CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm sinh vật học của loài Củ dòm
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu sinh lý
4.1.3.1. Cấu tạo giải phẫu lá Củ dòm
Ghi chú: 1- Cutin trên; 2 - Mô dậu; 3 - Cutin dưới
4 - Biểu bì trên; 5 - Mô khuyết; 6 - Biểu bì dưới
Hình 4.11: Hình thái giải phẫu thịt lá ở Củ Dòm
1
2
3
4
Lá là một bộ phận rất quan trọng của thực vật, là cơ quan quang hợp, bộ phận thoát hơi nước và trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó lá cây còn là chỉ thị của tình trạng dinh dưỡng cũng như mức độ phù hợp của thực vât với môi trường bên ngoài. Kết quả đo đếm độ dầy của từng lớp sau khi quy đổi ra đơn vị µm thu được kết quả ghi trong bảng sau.
Bảng 4.3: Kết quả giải phẫu lá Củ dòm vị trí mẫu cây vườn ươm và trên cây trưởng thành
Vị trí mẫu
Chỉ tiêu giải phẫu (mm) CTT BBT MD MK MD/
MK BBD CTD BDL MĐH Vườn ươm 1,37 14,69 29,56 20,19 1,58 18,45 1,34 85,60 49,75
Trên cây
trưởng thành 1,51 16,81 31,37 22,37 1,40 19,57 1,56 93,19 53,74
Qua bảng kết quả trên cho thấy tầng cutin ở hai phía dày, trong đó tầng cutin trên có kích thước dầy hơn tầng cutin dưới, sự chênh lệch về độ dày đó phần nào phản ánh phần ánh sáng mà mặt trên và mặt dưới của cây nhận được. So sánh tương tự, giữa biểu bì mặt trên lá và mặt dưới lá của cây cũng có sự biến đổi về kích thước, biểu bì dưới lớn hơn so với biểu bì trên. Điều này cho thấy khi điều kiện ánh sáng khác nhau, để thực hiện chức năng bảo vệ, cả lớp cutin và lớp biểu bì lá đều có những thay đổi. Tỷ lệ mô dậu/mô khuyết trung bình đạt 1,40 cao hơn nhiều so với một số loài cây gỗ như Lòng mang xẻ (0,72), Gội trắng (0,74) chứng tỏ các sản phẩm đồng hóa được tạo ra ở Củ dòm khá cao, tăng trưởng đường kính, trọng lượng củ khá nhanh.
Lớp cutin trên khá mỏng chứng tỏ tính chống chịu với điều kiện từ môi trường bên ngoài không cao. Trên thực tế, cây ở giai đoạn vườn ươm lá rất dễ bị héo rũ khi trời nóng. Đây là vấn đề cần chú ý khi chăm sóc cây ở giai đoạn vườn ươm. Các tỷ lệ chiều dày biểu bì trên so với biểu bì dưới và cutin trên
với cutin dưới không lớn. Tỷ lệ mô dậu/ mô khuyết cho thấy cây ở giai đoạn trong vườn ươm có nhu cầu ánh sáng cao hơn so với cây trưởng thành. Từ các dẫn liệu về giải phẫu (bảng 4.3) cho thấy Củ dòm là cây có khả năng chống chịu điều kiện của môi trường chưa cao.
* Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua kết quả để lựa chọn phương thức chăm sóc và điều chỉnh nhu cầu ánh sáng cho phù hợp.
4.1.3.2. Hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp
Diệp lục có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm hữu cơ của cây trong quang hợp. Những loài cây ưa sang hàm lượng diệp lục trong lá thấp, tỷ lệ diệp lục a/b cao; những loài cây chịu bóng có hàm lượng diệp lục trong lá cao, tỷ lệ diệp lục a/b thấp. Đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhu cầu ánh sáng của loài. Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục của loài Củ dòm ở vườn ươm và trên cây trưởng thành được thể hiện ở bảng 4.4 và 4.5 chứng tỏ loài Củ dòm có khả năng chịu bóng ở mức độ nhẹ không hoàn toàn ảnh hưởng bị che bóng.
Bảng 4.4: Hàm lượng sắc tố quang hợp và cường độ quang hợp ở các tỷ lệ che sáng của loài Củ dòm trong vườn ươm
Độ tàn che Ca (mg/l) Cb ( mg/l) a/b Cường độ quang
hợp (mg/dm2/h)
25% 8,00 3,68 2,17 0,85
50% 8,50 3,90 2,18 0,90
75% 10,3 5,06 2,04 1,15
TB 2,13 0,97
Cường độ quang hợp ở cây Củ dòm trung bình là 0,97 mg/dm2/h. Như vậy khả năng quang hợp của Củ dòm là không cao và có sự khác biệt ở các độ tàn che khác nhau. Thông qua kết quả trên, trong một thời điểm nhất định có thể đánh giá sơ bộ tốc độ tăng trưởng của cây Củ dòm ở các độ tàn che khác
nhau, từ đó điều chỉnh trồng cây tại các vị trị sao cho thích hợp nhất. Tỷ lệ diệp lục trong lá Củ dòm ở giai đoạn vườn ươm khi độ tàn che 50 % có giá trị lớn nhất sau đó đến chế độ che 25 % và thấp nhất là 75%. Như vậy cây Củ dòm là loài cây chịu bóng và tỏ ra thích hợp hơn ở tỷ lệ che phủ 50%, ở những công thức này cây sinh trưởng tốt.
