Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 28)

- Đánh giá tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại của bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

- Xác định nguyên nhân gây bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại khu vực

nghiên cứu.

- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd).

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Vườn ươm cây giống thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa (Vườn ươm giống Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh có diện tích 40 nghìn m2, chủ yếu gieo ươm giống cây Keo tai tượng).

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 đến tháng 11 năm 2018.

3.4. Nội dung nghiên cứu

(1) Điều tra, đánh giá tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

(2) Xác định nguyên nhân gây bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

(3) Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

(4). Đề xuất biện pháp quản lý bệnh phấn trắng lá Keo Keo tai tượng.

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa phương pháp điều tra bệnh hại của tác giả Nguyễn Thế Nhã và cộng sự (Giáo trình Điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh hại trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, 2001).

- Kế thừa tài liệu chuyên khảo về xác định vật gây bệnh trên thực vật: Từ những đặc điểm về triệu chứng bệnh, cơ quan sinh sản và bào tử của vật gây bệnh, dựa vào sách chuyên khảo về nấm để định danh loài như Phân loại

nấm của Thiệu Lực Bình và cộng sự (NXB Nông nghiệp Trung Quốc, 1983); Nấm gây bệnh trên thực vật của Lục Gia Vân (NXB Nông nghiệp Trung Quốc, 2001); Nấm học của Hình Lai Quân (NXB Giáo dục Đại học Trung Quốc, 2003); Bệnh lý thực vật của Từ Chí Cương (Tái bản lần thứ 3, NXB Nông nghiệp Trung Quốc, 2003); Nấm học của Hạ Vận Xuân (NXB Lâm nghiệp Trung Quốc, 2008); Bệnh lý thực vật của Từ Chí Cương (NXB Giáo dục Đại học Trung Quốc, 2009);

- Kế thừa một số biện pháp phòng trừ bệnh hại đã được áp dụng tại khu vực nghiên cứu.

3.5.2. Phương pháp điều đánh giá tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu. phấn trắng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

Phương pháp điều tra bệnh hại dựa theo giáo trình: “Điều tra, dự tính

Tại mỗi luống gieo ươm, lập 03 ô dạng bản (02 ô dạng bản ở đầu luống, 01 ô dạng bản ở giữa luống). Diện tích mỗi ô dạng bản là 1m2. Số lần điều tra được lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Tổng số ô dạng bản được điều tra là 45 ô. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu bảng 3.1:

Mẫu bảng 3.1. Tỷ lệ bị bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng (P%)

Ngày điều tra : ………. Người điều tra :……..………… STT luống TT ÔDB Tổng số cây trong ô (N) Số cây bị bệnh (n) Tỷ lệ bị bệnh (P%)

Tỷ lệ cây bị bệnh phấn trắng Keo tai tượng (P%) được tính theo công thức:

100 %  N n P Trong đó: P là tỷ lệ cây bị bệnh phấn trắng (%) n là số cây bị bệnh phấn trắng

N là tổng số cây điều tra

Sau đó, tính tỷ lệ bị bệnh trung bình (P% ) của toàn khu vực nghiên cứu theo phương pháp bình quân cộng để đánh giá mức độ phân bố của bệnh phấn trắng, nếu: 0 ≤P% ≤ 5%:Bệnh phấn trắng phân bố rải rác 5 <P% ≤ 25%:Bệnh phấn trắng phân bố theo cụm 25 <P% ≤ 50%:Bệnh phấn trắng phân bố theo đám % P >50%: Bệnh phấn trắng phân bố đều

hàng, cách 5 cây điều tra 1 cây). Tổng số cây điều tra trong ô dạng bản tối thiểu là 30 cây. Để đánh giá mức độ hại lá của bệnh phấn trắng, tiến hành phân cấp tất cả các lá bị hại của từng cây theo tiêu chuẩn sau:

Cấp hại % Diện tích lá bị hại

0 (Không) 0

I (Hại nhẹ) < 25%

II (Hại vừa) 25 ÷ 50%

III (Hại nặng) 51 ÷ 75%

IV (Hại rất nặng) >75%

Kết quả điều tra được ghi vào mẫu bảng 3.2:

Mẫu bảng 3.2. Mức độ gây hại của bệnh phấn trắng lá Keo (R%)

Ngày điều tra :………. Người điều tra :………

Số thứ tự luống Số thứ tự ô dạng bản Số thứ tự cây điều tra Số lá bị hại ở các cấp Mức độ bị bệnh (R%) 0 I II III IV

