Mức độ bảo tồn của loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.4. Mức độ bảo tồn của loài

- Mức giảm trữ lượng so với 10 năm trước đây: Có 66,7% số hộ được phỏng vấn cho rằng hiện nay chỉ còn lại 5-30% so với trữ lượng 10 năm trước đây, 33,3% không đưa ra ý kiến đánh giá.

- Xu hướng thay đổi trữ lượng trong 10 năm tiếp theo: 66,7% số hộ được phỏng vấn cho rằng Củ dòm sẽ rất hiếm trong 10 năm tới; 33,3% cho rằng sẽ hết không còn.

- Phương án giải quyết: 83,3% số hộ cho rằng nên trồng lại, 16,7% nên thu hái đúng cách và 25% nên cấm tuyệt đối để bảo tồn loài Củ dòm.

- Thái độ với việc cấm thu hái Củ dòm ở VQG: Kết quả phỏng vấn cho thấy 66,7% số hộ đồng ý với việc cấm thu hái; 8,3% số hộ không đồng ý và 25% số hộ có ý kiến nên quản lý theo phương án khác.

Qua điều tra phỏng vấn thấy rằng các hộ gia đình ở địa phương thu hái khá nhiều trong tự nhiên (chiếm 66,7% số hộ), quá trình khai thác gây ra nguy cơ tuyệt chủng cao (Củ 100%; Cả cây 33,3%). Mục đích thu hái chính để làm thuốc và để bán (làm thuốc 83,3%; để bán 58,3%). Cách dùng khô là cách có thể cất trữ lâu ngày với số lượng lớn là chủ yếu (chiếm 91,7%). Hiện nay trong tự nhiên đã rất cạn kiệt, theo đánh giá thì phải đi rất xa mới lấy được. Khá nhiều hộ đã gây trồng thành công ở vườn thuốc gia đình (10 hộ), với tình hình sinh trưởng tương đối tốt (66,7%). Mục đích gây trồng cũng chủ yếu để dùng làm thuốc chữa bệnh và để bán. Kết quả điều tra cho thấy 50% số giống củ dòm được thu hái từ lâm phần Vườn. Một số hộ gia đình đã gây trồng

thành công và đã tự nhân giống ở vườn nhà (chiếm 8,3% tổng số hộ có gây trồng). Nhu cầu gây trồng loài Củ dòm hiện nay là rất lớn, 100% số hộ làm thuốc đều có nhu cầu gây trồng loài này. Theo đánh giá của cộng đồng địa phương thì trữ lượng loài Củ dòm hiện nay đã suy giảm rất mạnh so với 10 năm trước đây (66,7% cho rằng chỉ còn 5 -30% so với trước đây) và sẽ rất hiếm (2/3 số người được phỏng vấn), hoặc sẽ không còn trong 10 năm tới (1/3 số người được phỏng vấn). Đại đa số người dân cho rằng nên trồng lại (83,3%) cũng như có phương án bảo vệ tốt (25%) để bảo tồn loài Củ dòm và đồng tình với việc cấm thu hái loài Củ dòm trong lâm phần Vườn và cho rằng việc quản lý khai thác các loài này hiện nay còn lỏng, chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)