có thể dẫn đến sự phân bố tự nhiên của loài là khác nhau. Từ số liệu ở bảng 4.8 đề tài tổng hợp về sự phân bố tự nhiên của cây Củ dòm theo vị trí địa hình tại bảng 4.10 như sau:
Bảng 4.10: Phân bố của cây Củ dòm theo vị trí địa hình
Vị trí Chân Sườn Đỉnh Tổng
Số cây 3 4 7 14
Tỷ lệ % 21,43 28,57 50,00 100
Từ kết quả ở bảng 4.10 cho thấy, cây Củ dòm phân bố chủ yếu ở đỉnh núi (chiếm 50,00%), tiếp đến là vị trí sườn núi (chiếm 28,57%) và ở vị trí chân núi gặp rất ít (chiếm 28,43%). Điều đó được lý giải rằng: Ở VQG Ba Vì, trạng thái rừng đã suy giảm rất mạnh từ đỉnh núi xuống chân núi do có sự can thiệp của con người. Những nơi có sự tác động nhiều của con người (khai thác) thì những nơi đó phân bố của loài cây Củ dòm rất ít. Như vậy, chúng ta nhận thấy một điều rằng, những khu vực càng dễ khai thác loài này hay nói cách khác là những nơi ở gần khu dân cư thì số lượng cây Củ dòm càng giảm. Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới tính đại diện khách quan khi nghiên cứu sự phân bố tự nhiên của loài trên địa bàn.
4.2.3. Đặc điểm phân bố của loài cây Củ dòm theo trạng thái rừng
Từ số liệu ở Bảng 4.8 cho ta ba kiểu trạng thái rừng khác nhau (IIb, IIIa1, IIIa2). Kết quả được tổng hợp lại ở bảng 4.11.
Bảng 4.11: Phân bố của cây Củ dòm theo trạng thái rừng
Trạng thái IIb IIIa1 IIIa2 Tổng
Số cây 3 8 3 14
Tỷ lệ % 21,43 57,14 21,43 100
Qua kết quả tổng hợp ở bảng 4.. cho thấy: Ở trạng thái rừng IIIa1 thì Củ dòm phân bố nhiều nhất (chiếm 57,14%); ở các trạng thái rừng IIb, IIIa2 thì Củ dòm phân bố rất ít (chiếm 21,43%). Trạng thái rừng IIb và IIIa2 tương ứng với vị trí chân và sườn núi, nơi mà Củ dòm phân bố rất ít.
4.3. Đặc điểm đất
Tính chất lý hóa học của đất ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây thông qua con đường điều hòa dinh dưỡng.Các tính chất hoá học của đất có vai trò quyết định đến độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến các chất dinh dưỡng trong đất. Nói đến độ phì nhiêu của đất không thể không đề cập đến hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong đất bao gồm các nguyên tố đa lượng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác. Quá trình thay đổi hay tích luỹ các nguyên tố này là một quá trình lâu dài và rất phức tạp.
Kết quả về tính chất lý hoá học đất các OTC nghiên cứu sinh thái loài Củ dòm được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả tính chất lý hoá học đất ở các ô điều tra sinh thái loài Củ dòm Loài Stt Ký hiệu mẫu pHKCl OM% Dễ tiêu ( mg/100g ) Dung trọng Tỷ trọng Thành phần 3 cấp hạt N P2O5 K2O 2-0.02 mm 0.02-0.002 < 0.002 Củ Dòm 1 BV 1 3,84 4,33 10,64 3,7 6,2 0,87 2,13 18,22 58,41 23,37 2 BV 2 4,30 3,73 10,08 11,1 4,9 0,81 2,50 24,00 61,51 14,49 3 BV 5 4,37 3,58 8,90 4,9 11,5 0,96 2,07 23,48 52,30 24,22 4 BV 8 3,84 6,01 21,84 12,1 15,5 0,90 2,22 23,67 63,4 12,91 5 BV 10 3,93 5,76 16,89 13,3 14,7 0,89 2,28 24,58 59,8 15,66 6 BV 12 3,55 12,98 18,48 10,6 16,1 0,93 2,00 31,91 52,9 15,17 7 BV 13 3,72 12,85 21,52 8,4 13,2 0,89 2,05 24,58 53,6 21,84 8 BV 14 3,45 11,68 22,10 9,2 13,3 0,93 2,10 22,36 51,9 25,79 9 BV 16 3,57 12,58 20,87 9,1 12,7 0,96 2,19 24,58 52,8 22,63 10 BV 17 5,29 3,73 6,72 7,8 9,3 1,12 2,42 22,63 63,9 13,43 11 BV 18 5,23 3,65 7,02 6,9 8,8 1,10 2,36 22,14 61,5 16,40 12 BV 19 5,22 3,56 6,98 7,3 8,6 1,09 2,39 21,98 62,1 15,90
- Dung trọng đất: Dung trọng đất (D) là một chỉ tiêu biểu hiện tính chất lý tính đất và có vai trò cực kỳ quan trọng. Dung trọng của đất phần nào thể hiện độ xốp của đất. Dung trọng càng nhỏ thì độ xốp càng lớn và ngược lại. Dung trọng của đất còn nói lên tỷ lệ của hàm lượng chất hữu cơ so với các chất khoáng trong đất. Dung trọng của đất hoàn toàn được cải thiện thông qua hoạt động trồng rừng. Kết quả về phân tích dung trọng ở bảng trên cho thấy dung trọng của các OTC có phân bố Củ dòm nhìn chung cũng có trị số khá nhỏ từ 0,81 – 1,12. Điều đó cũng chứng tỏ rằng đất ở các trạng thái này còn khá tơi xốp và giàu chất hữu cơ.