Căn cứ vào số liệu của bảng 3.2, tính mức độ gây hại của bệnh phấn trắng Keo tai tượng theo công thức:

100 . . % 4 0     V N v n R i i i Trong đó: R% : Mức độ bị bệnh phấn trắng (%) ni : số lá bị bệnh phấn trắng ở cấp hại i vi : trị số cấp hại i N : tổng số lá điều tra

V : trị số cấp hại cao nhất (V=4)

Sau đó, tính mức độ bị hại trung bình ( ̅%) của toàn khu vực nghiên cứu theo phương pháp bình quân cộng để đánh giá mức độ gây hại của bệnh phấn trắng, nếu:

0 < ̅%< 25%:cây bị hại nhẹ 25%≤ ̅%< 50%: cây bị hại vừa 50%≤ ̅%< 75%: cây bị hại nặng ̅%≥ 75%: cây bị hại rất nặng

3.5.3. Xác định nguyên nhân gây bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

- Mô tả triệu chứng: Tiến hành quan sát trực tiếp vết bệnh bằng mắt

thường và kính lúp, từ đó mô tả đặc điểm của triệu chứng bệnh như biến đổi về màu sắc, kích thước và hình dạng của vết bệnh.

- Lấy mẫu lá bệnh: Mẫu lá bệnh được lấy phải đại diện cho vết bệnh

(vết bệnh rõ ràng, không bị dập nát) và được cho vào túi polyetylen có bông thấm nước, buộc kín đem về Trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp để mô tả và xác định nguyên nhân gây bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng.

- Quan sát vật gây bệnh: Lấy lam kính sạch, nhỏ một giọt nước cất,

dùng que cấy nấm lấy vết bệnh có lớp bột màu trắng cho lên lam kính và đậy lamen. Sau đó, tiến hành quan sát bào tử vật gây bệnh dưới kính hiển vi quang học, chụp ảnh và mô tả đặc điểm hình thái, cơ quan sinh sản của vật gây bệnh.

- Xác định vật gây bệnh: Từ đặc điểm về triệu chứng, hình thái bào tử và cơ quan sinh sản của vật gây bệnh. So sánh, đối chiếu với tài liệu chuyên khảo về phân loại nấm để xác định vật gây bệnh.

3.5.4. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu. tượng tại khu vực nghiên cứu.

a. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Chuẩn bị: thước dây, cọc, dao, bảng biểu, giấy bút.

Tiến hành lập 4 luống điều tra (diện tích mỗi luống là 19m2), trong đó có 2 luống thí nghiệm và 2 luống đối chứng. Điều tra 4 lần, mỗi lần cách nhau 12 - 15 ngày.

Thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp lâm sinh được tiến hành trên ô dạng bản, hỗn giao loài cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) và cây Lát hoa (Chukrasia tabularis M.Roem.).

Để đánh giá hiệu quả của biện pháp này, tôi tiến hành điều tra mức độ gây hại của bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng tại ô gieo ươm hỗn giao, điều tra và so sánh với ô gieo ươm thuần loài Keo tai tượng (ô đối chứng).

b. Biện pháp vật lý cơ giới

Chuẩn bị: Thước dây, cọc, dao, kéo, bảng biểu, găng tay, bật lửa, giấy,

bút.

Tiến hành lập 4 luống điều tra (diện tích mỗi luống là19m2), trong đó có 2 luống thí nghiệm và 2 luống đối chứng. So sánh, đánh giá mức độ gây hại của bệnh phấn trắng trên luống bị bệnh và luống gieo ươm đối chứng (luống bị bệnh phấn trắng nhưng không dùng biện pháp phòng trừ). Các luống thí nghiệm dùng biện pháp vật lý cơ giới được cắt bỏ lá bệnh,thu gom các cành lá bệnh đem đốt.

Điều tra 4 lần, mỗi lần cách nhau 12 - 15 ngày. Sau mỗi lần điều tra lại tiếp tục thu gom cành khô lá rụng, ngắt cành, lá bệnh đem đi xử lý.

c. Biện pháp phun thuốc hóa học

Chuẩn bị: thước dây, cọc, dao, bảng biểu, giấy bút, bình phun, thuốc hóa học (Topsin(r)M70wp, Manager 5WP, EnColeton25WP và VIZINES 80BTN).

