CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6. Một số đề xuất giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu thu được về đặc điểm sinh vật học, phân bố và thử nghiệm giống Củ dòm, luận văn xin đưa ra một số đề xuất sau:
* Nhân giống
- Nhân giống Củ dòm có nhiều thuận lợi như: Cây giống cho nhiều quả, hạt có sức sống và tỷ lệ nảy mầm cao song cũng có nhiều khó khăn: Điều kiện thời tiết khi quá lạnh, quá khô làm cho thời gian nảy mầm chậm, tỷ lệ nảy mầm ít, cây con ở nơi chiếu sáng hoàn toàn kém phát triển, Củ dòm là thức ăn của nhiều loài sâu hại và bệnh nấm phấn trắng.Vì vậy đề xuất một số biện pháp như sau:
- Cây giống và hạt giống phải được chọn lựa kỹ. Hạt giống phải lựa chọn những hạt già, chín đều, nguyên vẹn không bị sâu bệnh.
- Xử lý hạt: Dùng nước ấm xử lý hạt sau khi đã làm sạch thịt quả để đẩy nhanh tốc độ nảy mầm.
- Chú ý đến các nhân tố ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây, từ đó phải thường xuyên chăm sóc đáp ứng đủ các nhu cầu cho cây.
- Giai đoạn vườn ươm nên để độ che bóng 50 % để cho cây có sự sinh trưởng tốt hơn.
- Dựa vào kết quả về chế độ bón phân nên bón phân vi sinh vào thời gian ba tháng đầu kể từ khi cấy cây vào bầu để giúp cây sinh trưởng về chiều cao tốt nhất, đến giai đoạn phát triển thành củ tùy vào từng điều kiện và mục đích củ thể mà tiến hành bón phân NPK hợp lý để giúp tăng kích thước củ.
* Về trồng Củ dòm
- VQG Ba Vì và cộng đồng cần xây dựng các vườn sưu tập các loài cây LSNG trong đó có cây Củ dòm. Kinh nghiệm của người dân cho thấy đây là cây thuốc dễ trồng xung quanh vườn, hoặc trồng xen dưới tán cây ăn quả nên việc bảo tồn là hết sức cần thiết.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cây Củ dòm từ hạt và hom thân. Đặc biệt cần nghiên cứu khả năng nhân giống từ hom thân còn đang thiếu những thông tin cần thiết. Mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ gây trồng cho bà con. Trong đó chú trọng vào hiệu quả của phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Có thể tiến hành nhân giống bằng các biện pháp khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, diều kiện của từng địa phương. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nhân giống phục vụ trồng và phát triển cây Củ dòm tại địa phương cũng như tại các khu vực khác có cây Củ dòm phân bố.
- Xây dựng mô hình trồng cây Củ dòm (trồng xen, trồng dưới tán rừng, dưới tán cây ăn quả,…). Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác để cây Củ dòm trở thành loài cây đem lại thu nhập kinh tế cho người dân trong khu vực, nhân rộng mô hình cho người dân và mở các lớp tập huấn, trình diễn mô hình để bà con học tập. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tìm đầu ra cho thị trường như hợp đồng với các hiệu thuốc, Công ty y dược Bảo Long,…để cung cấp cây Củ dòm ổn định.
Cây đang trong thời kỳ nảy chồi cần chú ý chế độ bón phân hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng cho củ phát triển.
Thường xuyên chăm sóc bảo vệ cây, chú ý theo dõi các loài sâu bệnh hại chính là sâu đo đen vằn trắng, ốc sên nhỏ và bệnh nấm phấn trắng gây hại cho cây. Phun thuốc trừ sâu hại lá và phun thuốc Topsin 0,2 % khi cây bị bệnh nấm phấn trắng hại.
Trên đây là một số giải pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn cây Củ dòm mà đề tài nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên, không thể thành công trong bảo tồn nếu thực hiện riêng lẻ mà cần có sự phối hợp các giải pháp một cách đồng bộ để các giải pháp hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang lại hiệu quả.
KẾT LUẬN –TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây:
- Hình thái loài Củ dòm có sự thay đổi rõ rệt từ giai đoạn cây mạ sang giai đoạn cây con và cây trưởng thành. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết loài để bảo tồn và phát triển. Đặc biệt với loài Củ dòm có củ hình thành ngay ở 1 đến 2 tháng trong giai đoạn vườn ươm. Vì vậy phải lưu ý cấy cây mạ không quá sâu trong bầu.