- Độ chua của đất: Độ chua là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất lý, hoá và sinh học đất, vì vậy nó gây ảnh hưởng đến trạng thái dinh dưỡng trong đất và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Độ chua của đất được quy định bởi loại đá mẹ, hàm lượng C02 trong dung dịch đất, hàm lượng các axit hữu cơ tự do trong đất, sự bài tiết của dễ cây khi hút dinh dưỡng và sự rửa trôi các chất có tính Bazơ trong đất...
Từ kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy độ chua pHKCl ở loài Củ dòm là từ 3,45 – 5,29 điều đó cho thấy đất ở những ô nghiên cứu này có độ chua từ rất chua đến ít chua.
- Hàm lượng mùn: Mùn không những là nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng qua quá trình khoáng hoá mùn chậm chạp mà mùn còn ảnh hưởng nhiều tới các tính chất lý hoá cuả đất, tạo kết cấu đoàn lạp bền vững làm đất thoáng khí, tơi xốp, khả năng giữ nước trong đất cao, cường độ hoạt động của các vi sinh vật được tăng cường, khả năng hấp phụ của đất tăng lên. Bởi vậy mùn còn là chỉ tiêu để phân hạng thích hợp đất đai.
Kết quả bảng trên có thể thấy rằng đất ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì có nhiều mùn. Hàm lượng mùn biến động từ đất có mùn trung bình đến rất nhiều mùn, hàm lượng mùn cao nhất là 12,98%.
Dựa vào đặc điểm đất nơi có Củ dòm phân bố tại Ba Vì, có thể lựa chọn và đề xuất nơi trồng Củ dòm phù hợp.
4.4. Thực trạng khai thác, sử dụng loài ở vùng đệm
Để thu thập thông tin về tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng và mức độ bảo tồn của loài, đề tài tiến hành phỏng vấn 12 hộ gia đình sống tại vùng đệm VQG Ba Vì. Số hộ được phỏng vấn là những hộ gia đình có nghề làm thuốc từ lâu đời. Việc duy trì nghề thuốc một phần là do truyền thống nghề này đời cha truyền cho con và con lại truyền cho cháu, mặt khác giá trị của nghề thuốc cũng có thu nhập khá. Với việc đi rừng tìm kiếm Củ dòm để bán họ cũng kiếm thêm được khoản thu nhập. Loài Củ dòm này ngoài việc bán đơn lẻ thì cũng có thể sắc nhỏ, thái lát ra phơi khô và bán đi kèm với các vị thuốc khác.
Theo kết quả phỏng vấn thì việc khai thác Củ dòm chủ yếu để bán, khi nào cần thì mới dùng tới. Mấy năm trở về đây nhu cầu về Củ dòm tăng kéo theo lượng khai thác tăng cao, song lượng người đi khai thác có giảm, Củ dòm giờ rất hiếm gặp, việc tìm ra Củ dòm rất khó khăn phải lên tận đỉnh cao núi Ba Vì vào sâu bên trong thì mới có thể kiếm được. Ngoài ra khi đi khai thác bên trong VQG còn phải tránh sự bảo vệ của lực lượng kiểm lâm.