Mẫu Bảng 3.3. Các loại thuốc hóa học và nồng độ sử dụng TT Tên thuốc Nồng độ sử dụng (%) Dạng thuốc

1 Topsin(r) M70wp (CT1) 0,08 Bột

2 Manager 5WP (CT2) 0,25 Bột

3 EnColeton25WP (CT3) 0,25 Bột

4 VIZINES 80BTN(CT4) 0,25 Bột

(Nồng độ 0,25% là trong một lít dung dịch có 2,5g thuốc nguyên chất hoặc trong 1 lít dung dịch có 2,5ml thuốc nguyên chất).

- Topsin(R)M70wp, dùng để trừ các bệnh khô lá, vàng lá, gỉ sắt, phấn trắng. Thành phần của thuốc: Thiophanate - methyl 70%.

- Manager 5WP, dùng để trừ các bệnh như gỉ sắt, đốm lá, vàng lá, phấn trắng, thán thư, phồng lá. Thành phần của thuốc: Hoạt chất Imibenconazol 5% và chất phụ gia 95%.

- EnColeton 25WP, dùng để trừ các bệnh mốc xám rau, phấn trắng cây Xoài. Thành phần của thuốc Triadimefon 25%vàchất phụ gia 75%.

- VIZINES 80BTN, dùng để trừ các bệnh mốc sương, phấn trắng, bồ hóng. Thành phần của thuốc gồm Zineb 40%, Sulfur 40% và chất phụ gia 20%.

Mỗi khu gieo ươm lập 8 luống thí nghiệm, diện tích mỗi luống là 19 m2 (1,3*15m). Trên luống thí nghiệm ứng với 1 công thức là một loại thuốc hoá học, mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Cứ 12 đến 15 ngày, sau khi phun thuốc tiến hành điều tra mức độ bị bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

Trước khi phun thuốc, điều tra mức độ gây hại của bệnh phấn trắng trên tất cả các luống thí nghiệm. Ứng với mỗi công thức thí nghiệm sử dụng thuốc hóa học đều có luống đối chứng.

* Tính hiệu lực của các nồng độ thuốc:

Để tính hiệu lực của thuốc hóa học sau mỗi lần phun, tôi áp dụng công thứcHenderson-Tilton:

HL(%) = (1-

)x100

Trong đó:

HL (%): Hiệu lực của thuốc.

Ta: Mức độ bị bệnh ở công thức thí nghiệm sau phun thuốc. Tb: Mức độ bị bệnh ở công thức thí nghiệm trước phun thuốc. Ca: Mức độ bị bệnh ở công thức đối chứng sau phun thuốc. Cb: Mức độ bị bệnh của công thức đối chứng trước phun thuốc.

3.5.5. Đề xuất biện pháp quản lý bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng.

Từ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng đề xuất biện pháp quản lý bệnh hại.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá hiện trạng bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại của bệnh phấn trắng Keo tai tượng trên 15 luống phân bố đều trong vườn ươm, trước khi tiến hành các biện pháp phòng trừ, kết quả được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả điều tra bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng tại vƣờn ƣơm trƣớc khi sử dụng các biện pháp phòng trừ Luống điều tra Tỷ lệ cây bị bệnh (P%) Đánh giá sự phân bố của bệnh Mức độ bị bệnh (R%) Đánh giá mức độ gây hại của

bệnh

1 93,75 Phân bố đều 52,10 Hại nặng

2 42,67 Phân bố đám 39,51 Hại vừa

3 70,47 Phân bố đều 45,3 Hại vừa

4 24,64 Phân bố cụm 18,52 Hại nhẹ

5 81,55 Phân bố đều 51,00 Hại nặng

6 73,89 Phân bố đều 50,09 Hại nặng

7 31,12 Phân bố đám 12,08 Hại nhẹ

8 11,86 Phân bố cụm 3,75 Hại nhẹ

9 23,21 Phân bố cụm 7,53 Hại nhẹ

10 32,88 Phân bố đám 10,32 Hại nhẹ

11 4,19 Phân bố rải rác 2,09 Hại nhẹ

12 12,80 Phân bố cụm 2,58 Hại nhẹ

13 86,92 Phân bố đều 51,87 Hại nặng

14 8,74 Phân bố cụm 1,02 Hại nhẹ

15 58,89 Phân bố đều 47,63 Hại vừa

Trung

Kết quả điều tra từ bảng 4.1 cho thấy:

- Tỷ lệ bị bệnh trung bình (P% ) của toàn khu vực nghiên cứu là 43,84%,bệnh phấn trắng phân bố đám;

- Mức độ bị hại trung bình ( ̅%)của toàn khu vực nghiên cứu là26,36%. Cây bị hại ở mức vừa.