Bảng 4.5: Hàm lượng sắc tố quang hợp và cường độ quang hợp ở vị trí của loài Củ dòm trưởng thành
Vị trí
Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi)
a/b
Cường độ quang hợp (mg/dm2/h) Achla Achlb Achla+chlb
Cây trưởng thành 0.419 0.289 0.606 2,23 1,85
Qua bảng cho thấy, tỷ lệ diệp lục của cây Củ dòm ở độ tuổi cây trong vườn ươm trung bình là 2,13, ở cây trưởng thành là 2,23 ta thấy tỷ lệ diệp lục ở cây trưởng thành hơn cây ở độ tuổi vườn ươm không đáng kể. Tỷ lệ diệp lục a/b là một chỉ tiêu phản ánh rõ nhất tính ưa sáng hay chịu bóng của cây (Vũ Văn Vụ và cộng sự, 1999); Lê Đức Diện (1986) đã có nhận xét tỷ lệ diệp lục a/b của cây chịu bóng thường nhỏ hơn 3 và cây trung bình là 3, cây ưa sáng thường lớn hơn 3). Điều đó cũng chứng tỏ rằng cây Củ dòm ở giai đoạn trưởng thành là loài cây chịu bóng nhẹ. Tuy nhiên, tuổi cây càng lớn mức độ chịu bóng giảm đi (vì thực tế cây lớn lên tỷ lệ diệp lục a/b càng tăng).
Cường độ quang hợp ở Củ dòm ở giai đoạn trưởng thành trung bình là 1,85 mg/dm2/h. Như vậy khả năng quang hợp của Củ dòm ở mức trung bình.
* Ý nghĩa thực tiễn: Dựa vào kết quả đã phân tích điều tiết ánh sáng phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chúng ta có thể lựa chọn vị trí thích hợp trồng cho cây Củ dòm ở độ tuổi trưởng thành là trên giàn.
Để xác định được mức độ thoát hơi nước của lá cây trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian xác định. Đại lượng này thường xuyên biến động và phụ thuộc vào các điều kiện môi trường ở từng thời điểm. Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ thoát hơi nước của Củ dòm tại nhiệt dộ khác nhau cho kết quả như sau:
Bảng 4.6: Cường độ thoát hơi nước loài Củ dòm
T(0C) 24 27 29
Độ tàn che 0,25 0,5 0,75 0,25 0,5 0,75 0,25 0,5 0,75
Cường độ thoát
hơi nước (I) 259,8 243,9 170,7 282,8 243,9 170,7 2535,6 1658,5 1951
TB 224,8 232,5 2048,4
Qua bảng 4.6 cho thấy: Cường độ thoát hơi nước của loài ở các độ tàn che và ở nhiệt độ khác nhau có sự khác biệt. Độ tàn che càng thấp mức độ thoát hơi nước càng cao. Khi đó cây tiếp xúc nhiều với ánh sáng hơn thì cường độ thoát hơi nước càng lớn. Nhiệt độ tăng cường độ thoát hơn nước tăng điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ thoát hơi nước của cây Củ dòm thoát hơi nước nhiều nhất ở 290C điều này chứng tỏ cây Củ dòm thích hợp với cường độ ánh sáng vừa phải.
4.1.3.4. Khả năng chịu nhiệt
Tác dụng bất lợi của nhiệt độ cao đối với thực vật là do trao đổi chất trong tế bào bị phá hoại. Do mỗi tế bào có màng sinh học phía ngoài, chúng có khả năng kiểm soát các chất đọc xâm nhập tự do qua màng, tránh cho tế bào khỏi bị các chất dộc hại. Nhưng nhiệt độ quá cao, làm phá hủy màng tế bào
Bảng 4.7: Khả năng chịu nóng của loài Củ dòm
Nhiệt độ (0C) 35 40 45 50 55 60
Mức độ tổn thương
Kết quả ở bảng cho thấy: Cây củ dòm có khả năng chịu nhiệt không cao. Ở 350C Củ dòm chưa bị tổn thương, mức độ tổn thương tăng dần khi nhiệt độ tăng lên, từ 550C trở lên cây bị tổn thương nặng và có thể chết hoàn toàn ở nhiệt độ 600C (mức độ tổn thương >90%). Như vậy khả năng chịu nhiệt (chịu nóng) của cây Củ dòm không cao. Tuy nhiên điều kiện tại VQG Ba Vì bình quân trong năm nhiệt độ <450C nên cây Củ dòm có khả năng thích nghi nhiệt độ tốt tại khu vực này.
* Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua kết quả phân tích khả năng chịu nóng để xác định nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây và có biện pháp tác động hạn chế tác động của nhiệt độ đến cây trong vườn ươm (như làm giàn che khi nhiệt độ thay đổi lên quá cao so với mức chịu đựng của cây) hay chọn vùng có nhiệt độ thích hợp để trồng.