Bảng 4.13: Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng Củ dòm khu vực vùng đệm VQG Ba Vì TT Nội dung Số lượng trả lời phỏng vấn (hộ) Tỷ lệ % TT Nội dung Số lượng trả lời phỏng vấn (hộ) Tỷ lệ % I Tình hình khai thác II Tình hình sử dụng
1.1 Thu hái trong rừng 2.3 Tình hình gây trồng
- Thường xuyên 1 8,3 - Có 10 83,3
- Có 8 66,7 - Không 0 0
- Không 0 0,0 - Sinh trưởng tốt 8 66,7
1.2 Bộ phận thu hái - Sinh trưởng xấu 2 16,7
- Lá 5 41,7 2.4 Lý do trồng
- Thân 4 33,3 - Để chữa bệnh 11 91,7
- Rễ, củ 12 100,0 - Giữ giống 10 83,3
- Hạt 6 50,0 - Bán 5 41,7
- Cả cây 4 33,3 2.5 Nơi lấy giống
1.3 Số lượng thu hái - VQG 6 50
- Nhiều 5 41,7 - Vườn nhà 1 8,3
- Vừa 3 25,0 - Khác 5 41,7
- Lấy ít 1 8,3 2.6 Nhu cầu gây trồng
1.4 Khoảng cách thu hái 0 0,0 - Có 12 100
- Xa 9 75,0 - Không 0 0
- Vừa 0 0,0 III Mức độ bảo tồn
- Gần 0 0,0 3.1 Xu hướng 10 năm
1.5 Mục đích thu hái - Không thay đổi 8 66,7
- Làm thuốc 10 83,3 - Sẽ rất hiếm 4 33,3 - Bán 7 58,3 - Sẽ hết không còn 0 - Trồng 6 50,0 - Sẽ nhiều lên 0 II Tình hình sử dụng 3.2 Phương án giải quyết 10 83,3 2.1 Cách sử dụng 0 - Trồng lại 2 16,7
- Dùng tươi 9 75 - Thu hái đúng 0
- Khô 11 91,7 - Lấy nơi khác 3 25
- Rượu 8 66,7 - Cấm 0
- Cách khác 3.3 Thái độ với việc
cấm thu hái ở VQG 8 66,7
2.2 Mức sử dụng - Đồng ý 2 16,7
- Nhiều 1 8,3 - Không đồng ý 3 25
- vừa phải 9 75 - Khác 0
4.4.1. Tình hình khai thác Củ dòm
- Số liệu điều tra cho thấy có tới 75% số hộ có tham gia thu hái trong rừng tự nhiên.
- Bộ phận thu hái nhiều nhất là củ chiếm 100%, tiếp đến là lá 41,7%, thân 33,3% và thu hái cả cây có 33,3% số hộ. Theo đánh giá của các hộ thì hiện nay phải đi thu hái rất xa mới lấy được 75% số hộ được phỏng vấn.
- Số lượng các hộ thu hái nhiều 41,7 %, vừa phải 25,0 % và ít 8,3%. Mục đích thu hái để làm thuốc chiếm 83,3%; để bán 58,3% và để gây trồng 50%.
4.4.2. Tình hình sử dụng
- Cách sử dụng: 75% số hộ dùng tươi để làm thuốc, 91,7% dùng khô và 66,7% số hộ dùng cách ngâm rượu.
+ Củ tươi đem thái miếng, sao vàng sau đó ngâm với rượu rồi hạ thổ hạ thổ khoảng nửa tháng. Công dụng: chữa đau lưng, khớp, vôi hóa, thoát vị đĩa đệm.
+ Sắc tươi uống, mỗi ngày 1 lạng tươi, không cho đường. Công dụng chữa bệnh đau dạ dày.
- Mức độ sử dụng: 8,3% số hộ cho rằng càng dùng nhiều càng tốt, 75% số hộ cho rằng chỉ dùng vừa phải mới tốt. Theo lương y Trần thị Hòa mỗi năm sử dụng 300 – 500 kg Củ dòm tươi để chế biến bán ra thị trường.
- Giá thị trường: Giá 1 kg tươi là 80 nghìn đồng và sau khi sơ chế sao khô được bán với giá 300 nghìn đồng/ 1 lạng. Thường 1 kg tươi khi sao khô được 2 lạng.
4.4.3. Tình hình gây trồng
- Gây trồng trong vườn nhà: Có tới 10 hộ gia đình chiếm 83,3% số hộ đang gây trồng trong vườn nhà. Với 66,7% các hộ có các vườn gây trồng Củ dòm đang sinh trưởng tốt, chỉ có 16,7% sinh trưởng kém
- Lý do gây trồng: Để chữa bệnh gia đình 91,7 % số hộ được phỏng vấn; Để gây trồng giữ giống 83,3 % và để bán 41,7% số hộ được phỏng vấn.
- Nơi lấy giống:Có 50% số hộ lấy giống ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số hộ đã tự nhân giống được ở vườn thuốc gia đình chiếm 8,3% và 41,7% hộ gia đình cho rằng mua giống Củ dòm ở nơi khác đem về.
- Nhu cầu gây trồng: Theo số liệu điều tra thì có tới 100% số hộ có nhu cầu gây trồng ở vườn thuốc gia đình.
4.4.4. Mức độ bảo tồn của loài
- Mức giảm trữ lượng so với 10 năm trước đây: Có 66,7% số hộ được phỏng vấn cho rằng hiện nay chỉ còn lại 5-30% so với trữ lượng 10 năm trước