Từ đó có thể thấy bệnh phấn trắng hại Keo đã phân bố đám ở các luống ươm Keo tai tượng.Vào thời điểm này nhiệt độ không khí vẫn còn thấp, ẩm độ không khí cao, số giờ nắng ít. Những yếu tố thời tiết nói trên là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của các loại nấm gây bệnh cây, trong đó có nấm phấn trắng. Bệnh gây hại ở mức độ vừa nhưng tỷ lệ bị bệnh phân bố đám, vết bệnh bệnh gần như đều thấy trên luống gieo ươm cây Keo tai tượng nên tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng, chất lượng cây con khi xuất vườndo vậy cần thiết phải quản lý, phòng trừ bệnh phấn trắng nơi đây.

4.2. Đặc điểm triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tƣợng

Triệu chứng bệnh: Trên lá, cành non cây Keo tai tượng có vết bệnh màu phấn trắng. Thời gian đầu, trên mặt lá xuất hiện điểm trắng nhỏ, sau đó vết bệnh lan rộng cả mặt trên, mặt dưới và cành non của cây bệnh, hình thành lớp bột màu trắng (cơ quan sinh sản của nấm phấn trắng, bào tử nấm). Bệnh nặng, toàn bộ lá có lớp bột màu trắng, sau đó lá xoăn, hình thành đốm mất màu trên lá.

Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng: Kết quả nghiên cứu và giám định cho vật gây bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại thời điểm này được xác định là nấm Bào tử bột (Oidium sp.), thuộc họ nấm Phấn trắng (Erysiphaceae), bộ nấm Phấn trắng (Erysiphales), lớp nấm Túi (Ascomycetes), ngành nấm Túi (Ascomycota), giới nấm (Fungi) (Theo hệ thống phân loại của Ainsworth ).

Trên lá, cành non bị bệnh hình thành vết bệnh màu trắng, đây chính là bào tử của nấm gây bệnh. Bào tử nấm đơn bào, hình trứng thuôn dài, không màu, kích thước 35x15μm.Tại khu vực nghiên cứu chỉ phát hiện được bào tử nấm phát triển ở giai đoạn sinh sản vô tính, không phát hiện được giai đoạn sinh sản hữu tính.

4.3. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng

4.3.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Qua điều tra, đánh giá kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2. Đánh giá mức độ bị bệnh phấn trắng hại lá Keo khi phòng trừ bằng biện pháp lâm sinh

TT lần

điều tra ODB Mức độ bị bệnh (R%)

Trung bình

Đánh giá mức độ hại

1 Đối chứng 48,1 50,3 50,6 49,7 Hại vừa Thí nghiệm 40,6 39,2 40,5 40,1 Hại vừa 2 Đối chứng 45,6 44,9 46,8 45,7 Hại vừa Thí nghiệm 36,2 35,2 40,3 37,2 Hại vừa 3 Đối chứng 40,2 41,1 39,3 40,2 Hại vừa Thí nghiệm 30,5 28,1 29,3 29,3 Hại vừa 4 Đối chứng 34,5 32,3 31,3 32,7 Hại vừa Thí nghiệm 20,3 17,8 19,2 19,1 Hại nhẹ TB Đối chứng sau 4 lần điều tra 42,1 Hại vừa TB Thí nghiệm sau 4 lần điều tra 31,4 Hại vừa

Hình 4.2. Bào tử nấm gây bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng (Oidium sp.) tại khu vực nghiên cứu

Chú thích:

- Thí nghiệm: Là các ODB gieo ươm Keo hỗn giao với Lát hoa - Đối chứng: Là các ODB gieo ươm Keo thuần loài

Kết quả điều tra lần 1 ở các ô thí nghiệm gieo ươm hỗn giao Keo tai tượng với Lát mức độ hại trung bình là 40,1%, bệnh hại vừa. Ta thấy rằng mặc dù được tiến hành điều tra cùng thời gian nhưng mức độ hại lá của bệnh phấn trắng ở các ô đối chứng là 49,7% bệnh hại vừa, so với các ô thí nghiệm thì có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ bị hại trên cây Keo ở ô thí nghiệm thấp hơn 9,6% so vớiô đối chứng. Từ đó, có thể thấy được khả năng hạn chế bệnh của gieo ươm hỗn giao đã làm giảm mức độ bị bệnh phấn trắng. Theo dõi mức độ gây hại của bệnh ở lần thứ 2, cho thấy mức độ gây hại của bệnh có phần suy giảm. Ở các ô đối chứng giảm xuống còn 45,7%; Ở các ô thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 28)