Xuất biệnpháp phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 56 - 64)

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tại các điểm nghiên cứu bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại khu vực gieo ươm đều bị bệnh ở mức độ hại vừa, hại nặng, mức độ thiệt hại của rất lớn, bệnh gây hại tương đối đều trên diện tích gieo ươm Keo. Với mức độ hại này tuy chưa phát thành dịch nặng song cũng làm cho sự sinh trưởng của từng cây cũng như của cả vườn Keo bị giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển sau này.

Cũng qua những điều tra cho thấy bệnh hại tại các ô đối chứng tự giảm dần theo thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 với chiều hướng ấm dần lên của thời tiết. Nguyên nhân là nấm phấn trắng chỉ phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thích hợp từ 12 - 250C với ẩm độ từ 80 - 90%, tại khu vực nghiên cứu bệnh bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, thịnh hành và gây hại nặng từ tháng 12 đến tháng 3. Từ đó có thể thấy rằng nếu không có sự tác động trong quản lý, phòng trừ bệnh đối với vườn ươm Keo tại đây thì khi điều kiện thời tiết không thích hợp cho vật gây bệnh thì bệnh có thể giảm, chẳng hạn mùa hè (Nhiệt độ không khí trên 280C thì bệnh ngừng phát và ở 300C thì nó qua hạ).

khác mức độ giảm không nhiều và rất chậm. Nguồn nấm gây bệnh không bị tiêu diệt, các thể sợi nấm hoặc bào tử nấm phấn trắng có khả năng qua đông qua hạ trên cây chủ hoặc trên các vật rơi rụng sẽ tiếp tục gây bệnh ở những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, thời gian phát sinh phát triển và gây bệnh của nấm phấn trắng kéo dài đến 8 tháng trong năm khiến cho sinh trưởng, phát triển của cây bị đình trệ, khả năng sinh trưởng và phát triển bị giảm thiểu. Vì vậy chúng ta cần phải chủ động tiến hành các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng thường xuyên cho cây Keo tai tượng tại khu vườn này.

Trong thời gian theo dõi các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:

- Biện pháp lâm sinh: Tăng cường công tác quản lý, vệ sinh vườn ươm, nhằm làm giảm nguồn bệnh tích luỹ tại vườn ươm. Chú ý việc gieo ươm hỗn giao cây Keo với một số loài cây khác để hạn chế sự lây lan xâm nhiễm của nấm phấn trắng. Khi gieo hỗn giao cần chọn loài cây thích hợp, có thể gieo ươm hỗn giao với cây Lát hoa nhằm hạn chế khả năng phát tán của bào tử nấm bệnh.

- Chọn giống Keo đã được chọn lọc khảo nghiệm không mang mầm mống sâu bệnh để gieo ươm. Đồng thời cây con cũng phải được chăm sóc đầyđủ và phải gieo ở những nơi đã xử lý triệt để nguồn bệnh.

- Khi cây bị bệnh có thể dùng biện pháp vật lý - cơ giới như cắt ngắt bỏ lá bệnh, thu gom cành khô, lá bệnh rơi rụng đem đốt để tiêu diệt nguồn lây lan, xâm nhiễm.

- Tăng cường các biện pháp điều tra, sớm phát hiện bệnh hại để có biện pháp khống chế kịp thời.

Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng. Song cần chú ý phun thuốc ở nồng độ thích hợp để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất đồng thời không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con cũng như không gây độc cho môi trường, sinh vật có ích

và con người. Nên sử dụng loại thuốc Topsin(r)

M70wp (CT1) là có hiệu lực cao nhất trong 4 loại thuốc hoá học đem thử nghiệm hoặc thuốc Manager

5WP cũng đạt hiệu quả phòng trừ khá cao. Mặt khác 2 loại thuốc này được xếp vào nhóm có độ độc thấp nên ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, môi trường sinh thái cũng như sinh vật có ích.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua thời gian điều tra, nghiên cứu bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu, luận văn có kết luận sau:

- Tỷ lệ bị bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu là 43,84%, bệnh phân bố đám. Mức độ gây hại 26,36%, cây bị hại vừa.

- Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại đây được xác định là do nấmBào tử bột (Oidium sp.), họ nấm Phấn trắng (Erysiphaceae), bộ nấm Phấn trắng (Erysiphales), lớp nấm Túi (Ascomycetes), ngành phụ ngành nấm Túi (Ascomycota), giới nấm (Fungi).

Thời gian trong năm ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển của bệnh, bệnh thường xuất hiện và bị nặng vào những tháng thời tiết ẩm thấp, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Khi mới gieo hoặc giâm hom cây con có tỷ lệ và mức độ bị bệnh cao, sau đó giảm dần; mật độ cây càng dày dễ phát sinh bệnh hại và tăng nguy cơ lây lan bệnh giữa các cây.

Nhiệt độ thích hợp cho bào tử nấm nảy mầm 230

C, trên 300 và dưới 100C bào tử nấm ngừng phát triển. Điều kiện thích hợp cho bào tử nấm nảy mầm ở độ ẩm 95%, pH = 7. Bào tử có thể nảy mầm sau 4 đến 6 giờ. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày. Tại khu vực nghiên cứu bệnh phát triển mạnh từ tháng 12 đến tháng 03 năm sau.

- Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng bằng biện pháp lâm sinh cho thấy mức độ gây hại trung bình của bệnh phấn trắng sau 4 lần điều tra tại các ô đối chứng là 42,1%, ô thí nghiệm là 31,4%. Việc gieo ươm hỗn giao cây Keo tai tượng và Lát hoa đã có hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế bệnh phấn trắng.

- Phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý - cơ giới: Sau 4 lần tiến hành biện pháp cơ giới ở các ô thí nghiệm và so sánh với mức độ hại tại các ô đối chứng, mức độ hại ở các ô thí nghiệm giảm hẳn so

với ở các ô đối chứng. Tại lần điều tra cuối cùng, mức độ hại ở các ô đối chứng là 44,8%, bệnh hại vừa; Trong khi đó ở các ô thí nghiệm, mức độ hại là 17,7% được đánh giá là bệnh hại ở mức độ nhẹ. Điều này cũng cho thấy phương pháp vật lý - cơ giới làm giảm mức độ bệnh rất hiệu quả. Ô đối chứng bệnh giảm 4,87% trong khi ô thí nghiệm chỉ số này giảm tới 24,3%.

- Kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng bằng phương pháp phun thuốc hóa học cho thấy Topsin là thuốc có tác dụng phòng trừ bệnh tốt nhất và thấp nhất là thuốc Vizines.Trong trường hợp cần thiết cần tiến hành phun thuốc hóa học để tiêu diệt nấm bệnh cũng như hạn chế sự lan rộng của bệnh trên toàn bộ diện tích vườn ươm.

Kiến nghị

Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, bản luận văn có một số kiến nghị như sau:

- Cần tăng cường các biện pháp quản lý, chăm sóc cây gieo ươm.

- Cần có kế hoạch điều tra và dự tính dự báo bệnh hại một cách chính xác và thường xuyên để phòng trừ bệnh kịp thời.

- Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, để có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả cao cần có thời gian nghiên cứu dài hơn, tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều địa điểm.

- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm sinh vật học của nấm và các đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến bệnh.

-Nhân rộng điều tra đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh của các biệnpháp

trên trong thời gian dài hơn ở địa phương khác để có được kết quả khách quan hơn đưa ra được các giải pháp đề xuất sát thực hơn góp phần phòng trừ bệnh có hiệu quả cao hơn nữa.

quản lý, điều tra sớm phát hiện bệnh phấn trắng để có biện pháp sử lý kịp thời. Khi bệnh đã xuất hiện có thể kết hợp các biện pháp lâm sinh, vật lý - cơ giới, nếu cần thiết dùng biện pháp hóa học, nên sử dụng 2 loại thuốc có hiệu quả cao là Topsin(r)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cục kiểm lâm (2005), Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngànhlâm

nghiệp, NXBNông nghiệp, Hà Nội

3. Cục khuyến nông và khuyến lâm (2003), Kỹ thuật vườn ươm cây rừng

ở hộ gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đường Hồng Dật (1973), Hỏi đáp về phòng trừ sâu bệnh hại cây, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đường Hồng Dật (1979) Khoa học bệnh cây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Đường Hồng Dật (2004), Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, NXB Lao động - Xã hội.

7. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo

tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Đình Khả (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Trần Văn Mão (1993), Kỹ thuật phòng trừ bệnh hại cây rừng, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trần Văn Mão (1994), Sớm áp dụng IPM trong phòng trừ sâu bệnh hại rừng, Tạp chí Lâm nghiệp (6), Tr. 18 - 31.

11. Trần Văn Mão (1995), Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp và IPM và khả

năng áp dụng ở nước ta, Tạp chí Lâm nghiệp (8), Tr. 16 - 17.

12. Trần Văn Mão (1997), Tình hình sâu bệnh hại Keo, Thông, Mỡ phục vụ cho cây nguyên liệu giấy ở Kon Tum (Báo cáo chuyên đề).

14. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống câyrừng, Báo cáo khoa học tập 2, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam.

15. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho Mỡ và Keo (Báo cáo khoa học), Viện Khoa học Lâm nghiệp.

16. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão (2004), Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Độ (2001), Tình hình sâu bệnh hại một

số loài cây trồng rừng chính, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn -

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 11: 11 -14.

19. Phạm Quang Thu (2002), Bệnh hại Keo tai tượng ở lâm trường Đạ Tẻn tỉnh Lâm Đồng - Nguyên nhân gây bệnh và một số biện pháp phòng trừ,

Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (số 1- 2002).

20. Phạm Quang Thu (2003), Bệnh hại một số loài cây trồng chính ở Việt

Nam, Đại học Lâm nghiệp.

21. Phạm Quang Thu (2011), Sâu bệnh hại rừng trồng tập 1, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

22. Boyce J.S. (1961), Forest pathology, New York, Toronto, London. 23. Brown F.G. (1968), Forest tree pests and deseases in plantation,

London.

24. 贺运春(2008),真菌学, 中国林业出版,北京: 131-134

25. 邵力平(1983),真菌分类学,中国林业出版社,北京: 77-83

27. 阮成俊(2010), 南京市林木白粉病种类调查和病原鉴定, 南京林业大 学: 27-29.

28. 许志刚(2009),普通植物病理学,高等教育出版社,北京:78-80

29. 中国科学院中国包子植物志编辑委员会主编(1987),中国真菌志

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 56 - 64)