- Kết quả nghiên cứu vật hậu khẳng định thêm mùa vụ ra hoa, quả chín là cơ sở khoa học cho việc thu hái quả phục vụ nhân giống và dự báo nguồn giống giúp cơ sở sản xuất chủ động hơn.
- Thông qua nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, phân tích diệp lục, xác định cường độ quang hợp, sức hút nước, khả năng chịu nhiệt…khẳng định Củ dòm là cây có khả năng chịu bóng vừa phải. Đây là cơ sở khoa học để đề xuất kỹ thuật vườn ươm và trồng. Vì vậy, không trồng những nơi có độ tàn che quá cao sẽ làm giảm khả năng quang hợp và tích lũy chất hữu cơ, ảnh hưởng tới năng suất củ, nhưng cũng không nên trồng ngoài chỗ trống vì cây dễ bị chết hoặc sinh trưởng kém.
- Củ dòm phân bố khá rộng trong khu vực VQG Ba Vì ở các đai cao và trạng thái rừng khác nhau. Do bị khai thác nhiều năm nên hiện nay ít gặp ở các đai thấp. Tại Ba Vì có thể gặp ở đai cao >1000m, đây là thông tin bổ sung so với các tài liệu đã công bố.
- Thời gian bảo quản hạt, phương thức xử lý hạt, độ tàn che, chế độ bón phân có ảnh hưởng rõ tới sinh trưởng của cây giống ở vườn ươm.
- Một số giải pháp kỹ thuật đưa ra dựa trên cơ sở khoa học từ những kết quả nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, vật hậu và thử nghiệm nhân giống. Đây là đóng góp có ý nghĩa thực tế của đề tài.
2. Tồn tại
Do điều kiện đề tài làm trong thời gian ngắn nên việc tiến hành điều tra và tham khảo tài liệu còn chưa thật sự đầy đủ và hoàn chỉnh về quá trình sinh trưởng, phát triển của loài cũng như ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái.
Phạm vi nghiên cứu rộng nên việc lập 5 tuyến không thể hiện hết được đầy đủ các dạng địa hình, đai cao và các dạng sinh cảnh khác nhau của VQG Ba Vì.
3. Kiến nghị
- Tăng thêm thời gian thực hiện đề tài để đảm bảo nghiên cứu đầy đủ và chính xác hơn. Mở rộng nội dung nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của loài.
- Tăng cường các công tác nghiên cứu, bảo tồn loài cây này nhằm bảo vệ nguồn gen một loài cây thuốc quý và đang bị đe dọa do khai thác quá mức.
- Tăng cường các công tác tuyên truyền, bảo vệ loài cây Củ dòm trong môi trường tự nhiên, kết hợp gây trồng tại các địa phương khác nhau.
- Bố trí thử nghiệm trồng Củ dòm ở các lập địa khác nhau để chọn được dạng lập địa thích hợp cho gây trồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân – Chủ biên (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đỗ Huy Bích (2007), “Củ dòm – vị thuốc an thần gây ngủ”, Báo sức khỏe
và đời sống, số 3 trang 7, Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung và nhóm tác giả (2006), Cây thuốc và
Động Vật Làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
4. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980), Sổ Tay cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực Vật, Nxb Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
6. Bộ Y tế - Bộ Khoa học và công nghệ (2009), Bảo tồn và phát triển nguồn
gen cây thuốc, Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, Hà Nội.
7. Lê Trần Chấn (1993), “ Hệ Thực vật Ba Vì – Nguồn gen đặc hữu cần được bảo vệ’’, Tạp chí Lâm nghiệp, (5), trang 13 – 14, Hà Nội.
8. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Trần Văn Thụy (1993), “Thảm Thực vật Hà Tây và đặc trưng cơ bản của hệ thực vật Ba Vì”, Tạp chí Môi trường Tài nguyên Hà Tây, trang 60 – 63, Hà Nội.
9. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006
NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm, Hà Nội.
11. Bùi Thế Đồi, Lê Thị Diên (2011), Kỹ thuật trồng ba loài cây thuốc Nam Nhàu, Chóc Máu và Củ dòm trên đất rừng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Lê Đình Hà (2012), Nghiên cứu thực trạng gây trồng và khả năng sinh trưởng của loài Củ dòm (Stephania dielesiana) và Hoàng Tinh Hoa Trắng (Disporopsis longifolia) tại thôn Yên Sơn và thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Lâm
Nghiệp, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Hải (2006), Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số loài thực vật rừng quý hiếm ở Việt Nam (Theo Nghị định 32/ NĐ-CP) , Hà Nội.
14. Trần Ngọc Hải (2009), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu thu thập nguồn
gen thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm vùng lòng hồ thủy điện Sơn La,
Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội.
15. Trần Ngọc Hải (2013), Kỹ thuật trồng một số cây thuốc quý hiếm dưới tán
rừng và vườn nhà, Tập 1. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Kim Liễn, 2011, Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân
giống loài Củ dòm (Stephania dielesiana) tại VQG Ba Vì – Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
17. Dương Văn Hiếu (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh vât học, sinh thái học
của loài Củ dòm tại VQG Ba Vì - Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, trường
Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Quốc Huy (2010), Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học,
một số tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi stephania lour, ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên nghành Dược liệu – Dược học cổ
truyền, Hà Nội.
19. Lê Đinh Khả, Dương Mộng Hùng (2003), Giống cây rừng – Trường Đại học Lâm Nghiệp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
20. Lê Ngọc Liên, Trần Ngọc Tiêu (2004), “chất Alkaloids với Aporphin skeleton từ Củ dòm”, Tạp chí Dược học Việt Nam, số12, trang 14-15, 28, Hà Nội.
21. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học in lần thứ 8, Hà Nội.
22. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Báo cáo tổng kết đề tài Bảo tồn nguồn gen
cây rừng, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội.
23. Vũ Văn Sơn (2007), Đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia Ba Vì – Hà Tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn bền vững, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, trường
Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Tập (2006), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Dự án Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2, Hà Nội.
25. Nguyễn Tập (2006), “Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam”, Tạp chí dược liệu tập 3, Hà Nội.
26. Tổ chức y thế thế giới (WHO): www.who.int 27. Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF): www.wwf.org
28. IUCN, World convervation monitoringcenter -IUCN, 1992, Thứ hạng và
tiêu chuẩn IUCN cho Danh lục Đỏ -1994, (IUCN Red Lits Categories -
1994)
29. Công ước Quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites) ký tại Washington D.C ngày 01/3/1973.
30. Flora of China (2008), Hệ thực vật rừng Trung Quốc" - Website: www.tropicos.org
Chùm hoa, quả Vật hậu từ hoa cho đến hạt già
Nảy chồi Củ dòm hơn 1 năm tuổi
Phỏng vấn người dân Phát hiện loài ngoài tự nhiên
Giaiđoạn cây mạ Bắt đầu cấy cây mạ trong bầu
Lá bị sâu hại Bệnh nấm phấn trắng
phân bố theo dạng đai cao Phân bố theo vị trí địa hình
Biểu tính toán chiều cao trung bình của cây Củ Dòm dưới 2 tháng tuổi ở độ tàn che 75%
STT Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6
1 2,6 3,2 3 8,7 14,3 19,4 2 3 3 3,2 8,9 14,6 19,6 3 3 3 5,5 12,5 17,6 24,7 4 3,2 3,5 3,8 9 13,5 18,6 5 4,3 4,4 4,5 11,2 15,7 21,5 6 3 3 3,2 8,7 14 19,9 7 2,4 2,6 3 8,7 14,1 20 8 5,4 5,5 6 13,3 18,5 25,7 9 3,3 3,5 3,6 9,1 13,7 19 10 3,8 4 4,5 11 15,7 21,7 11 3 3 3,2 9,2 14,6 20,3 12 4,6 5 5,2 11,2 17,7 24,1 13 3,3 3,5 3,5 8,9 14,3 20,3 14 3,7 3,8 4 10 14 20 15 3,8 4 4 10,1 14,4 20 16 3,2 3,4 3,5 9,3 13,6 19,3 17 3,4 3,2 3,6 9,4 15 19,3 18 3,6 3,8 4 10,6 16,7 23,5 19 3,5 3,5 3,6 9,3 15,3 21,5 20 3,2 3,4 3,5 9,4 15,7 21,7 21 2,3 2,5 2,6 8,4 14,3 20,3 22 3,2 3,2 3,5 9,5 15,3 21,7 23 4,5 4,5 4,6 10,8 16,7 23,5 24 3 3 3,2 8,6 14 20,1 25 5 5 5,2 11,1 17,8 25,8 26 2 3,2 2,5 8,5 14,9 20,7 27 3,6 3,8 4 10,9 16,1 22,3 28 3,4 3,6 4 10,5 16,7 22,7 29 2,6 2,6 2,8 8,8 14,6 20,7 30 2,2 2,5 2,6 8,5 14,6 20,7 TB 3,4 3,5 3,8 9,8 15,3 21,3 Max 5,4 5,5 6 13,3 18,5 25,8 Min 2 2,5 2,5 8,4 13,5 18,6
Biểu tính toán chiều cao trung bình của cây Củ Dòm dưới 2 tháng tuổi ở độ tàn che 50%
STT Tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần 4 tuần 5 tuần 6
1 5 5,5 6 12,7 21,7 30,2 2 3,2 3,2 3,5 10,9 17,4 27,3 3 2,6 3 3,5 11 18,3 27,7 4 2,3 2,2 3 10,2 17,3 26,8 5 3,1 4,2 4,5 12,2 21,2 30 6 2,2 3,6 4,2 12 21,2 30,4 7 2,4 3,2 3,6 11,3 18,2 27,3 8 3,2 3,4 3,5 11,4 18,9 28,5 9 3,1 2,6 3,7 11,8 19,4 28,9 10 1,8 2,2 3 10,5 17,6 26,4 11 3,5 4 4,4 12,1 21,1 30,5 12 4,3 6,2 6,6 13,2 23 33,7 13 2,5 2,8 3 10,6 16,5 25,4 14 3,8 4 4,2 12,2 16,8 25,4 15 2,7 3,2 3,8 12 21,3 30,5 16 2,2 4 3,8 11,7 20,6 28,7 17 2,4 3,5 4 11,8 20,8 28,8 18 2,8 3,2 4 11,7 20,6 28,2 19 2,1 3 3,6 11,8 21 29,7 20 3,5 4 4,5 12,8 22,8 31,4 21 4,5 5,2 5,5 13,7 24,3 34,9 22 2,3 2,6 3 11 20,3 28,5 23 2,7 3,8 4,5 12,5 22,4 30,3 24 2,4 3,2 4,5 12,4 23,1 33,2 25 2 2,8 3,2 11,2 20,1 28,9 26 2,5 3 3,4 11,5 20,4 29,7 27 3 3 3,2 11,9 21,8 22,1 28 2 2 2,2 9,5 17,8 30,1 29 2,6 3,5 4 12,3 23,3 33,7 30 3 3,1 3,2 11 20,1 29,2 TB 2,9 3,4 3,9 11,7 20,3 29,2 Max 5,00 6,20 6,60 13,70 24,30 34,90 Min 1,80 2,00 2,20 9,50 16,50 22,10
Biểu tính toán chiều cao trung bình của cây Củ Dòm dưới 2 tháng tuổi ở độ tàn che 25%
STT Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6
1 2,5 3 3 9,3 15,6 20,4 2 2,2 2,5 2,8 8,9 14,7 20 3 3 3,2 4 10,3 17,6 24,6 4 2,5 2,8 3 9,5 15,6 21,6 5 2 2,2 2,8 9 15,7 21,8 6 3,5 3,8 4,2 10,8 16,7 23,7 7 3,2 3,5 3,5 10,7 16,9 23,8 8 2,6 2,8 3,5 10,9 17 25 9 3 3,5 3,8 10 17,7 25,8 10 3 3,5 3,8 10,3 17,6 25,9 11 3,2 3,5 4 9,2 15,8 22,1 12 4 3,6 4 10,9 17,7 26 13 3,8 4,3 4,4 11,3 20 29,7 14 2,5 2,8 4 10,7 16,8 23 15 2,3 2,5 3 9,7 15,9 21 16 2,5 2,8 3 9,9 16 23,8 17 2,5 3,2 3,6 10 17 26,4 18 2,6 3 3,2 9,7 15,7 21,6 19 3,2 3,8 4,5 11,8 20,7 30,5 20 2,8 3,2 4 11 19,8 29,7 21 3,7 3,8 4,5 11,7 20 29,8 22 3,2 3,3 3,5 10,1 16,9 24